MẪU ĐƠN KHIẾU NẠI CHO DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT
Ở Việt Nam, khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế khi có hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp thì doanh nghiệp có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết vụ việc. Thông qua bài viết sau đây, iLAW sẽ giúp bạn hiểu rõ một số thông tin quan trọng về thủ tục này và sử dụng mẫu đơn khiếu nại của doanh nghiệp mới nhất.
1. Khái niệm khiếu nại:
Theo quy định của Luật Khiếu nại 2011 thì: “ Khiếu nại việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định, đề nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình” (Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011). Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi nhận được đơn khiếu nại, chỉ có thể kết luận là có sự vi phạm hay không, sau khi đã xem xét một cách khách quan và thận trọng nội dung vụ việc cùng những tài liệu và chứng cứ có liên quan.
2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
Căn cứ theo Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22 của Luật Khiếu nại 2011, thẩm quyền giải quyết khiếu nại cho doanh nghiệp thuộc về các cơ quan sau (tùy theo trường hợp cụ thể) bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương; Giám đốc sở và cấp tương đương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ; Bộ trưởng.
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ với Luật sư.
3. Trình tự thực hiện thủ tục khiếu nại:
3.1. Giải quyết khiếu nại lần đầu:
Căn cứ theo Điều 7 Luật khiếu nại 2011, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính. Trình tự khiếu nại như sau:
Bước 1: Nộp đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Thụ lý giải quyết đơn khiếu nại. Thời hạn khiểu nại là 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền. Theo đó. người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết. Trong trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại.
Bước 4: Tổ chức đối thoại.
Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
3.2. Giải quyết khiếu nại lần hai:
Căn cứ theo Điều 7 Luật khiếu nại 2011, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Trình tự khiếu nại như sau:
Bước 1: Nộp đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai.
Thời hạn giải quyết 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại Theo đó, người giải quyết khiếu nại lần hai thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết. Trong trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại lần hai.
Bước 4: Tổ chức đối thoại lần hai.
Bước 5: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
4. Thủ tục khiếu nại của doanh nghiệp được điều chỉnh bởi:
Luật Doanh nghiệp 2020;
Luật Khiếu nại 2011.
Mẫu đơn khiếu nại cho doanh nghiệp
Mẫu đơn khiếu nại cho doanh nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN KHIẾU NẠI
(Về việc…………………..)
Kính gửi:……………. ………………………………………………………………….(Tên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết)
Tên tôi là:……………………………. sinh ngày……….tháng……….năm……………
Thường trú tại:………………………. …………………………………………………..
Số CMND………………………………………………………………………………..
Ngày và nơi cấp:…………………………………………………………………………
Hiện đang (làm gì, ở đâu): ………………………………………………………………
Khiếu nại về hành vi hành chính của: .......................... (Ghi tên người bị khiếu nại)
Giải trình vụ việc cần khiếu nại:
-Nêu tóm tắt sự việc xảy ra, ngắn gọn, đủ tình tiết.
Yêu cầu giải quyết khiếu nại:
- Đề nghị thẩm tra, xác minh (có thể giới thiệu tài liệu, chứng cứ, người biết việc làm chứng…)
- Giải quyết lại theo đúng chính sách pháp luật, đúng quyền lợi hợp pháp.
Tôi xin cam đoan về nội dung khiếu nại trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã khiếu nại.
Mong quý cơ quan sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho ……………………
………………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn quý cơ quan.
………….., ngày…. tháng… năm….
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Qua trên, là một số thông tin quan trọng về thủ tục khiếu nại cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành. Hy vọng iLAW đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan về thủ tục này.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư