Quyền sở hữu sáng chế
Theo sự phát triển của thời gian, cuộc sống của con người ngày càng có những thay đổi tích cực. Để góp phần tạo nên điều đó, không thể không kể đến sự ra đời của những sáng chế. Vậy người sở hữu sáng chế, tác giả sáng chế đó có những quyền gì theo quy định của pháp luật Việt Nam?
Sáng chế, theo quy định, là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Một sáng chế đăng ký bảo hộ có thể được cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 quy định các điều kiện sáng chế được bảo hộ, cụ thể như sau:
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
(i) Có tính mới;
(ii) Có trình độ sáng tạo;
(iii) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
(i) Có tính mới;
(ii) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Cách xác định các điều kiện này được quy định cụ thể tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019 và Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
Khi đã đáp ứng đủ điều kiện, các cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký bảo hộ theo quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật. Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, cá nhân, tổ chức đó chính là chủ sở hữu sáng chế.
Có những trường hợp chủ sở hữu và tác giả sáng chế là hai người khác nhau, khi đó tác giả sáng chế vẫn có các quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể là quyền được ghi tên là tác giả trong văn bằng bảo hộ, quyền được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế và quyền nhận thù lao từ chủ sở hữu sáng chế theo thỏa thuận của hai bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong khi đó, các quyền của chủ sở hữu sáng chế được ghi nhận tại Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, cụ thể như sau:
- Sử dụng, cho phép người khác sử dụng sáng chế. Trong đó, sử dụng sáng chế bao gồm các hành vi như sản xuất sản phẩm được bảo hộ; áp dụng quy trình được bảo hộ; khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ; lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm;....
- Ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế trong các trường hợp do pháp luật quy định;
- Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, chủ sở hữu sáng chế không có quyền ngăn cấm các cá nhân, tổ chức khác sử dụng sáng chế nếu mục đích sử dụng là nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân, mục đích phi thương mại,...
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
Trên đây là một số quy định pháp luật có liên quan về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là sáng chế. Khi có sáng chế thỏa mãn các điều kiện bảo hộ, các cá nhân, tổ chức cần nhanh chóng tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
TIN LIÊN QUAN:
Đăng ký bảo hộ thương hiệu
Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền
Lĩnh vực Sáng chế
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư