Gian nan tìm cách thu hồi nợ cho Ngân hàng
Cho vay là nghiệp vụ chính và quan trọng đối với nhiều tổ chức tín dụng mà chủ yếu có ngân hàng và các công ty tài chính. Những năm gần đây do áp lực doanh số, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng chính sách “mở cửa” nới lỏng cơ chế chính sách cho vay và quản lý sau cho vay. Hệ quả là sau một thời gian những tổ chức tín dụng cho vay ồ ạt phải nhận cái giá quá đắng khi phát sinh quá nhiều món nợ quá hạn, vừa khó đòi vừa có nguy cơ mất vốn.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi song hành với nhiệm vụ phát triển cho vay, các tổ chức tín dụng lại gánh lên vai mục tiêu thu hồi được nợ và giảm số lượng nợ xấu. Tổ chức tín dụng phải thiết lập nhiều phương thức khác nhau để thu hồi nợ từ thời điểm chưa quá hạn đến khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ. Thực tế thu hồi không hề dễ, nhiều khách hàng chây ỳ, khó khăn tài chính, thanh toán nợ không đúng hạn, … là nguyên nhân khiến cho việc thu nợ của ngân hàng gặp vô vàn trắc trở. Cho dù là nguyên nhân khách quan (thiên tai, bệnh tật, khủng hoảng,…) hay nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng thì quan tâm của Ngân hàng chỉ có một đó là: thu hồi được nợ vay.
Một số phương cách thu hồi nợ mà tổ chức tín dụng hay sử dụng đó là:
– Nhân viên tín dụng: Nhân viên tín dụng luôn là đội ngũ tiên phong trong công tác thu hồi nợ, bởi họ là người tiếp xúc khách hàng ngay từ ban đầu xác định các yếu tố về nhân thân, năng lực tài chính của khách hàng.
Công việc chính của các nhân viên tín dụng khi thu hồi nợ là nắm bắt tình hình, đôn đốc thuyết phục khách hàng trả nợ. Nhưng khi gặp những khách hàng cố tình chây ỳ thì đội ngũ này cũng chỉ biết ghi nhận tình hình và về báo cáo xin ý kiến chỉ đạo từ cấp trên.
Một nhân viên tín dụng có gần 10 năm kinh nghiệm làm ngân hàng cho hay: Năm 2016 anh cho một khách hàng vay và thế chấp tài sản bằng kho hàng sữa Vinamilk, tổng giá trị khoản vay là 5 tỷ đồng trên 8 tỷ đồng tài sản (hàng hóa), sau khoảng 3 tháng cho vay, nhận thấy dấu hiệu bất thường từ tài chính của khách hàng, nhiều lần đôn đốc khách trả nợ nhưng khách hàng từ cam kết đến chây ỳ. Tài sản bảo đảm quản lý theo phương thức “hàng tồn kho luân chuyển” thường xuyên biến động khiến nhân viên tín dụng này ăn ngủ không yên. Sau 4 tháng đôn đốc nhắc nhở không thành, kèm theo việc tài sản bảo đảm dần dần bốc hơi theo phương thức quản lý lỏng lẻo từ ngân hàng, khách hàng bỏ trốn, nhân viên tín dụng này chỉ còn biết than trời giải trình với lãnh đạo và lập phương án xử lý nợ (mặc dù lúc này tự bản thân biết để thu hồi nợ khó như đi lên trời).
Bên cạnh đó, đội ngũ tiên phong này lại luôn biến động do đặc thù công việc phải chịu áp lực KPIs rất cao, rủi ro nghề nghiệp không ít dẫn đến một lượng lớn nhân viên tín dụng thường xuyên nhảy việc. Hệ quả sau khi nhảy việc là những khoản nợ quá hạn để lại cho người mới tiếp nhận, do không nắm được tình trạng khách hàng, nhân viên mới không chịu trách nhiệm về hồ sơ từ người cũ. Chính vì vậy, khả năng xử lý khoản nợ thường không có kết quả mong muốn và kéo dài gây tổn thất cho ngân hàng.
– Khởi kiện ra tòa án: Khi áp dụng biện pháp này thì có thể khẳng định Ngân hàng và khách hàng khó có thể nói chuyện được với nhau, Ngân hàng quyết liệt, khách hàng thì chây ỳ, cố tình không hợp tác. Ngân hàng buộc phải khởi kiện ra tòa án để có căn cứ xử lý tài sản.
Tuy nhiên, biện pháp này không phải lúc nào cũng có thể áp dụng và áp dung hiệu quả được đặc biệt đối với các khoản nợ có giá trị nhỏ, khoản nợ không có tài sản bảo đảm. Ví dụ, một khách hàng tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội vay khoản vay tín chấp 30 triệu đồng tại chi nhánh một ngân hàng có trụ sở tại quận Hai Bà Trưng Hà Nội. Sau một thời gian vay khách hàng không có khả năng trả nợ và đã bỏ đi nơi khác sinh sống. nhân viên tín dụng liên tục thông báo, xuống địa bàn thăm dò tin tức nhưng không hiệu quả, gặp trao đổi với người nhà khách hàng thì chỉ nhận được cái lắc đầu né tránh trách nhiệm. Theo quy định ngân hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện khách hàng ra tòa án để yêu cầu trả nợ. Tuy nhiên, với khoản nợ 30 triệu cộng thêm chút lãi quá hạn, ngân hàng phải cân nhắc rất nhiều chi phí hầu tòa như: tạm ứng án phí, chi phí xác minh thu thập tài liệu về nơi cư trú của khách hàng (mặc dù luật đã mở hơn về nội dung này nhưng thực tiễn cho thấy một số tòa án vẫn gây khó khăn khi không giải quyết yêu cầu khởi kiện) và còn vô vàn các chi phí khác khi bước đến cửa tòa…. Giả địnhh Ngân hàng thắng kiện thì công tác thi hành án là cả một chặng đường gian nan mà người làm trong ngân hàng, đặc biệt là nhân viên tín dụng/ nhân viên xử lý nợ cảm thấy ngán ngẩm.
– Bán nợ cho VAMC: Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng, tưởng chừng như các khoản nợ khó đòi sẽ được chuyển hết cho công ty này xử lý, nhưng không phải mọi trường hợp đều có thể chuyển giao sang cho VAMC xử lý. Thực tiễn cho thấy Bán nợ cho VAMC không đồng nghĩa với việc ngân hàng chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm. Ngân hàng vẫn phải tiếp tục cùng với VAMC tham gia quá trình đốc thúc thu hồi nợ. Do đó, những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp thường không ưa thích việc bán nợ cho VAMC.
– Một phương thức thu hồi nợ mới mà hiện nay các tổ chức tín dụng đang áp dụng đó là thuê dịch vụ thu hồi nợ bên ngoài. Trong đó, để đảm bảo thu hồi nợ hiệu quả phải nói đến dịch vụ thu hồi nợ của các Công ty luật/ Văn phòng luật sư (VPLS).
VPLS nơi quy tụ những luật sư, chuyên viên pháp lý có nền tảng kiến thức pháp luật vững chăc, kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp. Để giải quyết công việc thu hồi nợ thấu tình đạt lý các luật sư, chuyên viên luôn luôn linh hoạt vừa áp dụng kiến thức, vừa pha trộn kĩ năng vừa thuyết phục, động viên, vừa cứng rắn, quyết liệt.
Với đặc thù nghề nghiệp, VPLS tham gia được nhiều giai đoạn của quá trình xử lý nợ như: đôn đốc, nhắc nhở, khởi kiện, thi hành án….,không chỉ giảm bớt gánh nặng cho nhân viên tín dụng mà còn đem lại kết quả tốt cho đối tác.
Trong những công ty luật, VPLS thực hiện hoạt động thu hồi nợ, địa chỉ tạo dưng được niềm tin cho đối tác không thể không nhắc đến là VPLS Đồng Đội. Với phương châm: thu hồi nợ trách nhiệm, nhân văn, hiệu quả chúng tôi luôn mang lại kết quả, niềm tin, ủng hộ từ khách hàng. Mang trong mình thương hiệu người lính gần 10 năm qua VPLS Đồng Đội đặc biệt chú trọng và đầu tư công sức vào công tác thu hồi nợ. Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm chúng tôi hi vọng rằng sẽ luôn là cầu nối, luôn là chỗ dựa giúp đối tác tháo gỡ mọi vướng mắc, mọi khó khăn trong công tác thu hồi nợ.
Luật sư Bùi Văn Thành – ĐT: 0902 057 117
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Lĩnh vực Dân Sự
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư