Trách nhiệm pháp lý khi vay nợ không trả

Nhiều trường hợp bên vay tài sản không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tài sản và khoản lãi cho bên cho vay theo thỏa thuận ban đầu. Vậy trách nhiệm pháp lý khi vay nợ không trả là gì?
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Từ những quy định trên có thể thấy, hai bên có thể thỏa thuận về thời hạn trả nợ, nếu quá thời hạn đó mà bên vay không thể trả thì bên cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án, yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Theo đó, Tòa án sẽ yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Trong trường hợp bên vay vẫn không trả, Tòa án sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại Luật thi hành án dân sự để buộc bên vay phải thực hiện nghĩa vụ. Nếu trong trường hợp bên vay không có bất kỳ tài sản nào để thực hiện nghĩa vụ thì bên vay phải thực hiện nghĩa vụ khi có tiền, đây là một trường hợp khá rủi ro đối với bên cho vay.
Trên đây là những trách nhiệm pháp lý khi vay nợ không trả theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bạn vẫn còn thắc mắc? Hơn 400 Luật sư chuyên về Dân sự trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Lĩnh vực Vay tiền cá nhân
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư