Định tội danh và phương pháp định tội danh
Bài viết được tư vấn chuyên môn & chia sẻ kinh nghiệm thực tế bởi Luật sư Nguyễn Hồng Quân.
LUẬT SƯ NGUYỄN HỒNG QUÂN LÀ LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT ÁN HÌNH SỰ, NHÀ ĐẤT. Với phương châm làm việc "chọn việc Đúng - Đáng - Đàng hoàng- Đặt Lợi Ích Khách Hàng Lên Hàng Đầu" kết hợp với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn, tranh tụng, hỗ trợ pháp lý cho các khách hàng trong các vụ án hình sự, kinh tế lớn.
>> Tư vấn miễn phí với Luật sư Nguyễn Hồng Quân.
Áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự trong trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện theo ba giai đoạn bao gồm giai đoạn định tội danh, định khung hình phạt và quyết định hình phạt. Trong đó, định tội danh là một giai đoạn quan trọng nhất, có tính quyết định tới việc một người có hay không phải chịu trách nhiệm đối với tội cụ thể. Định tội danh là việc xác định hành vi của một người có thoả mãn các dấu hiệu cấu thành một tội phạm nhất định được quy định trong Bộ luật Hình sự hay không. Đây là cơ sở và tiền đề để quyết định hình phạt áp dụng đối với người thực hiện hành vi đó.
Định tội danh theo đó có các đặc điểm sau:
- Là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, cụ thể là việc xác định xem hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện có thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể trong Bộ luật Hình sự hay không và đưa ra sự đánh giá nhất định về mặt pháp lý đối với hành vi đó.
-Là một dạng hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trên cơ sở xác định các tình tiết của hành vi phạm tội đã thực hiện.
Với các đặc điểm trên, định tội danh được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Phân tích hành vi của người phạm tội
Sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, người tiến hành tố tụng phân tích hành vi của người phạm tội trong vụ án để nắm được tất cả các hành vi của bị can, các tình tiết của vụ án. Việc tóm tắt và phân tích hành vi của bị can trong bước này giúp cho việc kiểm tra, đánh giá về mặt hình sự những bước sau không bị lệch hướng. Khi tiến hành tóm tắt và phân tích vụ án, người thực hiện sẽ có thể phát hiện ra những điểm mấu chốt giúp cho việc giải quyết vụ án một cách mau chóng, chính xác và có hiệu quả.
Bước 2. Xác định khách thể mà hành vi vi phạm xâm hại và các quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra
Dựa vào kết quả phân tích hành vi của bị can, người tiến hành tố tụng phải đưa ra kết luận có tội phạm xảy ra không (có quan hệ pháp luật hình sự phát sinh không). Nếu có thì công việc tiếp theo là xác định khách thể của tội phạm, tức là xác định quan hệ xã hội nào bị xâm hại. Cơ sở để xác định khách thể là các quy định về các loại tội phạm tại Bộ luật hình sự. Theo đó, những tội phạm được xếp trong cùng một chương là những tội phạm có cùng khách thể.
Bước 3. Kiểm tra quy phạm pháp luật hình sự cụ thể trong mối liên hệ với hành vi vi phạm
Thực chất của bước này là định tội và định khung hình phạt cho hành vi phạm tội. Việc kiểm tra quy phạm pháp luật hình sự dựa vào các yếu tố cấu thành tội phạm được tiến hành lần lượt từ khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm đối với hành vi phạm tội đó.
Bước 4. Ra văn bản áp dụng pháp luật xác định tội danh cần áp dụng đối với trường hợp phạm tội của người đó
Kết quả của quá trình trên được tóm tắt thành kết luận cuối cùng đối với từng hành vi của từng bị can trong vụ án. Nội dung kết luận có thể là:
- Hành vi của bị can có thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm không;
- Hành vi vi phạm đó cấu thành nên tội nào;
- Có chứa đựng các tình tiết tặng nặng, giảm nhẹ hay không;
- Các điều luật trong Bộ luật Hình sự được sử dụng làm căn cứ;...
Lĩnh vực Bào chữa
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư