MẪU ĐƠN KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
Đơn khiếu nại hành chính thường được sử dụng khi công dân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, .... khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật.
1. Khiếu nại là gì?
Quyền khiếu nại là quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Đây là lý do vì sao Luật Khiếu nại 2011 được tạo ra để giúp cho người dân thuận tiện trong việc thực hiện quyền khiếu nại, đồng thời, giúp cho các cơ quan nhà nước và những người có trách nhiệm có thể tiến hành xử lý các vụ việc theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Do đó, công dân hoàn toàn có thể có thể sử dụng quyền này để khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi trái với quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức.
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ với Luật sư.
- Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức có quyền và lợi ích bị xâm phạm.
- Đối tượng khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc những người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là chính cơ quan đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
3. Quy trình khiếu nại
Theo quy định tại Điều 7, Luật Khiếu nại 2011, khiếu nại được thực hiện theo các bước sau
Bước 1:
Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Người khiếu nại có thể làm đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp; được tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại.
Bước 2:
Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Bước 3:
Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
4. Có thể vừa khiếu nại vừa khởi kiện hành chính không?
Câu trả lời là không. Bởi theo Điều 33, Luật Khiếu nại 2011, nếu người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tòa án phải yêu cầu người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết và có văn bản thông báo cho Tòa án. Như vậy, người có quyền lợi bị xâm phạm chỉ được chọn khiếu nại hoặc khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền chứ không được thực hiện đồng thời cả hai thủ tục này.
5.Cơ sở pháp lý
Luật Khiếu nại 2011;
Thông tư 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 quy định về việc giải quyết khiếu nại hành chính./.
Đó là những thông tin pháp lý cơ bản về mẫu đơn. Nếu có những câu hỏi hay vấn đề thắc mắc, xin vui lòng truy cập vào trang web của iLAW để được các Luật sư tư vấn và hỗ trợ.
Mẫu đơn khiếu nại hành chính
Hình minh họa
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
---o0o---
……, ngày …… tháng….năm ……
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: ……………………………(1)
Họ và tên: …………………......................................................................……(2);
mã số hồ sơ……………….…….................................................……………….(3)
Địa chỉ: ………………………………………………………………….…………
Khiếu nại: ………………………………………………………………………(4)
Nội dung khiếu nại: …………………………………………………………….(5)
………………………………………………………………………………
(Tài liệu, chứng cứ kèm theo - nếu có)
Người khiếu nại
(ký và ghi rõ họ tên)
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
(2) Họ tên của người khiếu nại.
- Nếu là đại diện khiếu nại cho cơ quan, tổ chức thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện.
- Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
(3) Nội dung này do cơ quan giải quyết khiếu nại ghi.
(4) Khiếu nại lần đầu (hoặc lần 2) đối với quyết định, hành vi hành chính của ai?
(5) Nội dung khiếu nại
- Ghi tóm tắt sự việc đến khiếu nại;
- Yêu cầu (đề nghị) của người khiếu nại (nếu có);
Lĩnh vực Hành chính
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư