Tại sao cần đăng ký thương hiệu? Ai có quyền nộp đơn đăng ký thương hiệu?
Thương hiệu là cách gọi thông thường của mọi người đối với nhãn hiệu gắn với hàng hóa, dịch vụ theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ. Đăng ký thương hiệu đang từng bước trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các doanh nghiệp bởi việc này sẽ tránh được các rủi ro phát sinh trong kinh doanh cũng như tạo tiền đề cho việc phát triển lâu dài sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu.
1. Tại sao cần đăng ký thương hiệu?
Đăng ký thương hiệu là việc làm cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu thương hiệu. Theo đó, khi có bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với thương hiệu thì chủ sở hữu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý theo quy định pháp luật để bảo vệ uy tín của mình. Mặt khác, khi đã trở thành chủ sở hữu đối với thương hiệu thì tổ chức, cá nhân cũng sẽ được độc quyền sử dụng thương hiệu đó và khai thác công dụng mà nó mang lại cho hoạt động kinh doanh của mình.
2. Những ai có quyền nộp đơn đăng ký thương hiệu?
Theo quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì những người có quyền nộp đơn đăng ký thương hiệu là:
“1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
2. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam”.
Nguyên tắc nộp đơn đăng ký thương hiệu
Đối với trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký thương hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký thương hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì:
- Văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
- Trong trường hợp có nhiều đơn cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Như vậy, hiểu rõ về đăng ký thương hiệu, doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch, chiến lược phù hợp để phát triển và bảo vệ nhãn hiệu gắn với hàng hóa, dịch vụ của mình, mang lại hiệu quả đáng kể cho hoạt động kinh doanh.
Nếu cần tư vấn pháp luật về đăng ký thương hiệu, bạn có thể liên hệ Luật sư Phan Đức Tín theo thông tin sau:
- Công ty Luật TNHH Đức Tín và Cộng sự
- Tầng 19, Trung Tâm Thương Mại Sài Gòn, 37, Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0937 863 263 (Luật sư Tín)
- Email: tin.phan@ductin-partners.com
TIN LIÊN QUAN:
Bảo hộ thương hiệu
Lĩnh vực Nhãn hiệu
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư