Luật sư tranh tụng giỏi- Làm thế nào tìm kiếm Luật sư tranh tụng giỏi?
Bài viết được tư vấn chuyên môn & chia sẻ kinh nghiệm thực tế bởi Luật sư Nguyễn Hồng Quân.
LUẬT SƯ NGUYỄN HỒNG QUÂN LÀ LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT ÁN HÌNH SỰ, NHÀ ĐẤT. Với phương châm làm việc "chọn việc Đúng - Đáng - Đàng hoàng- Đặt Lợi Ích Khách Hàng Lên Hàng Đầu" kết hợp với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn, tranh tụng, hỗ trợ pháp lý cho các khách hàng trong các vụ án hình sự, kinh tế lớn.
Trong cuộc sống hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các phương tiện truyền thông đã mang thông tin đến mọi người một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này làm cho pháp luật cũng đã gần gũi hơn với mọi người và gần như phủ sóng tất cả các lĩnh vực trong xã hội. Theo đó, vai trò của Luật sư tranh tụng ngày càng nâng cao trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ trong quá trình tố tụng tranh chấp về lao động, thương mại, dân sự, hình sự và hành chính trước các cơ quan tố tụng có thẩm quyền. Bên cạnh đó, Luật sư cũng có thể hoạt động hành nghề ngoài tố tụng thông qua việc tư vấn pháp luật (Luật sư tư vấn), cố vấn cho các công ty (Luật sư doanh nghiệp) hay các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
1. Luật sư tranh tụng- “Thầy cãi” trên phiên toà
Cũng giống như các Luật sư khác, Luật sư tranh tụng cũng phải trải qua các quá trình để trở thành Luật sư như: phải tốt nghiệp đại học Luật hay các trường khác có đào tạo cử nhân Luật, hoàn thành khóa đào tạo Luật sư, tập sự hành nghề Luật sư, kiểm tra tập sự hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư tổ chức, được cấp chứng chỉ gia nhập Đoàn Luật sư và đóng đoàn phí rồi mới hành nghề Luật sư tại tổ chức hoặc công ty Luật (có thể hành nghề với tư cách cá nhân khi đăng ký với Sở tư pháp nơi hành nghề). Hằng năm, các Luật sư sẽ tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm để nâng cao và cập nhật thêm kiến thức. Ngoài ra các Luật sư tranh tụng cũng nên mua thêm cả Bảo hiểm trách nhiệm nghề Luật sư vì Luật sư tranh tụng là những người có thể gặp rất nhiều rủi ro trong các vụ án thương mại lớn hay các trường hợp vì lý do rủi ro nghề nghiệp nào đó mà bị kỷ luật thậm chí thu hồi chứng chỉ hành nghề Luật sư.
Trong quy định Luật hiện hành, chưa có định nghĩa chính thức nào cho Luật sư tranh tụng. Tuy nhiên, có thể hiểu phổ thông tranh tụng hay kiện tụng là hình thức đàm phán, thương lượng hay tranh cãi cốt lõi là đưa ra được lý lẽ thuyết phục cho ý kiến của mình trước các bên đàm phán hay các cơ quan chức năng tố tụng có thẩm quyền. Dưới góc độ thực tiễn hành nghề Luật sư, Luật sư tranh tụng là người sẽ tham gia vào quá trình tranh tụng bắt đầu từ khi khách hàng thực hiện quyền khởi kiện (có thể từ lúc tư vấn khi quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng bị xâm hại), giải quyết vụ án và kết thúc khi có bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án/ trọng tài. Hiện nay, phạm vi hành nghề của Luật sư tranh tụng không chỉ gói gọn trong việc hỗ trợ khách hàng trong các vụ kiện tại cơ quan xét xử như tòa án và trọng tài, các Luật sư tranh tụng còn giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp ngoài tòa án, tức là thông qua biện pháp thương lượng và đàm phán với bên có lợi ích đối lập.
2. Thế nào là Luật sư tranh tụng giỏi?
Ngoài các nguyên tắc chung của nghề Luật sư phải tuân theo như tuân thủ Hiến pháp, sống và làm việc theo Pháp luật, đạo đức hành nghề Luật sư, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, sử dụng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng,...Các Luật sư tranh tụng còn phải có thêm các yếu tố sau:
2.1 Am hiểu chuyên môn về một hay nhiều lĩnh vực nhất định
Trong xã hội hiện nay việc am hiểu tất cả các lĩnh vực dường như là sự bất khả kháng, kiến thức là đại dương bao la còn con người chỉ là vật thể nhỏ bé, Luật sư cũng thế, họ không thể nào am hiểu hết tất cả các lĩnh vực trong khi kiến thức luôn đổi mới và nâng cao hằng ngày. Vì thế, việc lựa chọn một hoặc một số lĩnh vực pháp luật nhất định để nghiên cứu và thực hành chuyên sâu là điều mà một Luật sư tranh tụng giỏi hiện nay thường làm.
Vấn đề này đặt ra thách thức ở mức độ ngày càng cao hơn khi bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Theo đó, sự thay đổi hàng loạt các quy định pháp luật để phù hợp với sân chơi chung của quốc tế sẽ càng đòi hỏi người Luật sư, nhất là Luật sư tranh tụng hoạt động nhiều hơn để nâng cao kiến thức chuyên ngành, bắt kịp những thay đổi của pháp luật trong và ngoài nước.
Với sự biến động và thay đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật sư tranh tụng giỏi không chỉ phải nắm vững quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đó, mà còn phải thường xuyên cập nhật những thay đổi và cách áp dụng vào thực tiễn, đặc biệt là những văn bản hướng dẫn, quan điểm pháp lý của các cơ quan Hành chính nhà nước, Toà án, Viện Kiểm sát cũng như các cơ quan chuyên môn khác.
Ngoài ra, Luật sư tranh tụng giỏi là người có thể chỉ ra các rủi ro và đưa ra những giải pháp pháp lý cho khách hàng trong các vụ việc tranh chấp. Vì vậy, khi bảo vệ cho thân chủ, Luật sư tranh tụng là người thận trọng trong từng ý kiến pháp lý do mình cung cấp, đảm bảo hiểu rõ các quy định pháp luật trong lĩnh vực mà khách hàng đang hoạt động, đồng thời phải biết vận dụng những quy định pháp luật đó vào bối cảnh vụ việc thực tế mà khách hàng đang gặp phải để giải quyết vấn đề.
2.2 Sự nhạy bén trong sự biến động của các khác, đặc biệt là ngành kinh tế.
Một Luật sư tranh tụng giỏi ngoài nắm vững các kiến thức pháp lý chuyên môn còn phải trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng bổ trợ khác để hỗ trợ việc bảo vệ khách hàng trong các vụ án, đạt được hiệu quả và tính thuyết phục cao khi trình bày lập luận của mình trước các cơ quan xét xử. Do phần lớn khách hàng không phải là người có chuyên môn về pháp lý, Luật sư tranh tụng giỏi cần có các kiến thức cơ bản về lĩnh vực hoạt động của khách hàng để có thể giải thích quy định pháp lý dưới góc nhìn của khách hàng nhằm hướng dẫn, thuyết phục khách hàng thông qua sự tư vấn có tính chuyên môn cao của mình.
Đồng thời, việc bổ sung các kiến thức bổ trợ giúp cho luật sư tranh tụng có thể hiểu rõ đặc điểm nghề nghiệp của khách hàng, ngôn ngữ chuyên ngành, đặc điểm của ngành, nghề đó, qua đó giúp luật sư tranh tụng có được góc nhìn toàn diện, cụ thể và chi tiết về các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, từ đó đưa ra được các phương án giải quyết hiệu quả cho khách hàng, tránh tình trạng tư vấn mang tính lý thuyết mà không có tính khả thi.
2.3 Biết ngoại ngữ là ưu thế vượt trội
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Điều này làm cho thị trường pháp lý ngày càng mở rộng, vì thế Luật sư tranh tụng giỏi không chỉ có thể sử dụng tốt một ngoại ngữ mà thậm chí phải nhiều ngoại ngữ khác nhau. Với khả năng này, Luật sư tranh tụng sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với đồng nghiệp bởi khi khách hàng trao đổi các thông tin về vụ việc mà họ yêu cầu, khách hàng sẽ có niềm tin nhiều hơn với người Luật sư mà có thể sử dụng và trao đổi bằng “tiếng mẹ đẻ” của họ-khi khách hàng là người nước ngoài.
Bên cạnh việc hỗ trợ chuyên môn, việc nắm bắt ngoại ngữ và văn hóa của các quốc gia khác còn giúp cho Luật sư tranh tụng chuyên nghiệp tạo dựng được mối quan hệ tối đẹp với khách hàng, để khách hàng có thể yêu cầu luật sư ở những vụ việc khác hoặc giới thiệu Luật sư cho khách hàng tiềm năng khác.
Việc có khả năng về một hay nhiều ngoại ngữ còn giúp Luật sư tranh tụng hiểu rõ bản chất của tranh chấp mà khách hàng đang gặp phải khi nghiên cứu thêm các sách chuyên khảo của nước ngoài, từ đó có thể đưa ra phương án giải quyết chính xác và hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, khi sử dụng ngoại ngữ một cách thành thạo và chuyên nghiệp, Luật sư tranh tụng còn có thể bảo vệ tối đa lợi ích của khách hàng, nhất là khi tham gia đàm phán, tranh luận với đối tác của khách hàng là người nước ngoài.
2.4 Kỹ năng mềm là vũ khí sắc nhọn:
a. Khả năng tranh tụng tại phiên tòa
Tranh luận là việc đưa ra hàng loạt lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục để khẳng định hoặc bác bỏ một vấn đề đang được bàn luận. Đây là kỹ năng quan trọng mà người luật sư tranh tụng giỏi bắt buộc phải có. Trước khi phiên Tòa diễn ra Luật sư tranh tụng không những phải chuẩn bị nội dung trình bày của mình mà còn dự trù các tình huống có thể phát sinh từ sự phản biện của cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng khác. Để phần tranh luận đạt hiệu quả cao, Luật sư tranh tụng phải biết cách lựa chọn từ ngữ, cách diễn đạt dễ hiểu, rõ ràng, cô động và không nên thể hiện thái độ hay dùng ngôn từ đả kích, xúc phạm đồng nghiệp và các cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như những người tham gia tố tụng khác để tránh vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề Luật sư cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng trong vụ việc.
b. Trình bày rõ ràng, chính xác nội dung quan trọng
Luật sư tranh tụng giỏi là người biết cách dùng từ ngữ cách diễn đạt của mình để các bên, đặc biệt là cơ quan tiến hành tố tụng, hiểu rõ ý kiến, nội dung chính xác nhất quan điểm của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Luật sư tranh tụng nên nói rõ ràng, dùng từ chính xác, dễ hiểu, sắc thái nói nên điềm tĩnh, lịch sự và tự tin. Ngoài ra, Luật sư tranh tụng giỏi phải sở hữu thêm khả năng viết sắc sảo, tinh tế, bởi không chỉ nói để tranh luận mà Luật sư cũng cần thường xuyên phải trình bày ý kiến của mình bằng văn bản để bày tỏ quan điểm, nêu ý kiến, kiến nghị để cơ quan tiến hành tố tụng hiểu rõ, suy xét nhằm giải quyết vụ việc. Luật sư cần viết rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, truyền tải đúng trọng tâm nội dung, quan điểm của mình muốn đề cập.
c. Nghiên cứu hồ sơ và phân tích sâu sắc vấn đề
Đã là Luật sư tranh tụng giỏi chắc chắn phải thấm trong mình kỹ năng nghiên cứu và phân tích vấn đề một cách sâu sắc. Vì đây là điểm mấu chốt trong việc tham gia bảo vệ khách hàng. Luật sư cần có khả năng kiên nhẫn đọc và nghiên cứu một khối lượng lớn thông tin, sự kiện và số liệu. Từ đó, đưa ra nhìn nhận đa chiều các thông tin để kết luận bản chất vụ. Đồng thời tìm ra nguyên nhân, điểm trọng yếu và cách giải quyết hợp lý. Sự tư duy này luôn trên cơ sở của sự logic chứ không để suy nghĩ cá nhân hay cảm tính xen vào được. Kiến thức về tâm lý con người, tâm lý tội phạm, kỹ năng nghề nghiệp của luật sư sẽ giúp cho bạn dễ dàng tìm được nguyên nhân của hành vi phạm tội trong các vụ án hình sự.
d. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán
Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với nghề luật nói chung và nghề Luật sư tranh tụng nói riêng. Dù Luật sư có kiến thức chuyên sâu đến mấy, đưa ra được nhiều phương án giải quyết vấn đề nhưng không thuyết phục được khách hàng hoặc đối tác ký kết hợp đồng thì hiệu quả cuối cùng của Luật sư vẫn chỉ là con số không. Trên thực tế, vẫn có các Luật sư tranh tụng chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng này khiến cho hiệu quả tham gia tố tụng của Luật sư chưa chuyên nghiệp làm ảnh hưởng uy tín của Luật sư đồng thời gây ra thất bại cho khách hàng trong các vụ án tranh tụng tại tòa hay các thương vụ đàm phán giao kết hợp đồng.
3. Làm sao để tìm kiếm Luật sư tranh tụng giỏi?
Vì tính quan trọng trong các thương vụ hay các vụ tranh tụng tại tòa mà việc đòi hỏi Luật sư tranh tụng giỏi là rất cần thiết. Tuỳ nhiên không phải ai cũng dễ dàng tìm kiếm cho mình các Luật sư tranh tụng giỏi, sau đây là vài cách giúp mọi người có tham khảo khi chọn Luật sư tranh tụng cho mình khi cần thiết:
3.1 Thứ nhất, qua đánh giá của các website uy tín
Bạn có thể tìm kiếm thông tin về một tổ chức hành nghề Luật sư hoặc một Luật sư (bất kể đó là Luật sư tranh tụng, luật sư tư vấn hay luật sư doanh nghiệp) cũng như kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp của họ trên các website uy tín của ngành luật. Đây là cách phổ thông nhất khi mọi người đều có cho mình các phương tiện để cập nhật và tra các thông tin khi cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể vào trang cá nhân của các luật sư trên Facebook, Youtube,,…hoặc vào website của các tổ chức hành nghề Luật sư để xem được các bài viết và thông tin cụ thể hơn.
3.2 Thứ hai, qua các phương tiện truyền thông
Đa số các Luật sư vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm thường chia sẻ và được mời chia sẻ quan điểm của mình về một số sự kiện pháp lý nổi bật trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đồng thời cũng có thể tìm đọc các bài viết trên báo, tạp chí chuyên ngành hoặc buổi phỏng vấn trên chương trình truyền hình của những Luật sư này, chúng ta sẽ có đánh giá sơ bộ về cách làm việc của họ để xem xét họ có phù hợp với mình hay không.
3.3 Thứ ba, qua sự giới thiệu của người quen
Sư giới thiệu của người quen là một trong số ưu tiên hàng đầu của mọi người trong việc tìm kiếm cho mình các Luật sư tranh tụng giỏi. Thông thường người giới thiệu Luật sư thường là người đã có trải nghiệm với Luật sư được giới thiệu hoặc có quen biết ít nhiều để không làm hại uy tín của mình cũng như mối quan hệ xã hội.
Qua bài viết trên, iLaw hi vọng giúp bạn tìm thấy được thông tin hữu ích khi tra cứu hay có nhu cầu tìm hiểu về Luật sư tranh tụng khi cần thiết. Hãy tiếp tục khám phá các bài viết khác của chúng tôi nếu bạn cần nhiều thông tin hơn nữa
TIN LIÊN QUAN:
Lĩnh vực Cố ý gây thương tích
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư