Đăng ký bản quyền thương hiệu có lợi ích gì? thủ tục thực hiện ra sao?
Luật sư Phan Đức Tín có hơn 13 năm kinh nghiệm hành nghề. Luật sư Phan Đức Tín là người sáng lập Công ty Luật TNHH Đức Tín và Cộng sự. Luật sư Tín đã tham gia tư vấn, giải quyết thành công nhiều vụ việc chuyên về các lĩnh vực như: Bất động sản, Doanh nghiệp, Hôn nhân gia đình, Dân sự...
Thương hiệu là cách gọi thông thường của mọi người đối với nhãn hiệu gắn với hàng hóa, dịch vụ theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ. Đăng ký bản quyền thương hiệu (thuật ngữ pháp lý gọi là “đăng ký bảo hộ nhãn hiệu”) như thế nào để trong thời gian nhanh nhất có thể bảo vệ thương hiệu tránh khỏi các hành vi xâm phạm như làm giả, làm nhái gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Trước hết, việc tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến đăng ký bản quyền thương hiệu là việc làm cần thiết để có cái nhìn tổng quát về vấn đề này.
1. Đăng ký bản quyền thương hiệu là gì ?
Đăng ký bản quyền thương hiệu là việc cá nhân, tổ chức tiến hành thủ tục pháp lý cần thiết để được công nhận là chủ sở hữu của thương hiệu gắn liền với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp, từ đó có thể khai thác các quyền liên quan đến thương hiệu theo quy định pháp luật. Việc đăng ký bản quyền thương hiệu giúp chủ sở hữu thương hiệu có đủ căn cứ pháp lý để tiến hành các biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự để xử lý mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu của mình.
2. Thời gian đăng ký bản quyền thương hiệu:
Theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN thì thời gian đăng ký bản quyền thương hiệu là 12 tháng. Cụ thể giai đoạn thẩm định hình thức 01 tháng, đăng công báo sở hữu trí tuệ 02 tháng, thẩm định nội dung 09 tháng, sau đó nếu thương hiệu đáp ứng điều kiện bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ.
3. Quyền của chủ sở hữu bản quyền thương hiệu.
Theo Khoản 1 Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, sau khi đăng ký bản quyền thương hiệu, chủ sở hữu sẽ có các quyền sau đây:
a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng thương hiệu;
b) Ngăn cấm người khác sử dụng thương hiệu;
c) Định đoạt thương hiệu.
Trong đó quyền sử dụng nhãn hiệu là quyền cơ bản nhất của chủ sở hữu, được giải thích tại Khoản 5 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 như sau:
a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;
c) Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
4. Nghĩa vụ sử dụng bản quyền thương hiệu
Một nghĩa vụ rất quan trọng cần lưu ý là sau khi đăng ký bản quyền thương hiệu, chủ sở hữu có nghĩa vụ sử dụng liên tục thương hiệu đó. Trong trường hợp thương hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu thương hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực (Khoản 2 Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).
Nếu cần tư vấn pháp luật về đăng ký bản quyền thương hiệu, bạn có thể liên hệ Luật sư Phan Đức Tín theo thông tin sau:
- Công ty Luật TNHH Đức Tín và Cộng sự
- Tầng 19, Trung Tâm Thương Mại Sài Gòn, 37, Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0937 863 263 (Luật sư Tín)
- Email: tin.phan@ductin-partners.com
TIN LIÊN QUAN:
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư