Khấu trừ thuế là gì?
1. Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập. Theo đó, các loại thu nhập phải khấu trừ thuế theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP bao gồm:
“a) Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam;
b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, kể cả tiền thù lao từ hoạt động môi giới;
c) Thu nhập của cá nhân từ hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp;
d) Thu nhập từ đầu tư vốn;
đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú, chuyển nhượng chứng khoán;
e) Thu nhập từ trúng thưởng;
g) Thu nhập từ bản quyền;
h) Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.”
Đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân cư trú, thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân thì sẽ không được khấu trừ thuế (theo Điều 29 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP).
Cách tính khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với từng trường hợp được quy định tại Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 20 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
>> Đặt câu hỏi miễn phí về khấu trừ thuế với 100+ Luật sư thuế.
2. Khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014), doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
“a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.”
>> Danh bạ 150+ Luật sư tư vấn thuế toàn quốc.
3. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng
Theo Điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2016), phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng (“GTGT”) được áp dụng với cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật có doanh thu hàng năm từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc tự nguyện áp dụng.
Theo đó, khi tính số thuế GTGT phải nộp thì cơ sở kinh doanh sẽ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
Số thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào ghi trên hóa đơn GTGT.
Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.
Bạn vẫn còn thắc mắc, hay đang gặp rắc rối về Thuế? Hơn 100 Luật sư chuyên về Thuế trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí.
Lĩnh vực Thuế
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư