Bản sao giấy khai sinh hợp lệ
“Bản sao”, theo quy định của pháp luật, là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Từ đó có thể hiểu bản sao giấy khai sinh là bản chụp giấy khai sinh hoặc đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung đăng ký khai sinh. Tuy nhiên, để thực hiện các công việc khác liên quan đến giấy khai sinh, người ta thường dùng hai loại bản sao giấy khai sinh, cụ thể là:
- Bản sao giấy khai sinh được cấp từ sổ gốc - điểm khác so với giấy khai sinh bản chính là ghi rõ “bản sao” dưới cụm từ “Giấy khai sinh”
- Bản sao giấy khai sinh được công chứng, chứng thực từ bản chính.
Vậy hai loại bản sao này hợp lệ khi nào?
Thứ nhất, đối với bản sao giấy khai sinh được cấp từ sổ gốc, tại thời điểm cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính:
Bản sao giấy khai sinh này được cấp theo thủ tục trích lục hộ tịch (Xem thêm bài Trích lục giấy khai sinh). Theo đó, Khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của bản sao này như sau:
“Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, bản sao được cấp từ sổ gốc đương nhiên hợp lệ.
Thứ hai, đối với bản sao được công chứng, chứng thực:
Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bản sao này hợp lệ khi được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục chứng thực được quy định trong Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
Bản sao được công chứng hợp lệ hay bản sao được công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng (Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 2014).
Về hiệu lực của loại bản sao này, hiện nay Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP nói trên cũng như các quy định trước đó về công chứng, chứng thực (Luật Công chứng năm 2006, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về chứng thực) đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Do vậy về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn.
Như vậy, bản sao giấy khai sinh khi thuộc một trong các trường hợp trên sẽ được xem là bản sao hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Bạn vẫn còn thắc mắc? Hơn 50 Luật sư chuyên về các thủ tục Hành chính trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí ban đầu.
TIN LIÊN QUAN:
Cách ghi thông tin về quê quán, nơi sinh trong giấy khai sinh
Lĩnh vực Hành Chính
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư