
Hồ Ngọc Hiền Thảo
Tổng cộng: 749
-
Các bước khi bị đánh gây thương tích.
Tôi bị 2 người đánh gãy xương vai, gãy 2 xương, giập phổi. Đã trình báo công an và cần hỏi các bước tiếp theo để khởi tố vụ án hình sự và giám định thương tật.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo đã trả lời
Các bước khi bị đánh gây thương tích.
Để khởi tố vụ án hình sự và tiến hành giám định thương tật, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Liên hệ cơ quan công an: Tiếp tục làm việc với cơ
quan công an nơi bạn đã trình báo để cung cấp thêm thông tin, bằng chứng
hoặc nhân chứng liên quan đến vụ việc. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày bạn
tố giác, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, phải kiểm tra, xác minh và phản
hồi cho bạn về kết quả điều tra, xác minh.
- Yêu cầu giám định thương tật: Bạn có thể yêu cầu cơ quan
công an hoặc viện kiểm sát tiến hành giám định thương tật. Kết quả giám định
sẽ là căn cứ quan trọng để xác định mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
- Cung cấp hồ sơ y tế: Đảm bảo bạn cung cấp đầy đủ
hồ sơ y tế, bao gồm giấy chứng nhận thương tật, kết quả chụp X-quang, và
các tài liệu liên quan khác.
- Hỗ trợ pháp lý: Nếu cần, bạn có thể tìm đến Luật sư hoặc các tổ chức hỗ trợ pháp lý để được tư vấn và hỗ trợ trong quá trình khởi tố.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Trân trọng
- Liên hệ cơ quan công an: Tiếp tục làm việc với cơ
quan công an nơi bạn đã trình báo để cung cấp thêm thông tin, bằng chứng
hoặc nhân chứng liên quan đến vụ việc. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày bạn
tố giác, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, phải kiểm tra, xác minh và phản
hồi cho bạn về kết quả điều tra, xác minh.
-
Đã ra quyết định thi hành án nhưng không thi hành suốt 12 năm
Thưa luật sư! Năm 2013 ,tôi có thua 1 vụ kiện dân sự, phải bồi thường hơn 1 tỷ dồng .Cơ quan thi hành án đã gia quyết định thi hành án đối với căn nhà của tôi để bồi thường số tiền trên.Nhưng sau đó lại không thi hành án nữa cho đến nay <tháng 4/2025>lý do là gì tôi không biết.Trai qua 12 năm im lặng,nay cơ quan thi hành án lại đem cái giấy quyết định thi hành án từ năm 2013 ra đòi thu nhà của tôi.Vậy xin luật sư tư vấn giúp cho là hộ làm vậy có đúng luật không.Xin cảm ơn !
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo đã trả lời
Đã ra quyết định thi hành án nhưng không thi hành suốt 12 năm
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự được quy định tại Điều 30 của Luật Thi hành án Dân sự là 5 năm kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời gian này, cơ quan thi hành án không thực hiện hoặc không có yêu cầu thi hành án, thì quyền yêu cầu thi hành án có thể hết hiệu lực. Còn thời hạn cho việc thi hành hành án thì không có quy định bắt buộc mà tuỳ vào từng trường hợp.
Việc thi hành án kéo dài có thể do một số vụ án có thủ tục pháp lý phức tạp, đòi hỏi nhiều bước xác minh, uỷ thác, người đưuọc thi hành án chết mà chưa tìm đưuọc người thừa kế nghĩa vụ, tài sản của bạn đang bị tranh chấp hoặc có liên quan đến các vụ kiện khác, thì quá trình thi hành án có thể bị đình trệ cho đến khi tranh chấp được giải quyết… Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, cơ quan thi hành án phải thông báo cho bạn biết.
Ngoài ra, sự thay đổi nhân sự hoặc cơ quan phụ trách thi hành án cũng có thể làm chậm tiến độ. Việc cơ quan thi hành án "im lặng" trong 12 năm và sau đó tiếp tục thi hành án có thể không phù hợp với quy định pháp luật, trừ khi có các tình tiết đặc biệt hoặc các thủ tục pháp lý đã được thực hiện trong thời gian đó. Bạn nên:
- Kiểm tra hồ sơ thi hành án: Xem xét các tài liệu liên quan để xác định cơ quan thi hành án đã thực hiện những thủ tục nào trong thời gian qua.
- Khiếu nại hoặc khởi kiện: Nếu bạn cho rằng cơ quan thi hành án đã vi phạm quy định, bạn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Tuy nhiên, bạn cũng cần tính toán đến lợi ích bạn nhận được khi cơ quan thi hành án đã không thi hành bản án trên trong 12 năm, giá trị căn nhà có tăng nhiều hơn so với nghĩa vụ nợ hay không? Bạn cũng đã sử dụng căn nhà trên “miễn phí” trong vòng 12 năm nên so với việc cơ quan thi hành án kê biên năm 2013 thì bạn đã được lợi từ việc chậm trễ này.
Luật Thi hành án dân sự cũng quy định về việc tự nguyện thi hành hành án, do đã có quyết định thi hành án nên việc cơ quan nhà nước thực hiện kê biên, phát mãi căn nhà của bạn chỉ là vấn đề thời gian. Để giảm thiểu thiệt hại (nếu có) thì bạn nên chủ động yêu cầu thi hành án hoặc tự nguyện nộp tiền để thục hiện nghĩa vụ của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Trân trọng.
-
Chủ tịch Công đoàn có quyền đứng ra cho thuê đất của đơn vị không
Chủ tịch Công đoàn có quyền đứng ra cho thuê đất của đơn vị không? Nếu không được phép mà vẫn thực hiện thì vi phạm theo quy định của pháp luật như thế nào?
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo đã trả lời
Chủ tịch Công đoàn có quyền đứng ra cho thuê đất của đơn vị không
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho VPLS Triển Luật, đối với câu hỏi của bạn, VPLS Triển Luật giải đáp như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật dân sự quy định như sau: “Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó”.
Theo quy định này thì một pháp nhân (đơn vị) có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (ký hợp đồng cho thuê đất) của pháp nhân (đơn vị) đó thông qua là người đại diện của mình.
Về phạm vi đại diện, tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật dân sự quy định như sau:
“1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật”.
Như vậy, chủ tịch công đoàn vẫn có thể ký kết hợp đồng cho thuê đất với bên thứ ba nếu được người đại diện theo pháp luật của đơn vị đó có ủy quyền bằng văn bản. Phạm vi đại diện của Chủ tịch công đoàn đối với công việc nêu trên được xác định tại nội dung ủy quyền.
Trong trường hợp Chủ tịch công đoàn không có ủy quyền hoặc thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền của đơn vị thì giao dịch ký hợp đồng thuê đất do Chủ tịch công đoàn xác lập sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của đơn vị đó, trừ một số trường hợp đơn vị đó công nhận hoặc không phản đối giao dịch theo quy định tại Điều 142 Bộ luật dân sự năm 2015.
Về hậu quả pháp lý, nếu Chủ tịch công đoàn ký kết hợp đồng cho thuê đất mà không có ủy quyền thì có thể dẫn đến hậu quả là hợp đồng bị vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Về chế tài, nếu Chủ tịch công đoàn không được ủy quyền mà vẫn đại diện ký kết hợp đồng cho thuê đất của đơn vị thì có thể bị xử lý kỷ luật theo nội quy, quy định nội bộ của đơn vị. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi, Chủ tịch công đoàn còn phải chịu trách nhiệm dân sự là bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự.
Lưu ý: Các ý kiến tư vấn trên đây được áp dụng cho trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản thuộc sở hữu riêng của pháp nhân (đơn vị). Trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản Nhà nước hoặc được Nhà nước giao quyền sử dụng thì bạn cần nghiên cứu Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, Luật Công đoàn năm 2012, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ và các quy chế, quy định nội bộ về việc quản lý, sử dụng tài sản của đơn vị bạn nhé.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề mà bạn yêu cầu. Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
-
Gây rối trật tự công cộng
hành vi cụ thể là ném bom xăng vào nhà người dân, những người còn lại trong nhóm gây rối đã bị bắt tạm giam, chỉ có một người không có chủ đích làm hành vi nêu trên ( tức là chỉ đi cùng với nhóm gây rối trật tự chứ không làm gì tổn hại người hay tài sản ) chưa bị bắt và đang có lệnh mời trình diện của xã. Vậy nếu lên trình diện xã lấy lời khai có khả năng chỉ bị phạt hành chính không hay phải bắt tạm giam chờ xử cùng với nhóm người gây rối
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo đã trả lời
Gây rối trật tự công cộng
Chào bạn, trước tiên xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho VPLS Triển Luật.
“Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Trong trường hợp này, người này đi theo nhóm gây rối nhưng không làm gì tổn hại đến tài sản hay sức khỏe của người khác, tuy nhiên cơ quan điều tra sẽ căn cứ lời khai của người này, căn cứ lời khai của các đối tượng khác, căn cứ vào lời khai của người người liên quan và các tài liệu chứng cứ khác để đánh giá, xác định người này có phải là đồng phạm hay không để khởi tố, truy tố, xét xử theo quy định.
Theo đó, Cơ quan điều tra sẽ làm rõ về mặt ý chí người này có cố ý cùng các đối tượng khác thực hiện tội phạm không? có biết các đối tượng khác phạm tội nhưng vẫn tham gia đi cùng không? có sự thống nhất về ý chí và hành động trong việc thực hiện tội phạm không? Cụ thể Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về đồng phạm như sau:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Trường hợp người này có sự bàn bạc cùng với các đối tượng từ trước tùy theo tính chất, mức độ cụ thể của hành vi, người này có thể là đồng phạm với vai trò là người tổ chức hoặc người xúi giục hoặc người giúp sức. Nếu người này có biết về kế hoạch, hành vi gây rối của nhóm đối tượng nhưng không tham gia cũng không tố giác, trình báo với công an trước khi xảy ra vụ việc, thì khả năng cao sẽ bị xem xét hành vi “Không tố giác tội phạm” theo quy định Pháp luật.
Trường hợp nếu không đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi người này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
…
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
…
e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;
…
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;…”
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Để được tư vấn cụ thể hơn hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
-
Tư vấn về li hôn phân chia tài sản
Vợ chồng tôi sống chung trước hôn nhân, tôi và vợ trước hôn nhân không có tài sản ở trọ với gia đình vợ, sau đó tôi có mượn ngân hàng 50tr để cho vợ kinh doanh mỹ phẩm, trong thời gian đó việc kinh doanh phát triển ổn định nhờ sự đóng góp và đồng lòng của cả gia đình, vợ chồng tôi cũng dành dụm được chút ít mua dc vài mẫu đất, một căn chưng cư, và 1 căn nhà đang ở, một số tài sản cá nhân khác, mọi thứ do vợ tôi đứng tên hết và trước hôn nhân. Trong thời gian ở với nhau tôi có đi làm và tiền lương đều gửi cho vợ. Nếu ly dị thì tôi phải ra đi trắng tay phải không. Đây là câu chuyện của tôi được tóm tắt lại với những ý chính
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo đã trả lời
Tư vấn về li hôn phân chia tài sản
Chào bạn, về vấn đề bạn đặt ra như trên, chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau:
Các tài sản bạn đề cập bao gồm vài mẫu đất, một căn chung cư và một căn nhà đang ở cũng như một số tài sản cá nhân khác do vợ bạn đứng tên trước khi đăng ký kết hôn về nguyên tắc sẽ được xem là tài sản riêng của vợ bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn có chứng cứ chứng minh mình có đóng góp công sức, tài chính vào việc tạo lập, duy trì hoặc làm tăng giá trị những tài sản này thì bạn vẫn có quyền yêu cầu chia phần giá trị tài sản do bạn đóng góp tương ứng với khối tài sản đó.
Ngoài ra, việc bạn vay 50 triệu đồng để hỗ trợ vợ bạn kinh doanh cùng với việc tiền lương đi làm đều đưa cho vợ là các căn cứ chứng minh sự đóng góp thực tế của bạn trong việc hình thành và tạo lập khối tài sản đó.
Do đó, bạn cần thu thập bằng chứng về các khoản tiền đã đóng góp: như hợp đồng vay, bảng lương, chứng từ chuyển khoản, tin nhắn trao đổi, v.v. và các chứng cứ chứng minh mối quan hệ sống chung như vợ chồng trước hôn nhân để Tòa xem xét chia cho bạn phần tài sản tương ứng. Tỷ lệ được chia sẽ do Tòa án quyết định căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ bạn và vợ bạn cung cấp và chứng minh.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
-
dân sự
Vợ tôi vô cớ bị 1 thanh niên say rựu đánh gãy tay. tôi đã báo cáo công an địa phương . nhưng cho đến nay đã được 4 ngày rồi , bây gờ tôi muốn đi giám định y khoa thì tôi phải làm những thủ tục gì? để được đi giám định. xin luật sư tư vấn giúp ạ . xin cảm o
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo đã trả lời
dân sự
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho VPLS Triển Luật, đối với câu hỏi của bạn, VPLS Triển Luật giải đáp như sau:
1. Trường hợp phải trưng cầu giám định
Căn cứ theo khoản 1 Điều 205 BLTTHS 2015 quy định:
“Điều 205. Trưng cầu giám định
Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.”
Theo đó, Điều 206 BLTTHS 2015 quy định về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định bao gồm:
“Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động;
5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
6. Mức độ ô nhiễm môi trường.”
Như vậy, việc giám định thương tật nhằm xác định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động trong vụ án hình sự thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định. Theo đó, cơ quan tiến hành tố tụng (Bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) là cơ quan có thẩm ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Yêu cầu cơ quan công an ra quyết định trưng cầu giám định:
Theo quy định trên, bạn cần liên hệ công an địa phương nơi bạn đã báo cáo, trình bày rõ yêu cầu giám định thương tật để xác định tỷ lệ thương tật của vợ bạn. Cung cấp các thông tin liên quan như:- Biên bản tiếp nhận vụ việc (nếu có).
- Hồ sơ y tế, bệnh án, giấy chụp X-quang, hoặc các
giấy tờ liên quan đến việc điều trị gãy tay của vợ bạn.
- Giấy tờ tùy thân của vợ bạn (CMND/CCCD).
Công an sẽ lập hồ sơ và chuyển yêu cầu đến cơ quan giám định (thường là Trung tâm Pháp Y hoặc Viện Pháp y, tùy địa phương).
Bạn nên liên hệ ngay với công an địa phương để yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thụ lý và trưng cầu giám định. Nếu cần, hãy mang theo tất cả giấy tờ y tế và giấy tờ liên quan để hỗ trợ quá trình xử lý. Trong trường hợp phức tạp, hãy liên hệ luật sư hoặc tư vấn pháp lý trực tiếp sẽ giúp bạn đảm bảo quyền lợi tốt hơn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề mà bạn yêu cầu. Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
- Biên bản tiếp nhận vụ việc (nếu có).
-
Sinh con thứ 3
Xin hỏi Luật sư! Vào tháng 11 năm 2023 tôi sinh bé thứ 3 nhưng hiện vẫn chưa bị kỷ luật. Vậy tháng 3. 2025 chính phủ ra hướng dẫn sinh con thứ 3 không bị kỷ luật vậy thì tôi có bị kỷ luật nữa không. Xin cám ơn!
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo đã trả lời
Sinh con thứ 3
Chào bạn, VPLS chúng tôi giải đáp như sau:
Thứ nhất, theo Quy định số 05-QĐi/TW ngày 28/8/2018 của Ban Chấp hành trung ương, đảng viên sinh con thứ ba sẽ bị xử lý kỷ luật. Điều 80 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật; khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Theo Điều 4 Quy định số 69-QĐ/TW, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với đảng viên là 5 năm đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách và 10 năm đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức. Với hành vi sinh con thứ ba, thường được xem là vi phạm chưa đến mức đặc biệt nghiêm trọng nên thời hiệu xử lý kỷ luật sẽ là 5 năm. Bạn sinh con thứ ba vào tháng 11/2023, hành vi này xảy ra trong thời kỳ quy định cũ vẫn còn hiệu lực, tức là bạn vẫn có thể bị xem xét kỷ luật.
Thứ hai, Hướng dẫn 15-HD/UBKTTW của Ban chấp hành trung ương (có hiệu lực từ ngày 20/3/2025) đã bổ sung nội dung “Không xem xét xử lý đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27 tháng 12 năm 2008 sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003 “Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”. Như vậy, từ ngày 20/3/2025 trở đi, các hành vi sinh con thứ ba mới phát sinh sẽ không bị xử lý kỷ luật.
Tuy nhiên, Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định văn bản quy phạm pháp luật không được quy định hiệu lực hồi tố, trừ trường hợp có lợi cho cá nhân, tổ chức và không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Như vậy, trường hợp bạn đã sinh con thứ ba trước ngày 20/3/2025 thì vẫn có thể bị xử lý kỷ luật nếu còn trong thời hiệu xử lý. Tuy nhiên, theo hướng dẫn mới và quy định về hiệu lực hồi tố có lợi, bạn hoàn toàn có thể đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét không xử lý kỷ luật đối với hành vi sinh con thứ ba bằng cách làm văn bản giải trình, nêu rõ thời điểm sinh con, thái độ tự giác, cùng căn cứ vào Hướng dẫn 15-HD/UBKTTW và Luật Ban hành VBQPPL, đề nghị áp dụng theo hướng có lợi cho cá nhân để không bị xử lý kỷ luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ chi tiết các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
-
HÌNH SỰ
DẠ CHO E HỎI, E ĐÃ ĐÓNG PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ TỘI VẬN CHUYỂN THUỐC LÁ NHẬP LẬU ( SỐ LƯỢNG 250 BAO), VÀ MỚI CÓ 1 THÁNG E BỊ BẮT LẦN 2 (SỐ LƯỢNG 260 BAO), VẬY E CÓ ĐƯỢC COI LÀ PHẠM TỘI 2 LẦN , HAY TÁI PHẠM NGUY HIỂM KHÔNG. TRƯỜNG HỢP CỦA E THÌ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ, MỨC ÁN CỦA E CÁO NHẤT LÀ BAO NHIÊU NĂM.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo đã trả lời
HÌNH SỰ
Chào bạn, trước tiên xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho VPLS Triển Luật.
Ngày 12/02 bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vận chuyển hàng cấm, đến ngày 24/3 bạn tiếp tục bị bắt về hành vi vận chuyển hàng cấm cụ thể là bạn vận chuyển 260 bao thuốc lá điếu nhập lậu, như vậy hành vi của bạn đã cấu thành tội “Vận chuyển hàng cấm” quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
“Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
…
b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
…
e) Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.”
Để được xem xét áp dụng hình phạt thấp nhất bạn cần hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, bạn phải thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi của mình đã làm. Nếu không thể tự mình bào chữa thì bạn nên nhờ Luật sư để làm cùng bạn tham gia làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng và bào chữa cho bạn tại phiên tòa để bảo về tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Để được tư vấn cụ thể hơn hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể
-
ly hôn
chào Luật sư ạ, em nhờ luật sư tư vấn hỗ trợ cho e trường hợp của em ạ. em chuẩn bị ly hôn, giữa tụi e có 2 người con, 1 bé 6 tuổi và 1 bé 29 tháng tuổi. Theo như e tìm hiểu thì bé dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ nuôi dưỡng, bé 6 tuổi thì tùy vào nguyện vọng của bé, nhưng giờ em muốn nuôi cả 2 bé thì e phải làm như thế nào ạ, mong được luật sư hỗ trợ ạ. e cảm ơn nhiều ạ
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo đã trả lời
ly hôn
Đúng như chị tìm hiểu, theo nguyên tắc tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quyền nuôi con khi ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Còn nguyện vọng của bé muốn được cha hay mẹ nuôi dưỡng chỉ đặt ra khi bé từ 07 tuổi trở lên. Trong trường hợp của chị, bé lớn mới 6 tuổi nên quyền nuôi con của cha và mẹ là như nhau. Để nuôi con, trước tiên chị hãy tiến hành thỏa thuận với chồng, nếu không thống nhất được ý kiến thì Tòa án sẽ quyết định người nào sẽ trực tiếp nuôi con, dựa trên quyền lợi ở mọi mặt của con. Có thể xét đến:
· Điều kiện về cơ sở vật chất: nơi ở ổn định, tài chính, sinh hoạt, môi trường học tập, giáo dưỡng,…Theo đó, đôi bên có thể trình các giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và cách nuôi dưỡng con cái lên Tòa. Đây là yếu tố quan trọng quyết định quyền nuôi con. Cha hoặc mẹ nhận quyền nuôi con phải đảm bảo được năng lực tài chính để đảm bảo cho con của họ có cuộc sống ổn định, điều kiện sinh hoạt tốt nhất.
· Điều kiện về tinh thần: Thời gian chăm sóc, giáo dưỡng, tình cảm, cũng như điều kiện về môi trường sinh sống, học tập, vui chơi giải trí. Yếu tố này thể hiện việc một bên cha hoặc mẹ sau khi ly hôn sẽ dành thời gian chăm sóc con, tạo môi trường phát triển, trưởng thành của con. Đảm bảo trao cho con tình thương và không có hành vi bạo hành, hay tiếp xúc với tệ nạn xã hội.
Với kinh nghiệm đa dạng trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn trong toàn bộ quá trình này từ tư vấn đến đại diện trao đổi với chồng và thực hiện quy trình tố tụng tại Tòa để đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ một cách tối ưu.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Để được tư vấn cụ thể hơn hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
-
Xúc phạm danh dự, vu khống
Chồng tôi ngoại tình với người khác có con, hiện tại anh đã quay về bên tôi, nhưng tôi vẫn đồng ý việc anh cấp dưỡng cho hai mẹ con cô ấy ( dù đã có thỏa thuận từ trước là cô ấy không cần chồng tôi cấp dưỡng). Tôi đã rất thông cảm với hoàn cảnh mẹ con cô ấy và ngỏ lời với chồng tôi, tôi sẽ chăm sóc tốt cho đứa bé nếu cô ấy chịu giao con cho 2 vợ chồng tôi nuôi. Cô ấy quyết định không chịu như thế. Không dừng lại ở đó, cô ấy còn gửi tôi những đoạn tin nhắn xúc phạm, vu khống tôi ở với rất nhiều đàn ông khác đã có vợ con,. Tôi thật không hiều, tôi đã làm gì em ấy đâu, hiện tại em ấy đang chăm sóc bé ( 4 tháng tuổi). Em ấy cũng không có khả năng nuôi bé, và đem bé gửi lên chùa nhờ các thầy hỗ trợ chăm sóc. Với đoạn tin nhắn e ấy gửi cho tôi có đủ căn cứ để bắt lỗi e ấy không? Và hai vợ chồng tôi có được quyền nuôi đứa bé khi cô ấy không đủ khả năng nuôi con không?
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo đã trả lời
Xúc phạm danh dự, vu khống
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho VPLS Triển Luật, đối với câu hỏi của bạn, VPLS Triển Luật giải đáp như sau:
1. Về hành vi nhắn tin xúc phạm, vu khống bạn – có đủ căn cứ xử lý hình sự hoặc dân sự không?
Theo thông tin bạn cung cấp, nếu người phụ nữ đó gửi tin nhắn với nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm bạn, bạn có quyền yêu cầu xử lý theo pháp luật.
➤ Căn cứ pháp lý:
· Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017): Tội vu khống
· Điều 155 Bộ luật Hình sự: Tội làm nhục người khác
· Điều 592 Bộ luật Dân sự: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Nếu bạn lưu giữ đầy đủ tin nhắn, đoạn ghi âm hoặc chứng cứ chứng minh người này đã nói sai sự thật với mục đích xúc phạm danh dự bạn thì có thể gửi đơn đến công an xã/phường nơi người đó cư trú hoặc khởi kiện dân sự đòi bồi thường danh dự.
Tuy nhiên, cơ quan công an sẽ thường hòa giải lần đầu, lập biên bản/cảnh cáo nhắc nhở/yêu cầu chấm dứt hành vi/xin lỗi công khai … nếu chưa đến mức nghiêm trọng hoặc chưa có hậu quả lớn, nhưng nếu tái phạm hoặc xúc phạm nghiêm trọng thì có thể bị phạt hành chính hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành.
2. Về quyền nuôi con – vợ chồng bạn có thể giành quyền nuôi con không?
Hiện tại, cháu bé 4 tháng tuổi, đang sống cùng mẹ đẻ nhưng mẹ cháu lại đem bé gửi lên chùa nhờ nhà chùa chăm sóc. Đây là yếu tố rất đáng chú ý về quyền nuôi con.
➤ Về mặt pháp luật:
Theo Điều 81 và 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, quyền nuôi con sau khi ly hôn hay khi không chung sống của cha mẹ phụ thuộc vào lợi ích tốt nhất của đứa trẻ. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi, về nguyên tắc, giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện.
Tuy nhiên, nếu bạn chứng minh được rằng:
i. Mẹ đứa bé không trực tiếp chăm sóc mà đem gửi con lên chùa (có thể coi là bỏ mặc, thiếu điều kiện chăm sóc),
ii. Vợ chồng bạn có đủ điều kiện về tài chính, tinh thần, đạo đức, môi trường sống để nuôi dưỡng và chăm sóc tốt hơn,
iii. Và nếu có thêm sự đồng thuận của bạn, chồng bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định (1) công nhận quan hệ cha – con với đứa trẻ và (2) giao quyền nuôi con cho chồng bạn. Chồng bạn là người có tư cách khởi kiện chứ không phải bạn.
Tòa án sẽ ưu tiên “lợi ích tối đa cho trẻ em”, không phải vì người mẹ sinh ra bé mà mặc nhiên được quyền nuôi bé suốt đời.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Triển Luật về vấn đề mà bạn yêu cầu. Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.