KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 được xem là chiếc vé “vàng” cho các quốc gia đang phát triển có cơ hội tác động vào hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là Sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, để vừa thương mại hoá các đối tượng Sở hữu trí tuệ, vừa bảo vệ được quyền và lợi ích của những người liên quan, đó vẫn được xem là vấn đề khó. Chính vì thế, sự hiện diện của luật sư tư vấn trong các vụ án tranh chấp quyền Sở hữu trí tuệ là không thể thiếu. Để giải đáp các thắc mắc đó, Luật sư tư vấn của công ty luật Nguyễn và Cộng sự (xem tại đây: Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán) xin chia sẽ một số kinh nghiệm về Sở hữu trí tuệ – quyền Sở hữu công nghiệp và quyền tác giả như sau:
Các đối tượng sở hữu trí tuệ
Trước tiên, thế nào là quyền sở hữu trí tuệ ?. Hiểu đơn giản đây là quyền dành cho cá nhân hoặc tổ chức đối với tài sản trí tuệ của mình. (Theo Khoản 1, Điều 4, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (2019)). Bao gồm 3 đối tượng chính:
Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
+ Quyền tác giả:
Quy định về quyền của cá nhân, tổ chức đối với các tác phẩm mà mình tạo ra hoặc sở hữu (Được quy định tại Khoản 2, Điều 4, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (2019)). Nhóm quyền này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tài sản là các tác phẩm văn học – khoa học – nghệ thuật (được bảo hộ bởi Nhà nước trong một thời gian nhất định).
Một số ví dụ về quyền tác giả như: Các tác phẩm về âm nhạc, tranh vẽ, nhiếp ảnh, điện ảnh, kiến trúc, các chương trình truyền thanh hoặc các bài viết về khoa học, văn học,… Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu; Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và đối với tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học được quy định cụ thể tại các Điều 21- 22 – 23 – 24, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (2019).
Một số trường hợp mà người sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép – không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, được quy định tại khoản 1, Điều 25, Luật này như: Cá nhân tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy; Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh hoạ trong tác phẩm của mình,… . Việc sự dụng các tác phẩm theo quy định tại khoản 1 không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình và chương trình máy tính. Để sử dụng các tác phẩm này, người sử dụng không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm và không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu (Khoản 2, Điều 25, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (2019)).
Ngoài ra, theo điều 26 luật này, còn có các trường hợp sử dụng mà không cần xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao như: Sử dụng các tác phẩm đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào (không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh).
Về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, chia làm 2 trường hợp: Quyền nhân thân quy định tại khoản 1 – 2 và 4, Điều 19 Luật này được bảo hộ vô thời hạn. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3, Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của luật này có thời hạn bảo hộ, được cụ thể trong các Điểm a, b và c, Khoản 2, Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (2019).
Theo Điều 28, Luật này quy định về các hành vi được cho là xâm phạm quyền tác giả, như: Mạo danh tác giả, Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học – nghệ thuật – khoa học, Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả,…
+ Quyền liên quan đến quyền tác giả (gọi là quyền liên quan):
Đây là quyền của các cá nhân, tổ chức đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá (Theo Khoản 3, Điều 4, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (2019)), một số hành vi xâm phạm quyền liên quan được quy định cụ thể tại Điều 35 luật này, như: Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn; Mạo danh người biểu diễn; Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp,…
Đối với quyền này, chia thành 2 trường hợp: Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư sẽ có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; Nếu Người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn đó.
Trong một số trường hợp, người sử dụng quyền liên quan không cần phải xin phép, không cần trả tiền thù lao như: Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân; Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp bản ghi âm – ghi hình – chương trình phát sóng đó đã được công bố để giảng dạy. Tuy nhiên, để sử dụng quyền này tổ chức, cá nhân không được gây ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của các cuộc biểu diễn và không được gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất (Điều 32, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (2019)).
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp người sử dụng quyền liên quan tuy không cần xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao như: Sử dụng các tác phẩm thuộc quyền liên quan nhằm mục đích thương mại (có tài trợ, phát song, quảng cáo, hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào); Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh – thương mại. (Theo Điều 33, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (2019)).
Thời hạn bảo hộ được quy định tại Khoản 1.2.3 Điều 34, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (2009) sẽ kết thúc vào lúc 24 giờ, ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ. Cụ thể: Đối với người biểu diễn được bảo hộ 50 năm (tính từ năm tiếp theo năm, mà cuộc biểu diễn được định hình); Đối với quyền của nhà sản xuất được bảo hộ 50 năm (tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc từ năm tiếp theo năm mà bản ghi âm, ghi hình đó chưa được công bố) và đối với quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ 50 năm kể từ năm tiếp theo năm mà chương trình phát sóng được thực hiện.
Một số nguồn luật khác được áp dụng như: Công ước Berne 1971 (1979), Công ước Rome 1961,…
DIỄN GIẢ- LUẬT SƯ NGUYỄN THÀNH TỰU CHIA SẼ VỚI HƠN 500 DOANH NGHIỆP VỀ NGÀY HỘI THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM
Quyền sở hữu công nghiệp
Theo Khoản 4, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (2019), thì quyền sở hữu công nghiệp là quyền thuộc về cá nhân/ tổ chức đối với các tài sản do họ sáng tạo ra hoặc sở hữu như: Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, Thiết kế bố trí mạch bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và bí mật kinh doanh.
Trong đó, theo Khoản 12 – 13 – 14 – 15 – 16 – 17 – 18 – 19 – 20 – 21 – 22, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (2019), có các lý giải về những đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp, như sau:
- Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình, nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Theo đó, sẽ được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Ví dụ: Tổng công ty công nghệ Viettel được Cơ quan Quản lý sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp bằng sáng chế về Cơ cấu trợ lực cho robot song song bằng hệ lò xo với trợ lực hằng số – Trung tâm Mô hình mô phỏng.
Các sáng chế được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau: Có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp (hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế) và sáng chế có tính mới, không phải là hiểu biết thông thường và có khả năng áp dụng công nghiệp (theo hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích).
Một số đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế như: Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học, giống thực vật, giống động vật,…
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ sáng chế (xem tại đây: Đăng ký bảo hộ sáng chế – Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán)
- Kiểu dáng công nghiệp là hình thức, hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện cu thể bằng hình khối – màu sắc – đường nét hoặc được kết nối bởi các yếu tố này. Ví dụ: Hình dáng bên ngoài của xe Vinfast, Hình dáng của ấm – chén – bán – hoa văn trên sản phẩm,…
Vậy, tại sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp? Bởi lẽ chỉ khi nộp đơn đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký thì quyền của chủ sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm, hang hoá mới phát sinh. Từ đó, chủ sở hữu có thể độc quyền sử dụng (có thời hạn) và được pháp luật bảo vệ, do đó tạo ra nhiều ưu thế hơn trong cạnh tranh.
Để có thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, các sản phẩm đó phải đáp ứng các yêu cầu sau: Có tính mới (có sự khác biệt với các sản phẩm trên thị trường, có điểm nhận diện riêng biệt, và chỉ được biết bởi một số người và phải giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó), Có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp (đây được xem là yếu tố cơ bản để xác định điều kiện bảo hộ có được bảo hộ hay không, hay chỉ đơn giản là bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng).
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (xem tại đây: Đăng ký bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp – Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán)
- Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Để được bảo hộ, đối tượng phải là thiết kế bố trí có tính nguyên gốc và tính mới thương mại. Trong đó, tính nguyên gốc được hiểu: Các thiết kế bố trí là kết quả lao động sáng tảo của chính tác giả thiết kế bố trí; Tại thời điểm được tạo ra, thiết kế đó chưa được biết đến rộng rãi trong giới thiết kế và nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn. Tính mới thương mại của thiết kế bố trí chính là thiết kế đó chưa được khai thác với mục đích thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới (trước ngày nộp đơn đăng ký) và Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký hoặc người được cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ đâu.
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp (xem tại đây: Đăng ký bảo hộ Thiết kế bố trí mạch tích hợp – Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán)
- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Theo pháp luật Việt Nam, nhãn hiệu được chia thành nhiều loại: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, Nhãn hiệu nổi tiếng,…
Hiện nay, tại nước ta nhãn hiệu độc quyền được xem là nhóm quyền phổ biến nhất và xảy ra nhiều tranh chấp nhất. Chúng ta có thể hiểu rằng, nhãn hiệu động quyền nghĩa là chỉ duy nhất một cá nhân/ tổ chức được quyền sử dụng (hợp pháp) trong suốt quá trình kinh doanh dịch vụ, sản phẩm đó.
Ví dụ về một số logo độc quyền được được bảo hộ nhãn hiệu như: Apple (quả táo khuyết), Vingroup (cánh chim, 5 ngôi sao trong khối tròn đỏ), Adidas (tam giác 3 sọc, hình tượng của những ngọn núi cao),…
Theo điều 72, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (2019), để được bảo hộ nhãn hiệu cần đáp ứng được các điều kiện như sau: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Đối với những nhãn hiệu không đăng ký, sẽ không được pháp luật bảo hộ, trừ trường hợp của các nhãn hiệu nổi tiếng (tiêu chí đánh giá được quy định trực tiếp tại Điều 75, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (2019)). Bên cạnh đó, có một số dấu hiệu mà không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, được quy định cụ thể tại Điều 73 luật này, như: Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước; Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân Việt Nam/ nước ngoài;…
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền quốc tế (xem tại đây: Đăng ký nhãn hiệu độc quyền quốc tế – Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán)
Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền, Logo (xem tại đây: ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU, NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN, LOGO – Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán)
- Tên thương mạilà tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Khoản 23, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (2019)).
Ví dụ:
Tên đầy đủ: Công ty TNHH Quốc tế Nguyễn và Cộng sự
Tên viết tắt: NVCS (xem tại đây: Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán)
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được bảo hộ tự động mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ. Chủ sở hữu sẽ được sử dụng tên thương mại này để xưng trong các giao dịch, hoạt động kinh doanh, trên các sản phẩm, hang hoá, các phương tiện cung ứng dịch vụ, quảng cáo.
Tên thương mại được bảo hộ, khi: Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác, trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; Không thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại (Tên của tổ chức chính trị, tên của cơ quan Nhà nước, …)
Một tên thương mại được xem là có khả năng phân biệt, khi đáp ứng các điều kiện sau: Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng; Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trong cùng khu vực và lĩnh vực kinh doanh và nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng (Theo điều 78, Luật này).
Xem thêm: Điều kiện để tên thương mại được bảo hộ (Xem tại đây:Điều kiện để tên thương mại được bảo hộ – Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán)
- Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Để dễ hiểu, Chỉ dẫn địa lý chính là những thông tin về nguồn gốc của hàng hoá, được diễn tả bởi từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh,.. để chỉ về một quốc gia, vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hoá được sản xuất ra và chỉ có ở nơi đó, sản phẩm mới có hương vị như thế. Ví dụ: Vải thiều Thanh Hà, Gốm Bát Tràng, nước mắm Phú Quốc, Bưởi Đoan Hùng, …
Một số quy định khác về chỉ dẫn địa lý, được quy định tại các điều 79 – 80 – 81 – 82 – 83, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (2019).
- Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh (Khoản 23, Điều 4, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (2019)).
Theo Điểm c, Khoản 3, Điều 6 của luật này, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
Đối với bí mật kinh doanh, không yêu cầu đăng ký bảo hộ, mà ngay từ khi được hình thành, quyền của chủ sở hữu đối với bí mật kinh doanh này cũng đã được xác lập (bảo hộ tự động).
Ví dụ về bí mật kinh doanh của doanh nghiệp như: Công thức chế biến trà sữa Phúc Long và các loại trà khác thuộc công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phúc Long.
Xem thêm: Điều kiện để bí mật kinh doanh được bảo hộ (xem tại đây: Điều kiện để bí mật kinh doanh được bảo hộ – Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán)
Về đặc điểm, quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh khi được ghi nhận hoặc công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền, dưới dạng “văn bằng bảo hộ” hoặc “chấp nhận bảo hộ”. Nếu trong quyền tác giả, pháp luật bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng, thì với quyền sở hữu công nghiệp, pháp luật bảo vệ các nội dung của ý tưởng đó.
Bên cạnh đó, quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với tài sản vô hình. Các nội dung mà quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ là các thông tin, tri thức về khoa học, công nghệ,… do cá nhân/ tổ chức sáng tạo ra. Những nội dung này có thể mang lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu và được khai thác mạnh mẽ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, việc xác định phạm vi lãnh thổ của nhóm quyền này rất phức tạp, vì thế việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài đến nay vẫn là vấn đề đáng lo. Chính vì thế, chúng ta cần có cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo vệ và khuyến khích sự sáng tạo của chủ sở hữu.
Một số nguồn luật có thể áp dụng khi tiến hành bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp như: Điều ước quốc tế , gồm các điều ước quốc tế chung (Công ước Paris 1883, Hiệp định TRIPS), điều ước quốc tế chuyên biệt (Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ, Hiệp định khung về sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và ASEAN,..) và pháp luật quốc gia (Do sự khác biệt về điều kiện kinh tế – xã hội – chính trị, nên việc ban hành các quy định, điều luật về sở hữu trí tuệ giữa các nước sẽ có sự khác nhau, ví dụ: Tại Hoa Kỳ, đối với bảo hộ sáng chế sẽ áp dụng Đạo luật Lanham 1946; Tại Việt Nam, căn cứ vào nhiều văn bản như: Bộ luật dân sự 2015, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (2019); Nghị định 103/2006/NĐ-CP, Nghị định 119/2010/NĐ-CP).
– Quyền đối với giống cây trồng
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu (Theo khoản 5, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (2019));
Quyền này được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này. (khoản 4, Điều 6, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (2019)).
Một số ví dụ về bảo hộ đối với giống cây trồng như: Cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng mới đối với giống DIBARICE 13/2 thuộc loài Lúa – Oryza sativa L; Cấp bằng bảo hộ giống lúa Nếp thơm Ngọc Lam thuộc loài Lúa – Oryza sativa L;…
Các bạn có thể tham khảo thêm một số điều về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng từ Điều 164 đến Điều 173 của Luật này.
LUẬT SƯ NGUYỄN THÀNH TỰU THAM GIA HỘI THẢO 6 TỈNH MIỀN TÂY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ – DO CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TỔ CHỨC
Các tài liệu chứng cứ cần thu thập trong vụ án tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ mà luật sư tư vấn cần thu thập
Tại Việt Nam, các vụ án về tranh chấp hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt là các tranh chấp, vi phạm về nhãn hiệu độc quyền, logo độc quyền, … các yêu cầu về bồi thường thiệt hại, yêu cầu về khởi kiện thường bị toà bác bỏ hoặc xem là không có cơ sở pháp lý. Bởi lẽ, những chứng cứ, bằng chứng để chứng minh cho việc buộc bên có hành vi vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ của bên bị vi phạm là chưa đầy đủ.
Do đó, mỗi cá nhân hay doanh nghiệp đều cần phải cần có sự giúp sức của luật sư tư vấn có kiến thức chuyên sâu về sở hữu trí tuệ và đặc biệt là về lĩnh vực, xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, để hỗ trợ trong việc chuẩn bị, soạn thảo các tài liệu chứng cứ rõ ràng. Từ đó, có thể làm sáng tỏ sự thật, bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước cơ quan có thẩm quyền.
- Tài liệu đọc được (văn bản, hợp đồng thoả thuận), nghe được (file ghi âm), nhìn được (file ghi hình, hình ảnh), dữ liệu điện tử (thông tin thu thập từ thiết bị điện tử như máy tính; các nội dung lưu trữ trong thiết bị điện tử gồm: Email, tin nhắn (nếu được các bên thừa nhận và được Toà án kiểm định công nhận), cuộc gọi, fax,…);
- Vật chứng (phải là hiện vật gốc liên quan trực tiếp đến vụ việc);
- Lời khai của đương sự;
- Lời khai của người làm chứng;
- Kết luận giám định (hiện nay chỉ có duy nhất Viện khoa học Sở hữu trí tuệ Việt Nam có chức năng giám định này);
- Biên bản kiểm tra kết quả thẩm định tại chỗ (chỉ được xem là chứng cứ khi được thực hiện theo đúng quy trình do pháp luật quy định);
- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản (được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; Và bên thứ 3);
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập;
- Văn bản công chứng, chứng thực (Phòng Tư pháp, UBND, Công chứng viên, Các cơ quan đại diện khác);
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Để thực hiện việc thu thập chứng cứ, luật sư tư vấn, đại diện theo uỷ quyền hoặc cá nhân có quyền tự mình thu thập chứng cứ, tài liệu theo các biện pháp được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 97, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, gồm:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:
- a) Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
- b) Thu thập vật chứng;
- c) Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
- d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
- e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
- g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
- h) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
- Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:
- a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
- b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
- c) Trưng cầu giám định;
- d) Định giá tài sản;
đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
- e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
- g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
- h) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
- i) Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.
Quy trình giải quyết 1 vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ
Song song với sự phát triển của lĩnh vực đăng ký sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu độc quyền, sáng chế, giống cây trồng, quyền tác giả,… Thì cũng có nhiều hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu đối với các đối tượng này. Vì vậy, cần phải có quy trình để các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ quyền của mình từ việc xâm phạm quyền sở hữu của các đối thủ cạnh tranh.
Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình trước các hành vi xâm phạm/vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ của các đối thủ, để làm tốt và xử lý triệt để các vấn đề này, cá nhân tổ chức, quý doanh nghiệp đều cần đến sự trợ giúp của luật sư tư vấn. Với tư cách là người hướng dẫn, đại diện theo uỷ quyền luật sư xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ thực hiện các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Cảnh báo
Sau khi được tư vấn về các vấn đề liên quan đến vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, khách hàng phải gửi đến Công ty Luật Thư uỷ quyền. Trong đó, thoả thuận việc Công ty luật sẽ cử luật sư, người đại diện uỷ quyền thay cho khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan.
Tiếp theo, thông qua cơ chế tuyên truyền – khuyến cáo, luật sư sẽ đại diện viết Thư cảnh báo gửi đến cá nhân, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu, buộc cá nhân tổ chức này phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Qua việc thông báo đến đối tượng vi phạm về hành vi, nội dung và mức chế tài đối với hành vi đó, sẽ xảy ra 2 trường hợp:
- Đối tượng vi phạm nhận ra lỗi sai, dừng hành vi sai phạm và viết thư xin lỗi đến người chịu thiệt hại, lúc này vụ án có thể kết thúc.
- Đối tượng vi phạm mặc dù biết đó là hành vi sai phạm, nhưng vẫn cố tình tiếp tục thực hiện thì người đại diện theo uỷ quyền, luật sư có quyền tiến hành bước tiếp theo: Khiếu nại.
Giai đoạn 2: Khiếu nại – thanh tra
Căn cứ theo Điều 7, Luật khiếu nại 2011, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (2019), Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy trình khiếu nại được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ khiếu nại (trực tiếp hoặc thông qua bưu điện) đến thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục sở hữu trí tuệ.
Bưới 2: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm tra hình thức và nội dung của đơn khiếu nại. Trong vòng 10 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định thụ lý hoặc không đối với hồ sơ này (Trong vòng 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận thông báo không được thụ lý thì chủ thể có quyền và lợi ích liên quan, có thể trực tiếp có ý kiến).
Bước 3: Cơ quan thụ lý hồ sơ sẽ tiến hành giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi đó, 2 bên liên quan sẽ được mời đến để giải quyết, trong trường hợp:
- Bên vi phạm thừa nhận lỗi, cơ quan xử lý sẽ tiến hành kết thúc vụ án và phạt vi phạm hành chính.
- Bên vi phạm sau khi thừa nhận và vẫn tiếp tục các hành vi gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên khiếu nại, thì vụ án sẽ được khởi kiện tại toà.
* Đối với giải quyết khiếu nại lần 1, cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết trong vòng 30 ngày (kể từ ngày thụ lý), nếu vụ việc phức tạp thì không vượt quá 45 ngày.
* Đối với giải quyết khiếu nại lần 2, sẽ giải quyết trong vòng 45 ngày, nếu phức tạp hơn thì thời hạn không vượt quá 60 ngày.
Giai đoạn 3: Khởi kiện tại toà án
3.1 Các biện pháp dân sự
Để xử lý vụ việc, Toà án sẽ áp dụng những biện pháp dân sự dưới đây để xử lý hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ (Theo điều 202, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (2019)):
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự
- Buộc bồi thường thiệt hại
3.2 Quy trình khởi kiện tại toà
Quy trình khởi kiện tại toà trong vụ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện ra Toà (nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện). Sau khi nhận được đơn, Toà án sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn của bạn có hợp lệ hay không, nhằm ra quyết định thụ lý hoặc không thụ lý.
Bước 2: Đương sự là nguyên đơn, bị đơn, người có liên quan sẽ tham gia vào phiên sơ thẩm và sẽ bị triệu tập nhiều lần tại Toà, để cung cấp thêm lời khai, chứng cứ về các dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Toà án sẽ tạm đình chỉ giải quyết nếu cần tiến hành thẩm định, định giá, uỷ thác tư pháp,..
(Trong một số trường hợp, vụ án có thể bị đình chỉ giải quyết, như: Nguyên đơn rút đơn khởi kiện, Toà thụ lý sai,… Khi đó, vụ án sẽ dừng lại hẳn, Toà sẽ không tiếp tục giải quyết nữa).
Bước 4: Nếu trong quá trình giải quyết, bên vi phạm nhận lỗi sai, mong muốn bồi thường và chấm dứt hành vi vi phạm và được bên khởi kiện đồng ý, không còn tranh chấp nữa thì Toà án sẽ ra quyết định công nhận hoà giải thành dưới hình thức lập Biên bản hoà giải thành và công nhận sự thoả thuận của 2 bên.
Bước 5: Trong trường hợp vụ án không bị đình chỉ hoặc không hoà giải thành, thì sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm. Sau khi kết thúc, nếu không có kháng cáo hoặc kháng nghị thì bản Sơ thẩm sẽ có hiệu lực và vụ việc dừng tại đây.
Bước 6: Nếu không đồng ý với kết luận của bản sơ thẩm, người có quyền và lợi ích liên quan có thể kháng cáo lên Toà Phúc thẩm (Thời hạn kháng cáo là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày nhận được bản án trong trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng).
Với bản án Phúc thẩm sẽ có hiệu lực thi hành ngay, dù đúng hay sai thì 2 bên cũng không được quyền kháng cáo nữa.
Bước 7: Nếu các bên cho rằng bản án đã có hiệu lực nhưng xét xử chưa đúng, thì có thể làm đơn khiếu nại theo thủ tục Gián đốc thẩm hoặc Tái thẩm. Tuy nhiên, đơn kháng cáo lần này không đương nhiên được xem xét (số lượng được xem xét là rất ít), bởi vì khi ra bản án Phúc thẩm có hiệu lực thi hành, thường là kết thúc quy trình tố tụng.
Bước 8: Trong một số trường hợp, nếu quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà tối cao (chính là cơ quan Tư pháp cao nhất, có quyền ra quyết định giải quyết cuối cùng về một vụ án tranh chấp dân sự trong trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ) bị xem là trái luật, thì Uỷ ban thường vụ quốc hội có quyền yêu cầu xem xét lại hoặc Uỷ ban Tư pháp/ Viện trưởng viện tối cao/ Chánh án Toà tối cao có quyền kiến nghị xem xét lại. Tuy nhiên, Hội đồng thẩm phán Toà tối cao vẫn có quyền bác yêu cầu.
Trên đây là những thông tin hữu ích về Luật sư tư vấn trong vụ án tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Mong rằng, sẽ cung cấp được những nội dung cần thiết đến quý khách hàng. Nếu có nhu cầu về tư vấn hoặc hỗ trợ xử lý các vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi, để Nguyễn và Cộng sự (xem tại đây: Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán) tư vấn và bảo vệ thoả đáng các tài sản trí tuệ của mình.
BẠN NÊN XEM THÊM
- Luật sư riêng
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp- công ty :
- Thành lập công ty theo luật doanh nghiệp 2020 có gì mới
- Dịch vụ kế toán thuế :
- Quy trình đăng ký Nhãn hiệu, lô gô độc quyền:
- Luật sư tranh tụng tại toà án các cấp
- Công bố thực phẩm thông thường, thực phẩm chức năng
- Công bố mỹ phẩm nhập khẩu
- Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
- Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
- Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy phép con:
- Visa cho người nước ngoài:
- Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam:
Ngoài cung cấp dịch vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý tới 63 tỉnh thành trên cả nước như: Hà Nội, và các tỉnh lân cận tại Thành Phố Hồ chí Minh,…
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Tên công ty: Công ty TNHH Luật Quốc tế Nguyễn và Cộng Sự – NVCS
Địa chỉ: 170 – 170Bis, phường Phạm Ngũ Lão, Bùi Thị Xuân, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0916 303 656 (Liên hệ ngay cho luật sư để được tư vấn miễn phí)
Email: Luatsu@nvcs.vn
Website: Công ty luật NVCS – Tư Vấn doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Thuế, Kế toán
Chi tiết: https://nvcs.vn/luat-su-tu-van-vu-an-tranh-chap-quyen-so-huu-tri-tue-5069
LIÊN HỆ:
Hotline: 0916 303 656 (Gọi ngay cho Ls để được tư vấn miễn phí)
Email: Luatsu@nvcs.vn (Chỉ cần CLICK vào Email và để lại thông tin cá nhân, quý khách sẽ hoàn thành tòan bộ thủ tục pháp lý thành lập công ty trong vòng 3 ngày)
website: https://nvcs.vn/
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư