
Đoàn Văn Nên
Tổng cộng: 63
-
li hôn
em muốn li hôn với chồng, chồng hay bạo hành em, đã hoà giải ko thành , giờ em muốn li hôn thì ông chồng giở qủe không chịu , luật sư tư vấn em cần làm sao , nhà em có 1 mảnh đất và nhà trên đó tầm 5 tỷ tại đà nẵng . con hai đứa 1 đứa 22t 1 đứa 13t , nay nhờ ls tư vấn em cần làm sao để li hôn nhanh ạ , em làm y sỹ lương tầm 7tr/ tháng ạ , anh ấy bộ đội lương là 15tr/tháng
Luật sư Đoàn Văn Nên đã trả lời
li hôn
Chào bạn,
Trường hợp của bạn có thể lý hôn theo dạng Đơn Phương Ly Hôn, không cần chữ ký của chồng bạn.
Bạn tham khảo các bước sau đây, để thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương
- Đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành theo mẫu;
- Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…
- Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng;
- Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;...
Bước 2: Nộp đơn ly hôn đơn phương
Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, khi yêu cầu ly hôn đơn phương, người có yêu cầu phải nộp đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Bước 3: Xem xét giải quyết ly hôn đơn phương
Thủ tục ly hôn đơn phương được thực hiện như thủ tục của một vụ án dân sự. Do đó, theo quy định của BLTTDS 2015, thời gian ly hôn đơn phương phải trải qua các giai đoạn: Chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa…
Bước 4: Nộp án phí ly hôn đơn phương
Sau khi nộp án phí vụ việc của bạn sẽ được tòa giải quyết theo quy định pháp luật.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ: 0387 165 730 (zalo: Nguyễn Thông) - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Nguyễn Đoàn.
-
giật hụi
em góp hụi 300tr nhưng chủ hụi đi trốn luôn , chủ hụi ở chỗ em là đức trọng lâm đồng , giừo trốn biệt tăm , xin luật sư chỉ em cách kiện và các thủ tục kèm theo ạ
Luật sư Đoàn Văn Nên đã trả lời
giật hụi
Chào bạn.
Mình thật sự đồng cảm với bạn về vụ việc. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc khởi kiện đối với chủ hụi/ hoặc làm đơn tố giác trong trường hợp có dấu hiệu hình sự.
- Đối với việc khởi kiện: Bạn cần làm đơn khởi kiện, kèm theo các tài liệu chứng cứ như: hợp đồng (nếu có), biên nhận tiền giao dịch giữa bạn và chủ hụi, các giấy tờ giao nhận tiền khác...
- Đối với việc làm đơn tố giác hình sự: vụ việc cần được Luật sư xem xét kĩ rồi mới viết đơn tố giác (nếu có dấu hiệu hình sự).
Vụ việc của bạn tương đối phức tạp, và có nhiều yếu tố cần được Luật sư nhận định đánh giá. Trong trường hợp bạn cần tư vấn thêm về vụ việc, xin vui lòng liên hệ: 0387 165 730
-
Hỏi về luật thừa kế
Ba và mẹ em là vợ chồng hợp pháp, có 2 người con gốm 20 tuổi và 1 người 16 tuổi. Năm 2018 ba em lập di chúc với nội dung chính là để lại toàn bộ tài sản cho bà hàng xóm. Năm 2020 ba em qua đời. Ba và mẹ có tài sản chung là ngôi nhà 3 tỉ. Cho em hỏi là di sản của ba sẽ được chia như thế nào ạ! Em cảm ơn
Luật sư Đoàn Văn Nên đã trả lời
Hỏi về luật thừa kế
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Luật sư. Luật sư tư vấn theo nội dung bạn đã gửi, cụ thể như sau:
Xác định tài sản chung của cha mẹ bạn như sau:
Tài sản chung căn nhà trị giá 3.000.000.0000 đồng (Ba tỷ đồng).
Thừa kế theo di chúc:
Căn cứ vào Điều 630 Bộ luận Dân sự 2015 quy định về Di chúc hợp pháp như sau:
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Phân chia di sản ba bạn để lại:
- Tài sản chung của ba mẹ bạn là căn nhà trị giá 3.000.000.000 đồng (Ba tỷ đồng). Nên di sản ba bạn để lại là ½ căn nhà trị giá 1.500.000.000 đồng (Một tỷ năm trăm ngàn đồng).
- Theo quy định của Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 về những người được thừa kế không theo di chúc, theo đó thì ông bà nội bạn, mẹ bạn, em bạn (con chưa thành niên) là những người được thừa kế bất kể là có di chúc hay không.
- Theo nội dung trình bày của bạn, chúng tôi hiểu rằng ông bà nội đã chết. Như vậy có 2 người được thừa kế không phụ thuộc vào di chúc sẽ được hưởng ít nhất 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp này có 3 suất thừa kế theo pháp luật đối với di sản của ba bạn để lại, gồm có: mẹ bạn, em bạn và bạn:
§ Một suất thừa kế theo pháp luật có giá trị là: 1.500.000.000/3 = 500.000.000 đồng
§ 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật là: 333.000.000 đồng
Vậy mẹ bạn và em bạn được hưởng 333.000.000 đồng/người x 2 = 666.000.000 đồng.
- Phần di sản còn lại để phân chia theo di chúc là: 1.500.000.000 – 666.000.0000 = 834.000.000 đồng.
Bà hàng xóm sẽ hưởng di sản ba bạn để lại theo di chúc là: 834.000.000 đồng (Tám trăm ba mươi bốn ngàn đồng)
Để thực hiện việc thừa hưởng di sàn này, bạn làm Tờ tường trình quan hệ nhân thân của Ba của bạn; rồi nộp hồ sơ khai nhân Di sản thừa kế theo di chúc tại Văn phòng Công chứng gồm Di chúc, Tờ tường trình quan hệ nhân thân, giấy tờ nhà đất là di sản thừa kế, giấy tờ nhân thân có liên quan đến gia đình từ bà Nội của bạn trở xuống. Sau khi được niêm yết 15 ngày và ký công chứng thì thực hiện thủ tục nộp thuế tại Chi cục thuế và đăng bộ cập nhật Giấy chứng nhận chủ quyền nhà đất sang tên những người thừa kế tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành có liên quan và trên cơ sở kinh nghiệm của chúng tôi về vấn đề bạn yêu cầu có ý kiến. Nếu có điều gì chưa rõ bạn có thể liên hệ Luật sư Đoàn Văn Nên, điện thoại: 0903328166 để được tư vấn thêm. Trân trọng./.
-
Dạ về vấn đề về việc hoàn tiền sau hợp đồng không thành công
Dạ cho em Xin ý kiến về việc như này. Em có 1 hợp dồng về việc mua 1 căn hộ trả tiền theo đợt. Sau khi em đóng được tầm 3 4 tháng trên 9 tháng như trong hợp đồng thì việc xây dựng căn hộ xuất hiện lỗi và đang dừng thi công nên hiện bên em quyết định muốn hoàn tiền lại. Bên phía cty cũng đã đồng ý mong muốn nay và hẹn vào 1 ngày để trả tiền. Nhưng tới hẹn thì cty nói là hiện thu nhập không đủ nên Xin phép bên em để gia hạn và bên em đồng ý. Nhưng tới hẹn lần gia hạn đó thì cty lại chưa hoàn lại tiền và có ý muốn được tiếp tục gia hạn lần 2. Nhưng lần này bên phía em không có ý định đó thì bên em cần phải làm những gì vậy ạ? Và nếu việc này bắt buộc cần luật sư thì bên em phải làm theo những bước gì vậy ạ? Dạ em Xin cảm ơn.
Luật sư Đoàn Văn Nên đã trả lời
Dạ về vấn đề về việc hoàn tiền sau hợp đồng không thành công
Chào bạn, chúng tôi xin phép được tư vấn cho bạn như sau:
Trên cơ sở câu hỏi của bạn chúng tôi căn cứ quy định của Luật đất đai năm 2013, Luật nhà ở năm 2014, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ Tố tụng luật Dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan, chúng tôi xin phép được trả lời câu hỏi bạn như sau:
Căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Bên cạnh đó, tại Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp bạn không muốn tiếp tục gia hạn theo lời đề nghị của chủ đầu tư thì bạn có thể liên hệ chủ đầu tư để thỏa thuận thanh lý hợp đồng. Trường hợp bạn nhận thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm thì bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Theo đó, “Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.”
Bạn cũng cần lưu ý rằng, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành có liên quan và trên cơ sở kinh nghiệm của chúng tôi về vấn đề bạn yêu cầu có ý kiến.
Nếu có điều gì chưa rõ bạn có thể liên hệ Luật sư. ĐOÀN VĂN NÊN, điện thoại: 0903328166 để được tư vấn thêm.
-
Đất đai
E có một mảnh đất ở Thanh Hóa muốn bán sổ đỏ mang tên bố e ..nhưng bố e giờ bị tâm thần phân liệt nên k đủ hành vi dân sự vậy cho hỏi nếu muốn bán thì mình cần những giấy tờ thủ tục như thế nào ạ
Luật sư Đoàn Văn Nên đã trả lời
Đất đai
Luật sư trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Luật sư. Luật sư tư vấn theo nội dung bạn đã gửi, cụ thể như sau:
Do nội dung bạn nên trên chưa đầy đủ dữ liệu (mẹ bạn còn sống không, gia đình bạn có bao nhiêu anh/chị/ em). Tôi giả sử trong trường hợp này mẹ bạn còn sống và bạn có anh, chị. em.
Khi bố bạn bị bệnh tâm thần phân liệt không có khả năng điều khiển được hành vi (không thể tự mình đứng ra thực hiện các giao dịch dân sự được) thì theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 “ Mất năng lực hành vi dân sự” quy định như sau:
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Trong trường hợp bạn nêu trên, muốn bán mảnh đất trên, mẹ bạn và các anh chị em trong gia đình bạn nộp đơn lên Tòa án yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố, bố bạn bị mất năng lực hành vi dân sự. Lúc này, các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của bố bạn sẽ được thông qua người giám hộ.
Theo quy định tại Điều 53 Bộ luật Dân sự năm 2015 về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự quy định
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Để người giám hộ (tức là bạn) tiến hành các giao dịch dân sự một cách hợp pháp đối với tài sản của người được giám hộ ( bố bạn) thì cần phải có người giám sát người giám hộ. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 “ Giám sát việc giám hộ” thì:
“ Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.
Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.”.
Nghĩa là, trong trường hợp này gia đình bạn phải cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ, người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong hợp đồng mua bán nhà ở ngoài chữ ký của bạn ra còn phải có cả chữ ký của người giám sát việc giám hộ.
Để bán được đất trong trường hợp trên thì mẹ bạn và các anh chị em phải thực hiện những công việc sau đây:
- Thứ nhất, nộp đơn lên Tòa án yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố bố bạn bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Thứ hai, bạn cần làm thủ tục đăng ký giám hộ bằng cách làm đơn yêu cầu đăng ký việc giám hộ đương nhiên (theo mẫu) nộp tại UBND xã, phường, thị trấn. Khi làm thủ tục cần nộp các tài liệu sau:
+ Giấy khai sinh của người giám hộ;
+ Sổ hộ khẩu gia đình của người giám hộ;
+ Chứng minh nhân dân của người giám hộ;- Thứ ba, gia đình bạn phải cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ.
Sau khi thực hiện các công việc trên, bạn có thể bán đất theo sự đồng ý của các thành viên trong gia đình bạn.
Trên đây là toàn bộ ý kiến của chúng tôi liên quan đến vấn đề mà bạn yêu cầu tư vấn dựa trên tài liệu, hồ sơ bạn cung cấp.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua điện thoại số: 0903 328 166 để được giải đáp.
Trân trọng.
-
Đăng ký giám hộ
Tôi đã có 1 con trai 11 tuổi, và nay tôi đã kết hôn với người chồng sau. Nên tôi muốn hỏi là tôi có cần đăng ký cho người chồng sau của tôi, là người giám hộ cho con tôi không? Vì sắp tới chồng sau của tôi sẽ là người làm hồ xơ và thủ tục chuyển trường và nhập học cho con của tôi. Kính mong được giúp đỡ.
Luật sư Đoàn Văn Nên đã trả lời
Đăng ký giám hộ
Chào bạn, chúng tôi xin phép được tư vấn cho bạn như sau:
Trên cơ sở câu hỏi của bạn chúng tôi căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan, chúng tôi xin phép được trả lời câu hỏi bạn như sau:
Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật Dân sự năm 2015 để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Đối với người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Căn cứ khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự năm 2015, Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Trường hợp bạn nêu, bạn là mẹ của người chưa thành niên, bạn cũng không rơi vào điểm b khoản 1 Điều 47 nên bạn không cần đăng ký chồng sau của mình làm giám hộ cho con.
Bên cạnh đó, Điều 52 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Trường hợp người chưa thành niên không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Căn cứ vào quy định pháp luật mà chúng tôi phân trích ở trên, bạn không cần đăng ký thủ tục người giám hộ cho chồng sau của bạn. Trường hợp chồng sau của bạn muốn làm hồ sơ, thủ tục chuyển trường và nhập học cho con của bạn thì có thể thực hiện với vai trò khác. Chồng sau của bạn có thể chứng minh là chồng hợp pháp của bạn để làm hồ sơ và thủ tục chuyển trường và nhập học cho con bạn mà không phải làm giám hộ.
Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành có liên quan và trên cơ sở kinh nghiệm của chúng tôi về vấn đề bạn yêu cầu có ý kiến.
Nếu có điều gì chưa rõ bạn có thể liên hệ Luật sư. ĐOÀN VĂN NÊN, điện thoại: 0903328166 để được tư vấn thêm.
-
HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH BỊ ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19 ĐƯỢC NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ GÌ?
Tôi là hướng dẫn viên du lịch tại Đà Nẵng, đã trôi qua mấy tháng nay công việc của tôi bị ngừng lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vừa qua tôi được biết thông tin Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 23 hỗ trợ người lao động gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi có thuộc đối tượng hưởng chính sách đó của nhà nước không? Nếu có thì mức tiền tôi được nhận là bao nhiêu và tôi cần phải chuẩn bị những hồ sơ gì để có thể hưởng chính sách của nhà nước.
Luật sư Đoàn Văn Nên đã trả lời
HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH BỊ ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19 ĐƯỢC NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ GÌ?
Luật sư trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Luật sư. Luật sư tư vấn theo nội dung bạn đã gửi, cụ thể như sau:
Căn cứ vào Mục II Chương 8 Quyết định số 23/QĐ/TTg ngày 07 tháng 07 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cụ thể như sau:
§ Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Hướng dẫn viên du lịch được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
- Có thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định của Luật Du lịch.
- Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa; có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
§ Mức hỗ trợ và phương thức chi trả
- Mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người.
- Phương thức chi trả: Trả 01 lần cho người lao động.
§ Hồ sơ đề nghị:
- Đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 23/QĐ/TTg ngày 07 tháng 07 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây:
ü Bản sao hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến thời điểm nộp hồ sơ.
ü Thẻ hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.
§ Trình tự, thủ tục thực hiện:
- Hướng dẫn viên du lịch có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ sơ đề nghị đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (sau đây gọi chung là cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh) nơi cấp thẻ cho hướng dẫn viên du lịch. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.
- Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, lập danh sách đề nghị hỗ trợ trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ của cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo thực hiện hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là toàn bộ ý kiến của chúng tôi liên quan đến vấn đề mà bạn yêu cầu tư vấn dựa trên tài liệu, hồ sơ bạn cung cấp.Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua điện thoại số: 0903 328 166 để được giải đáp.
Trân trọng.
-
ĐẤT NẰM TRONG QUY HOẠCH CÓ ĐƯỢC CẤP SỔ ĐỎ?
Nhà tôi được xây dựng từ năm 2000, nhưng chưa có sổ đỏ và không có tranh chấp, nhưng khi lên đăng ký để làm sổ đỏ thì tôi được biết là mảnh đất nhà tôi đang nằm trên một dự án đang quy hoạch. Cho tôi hỏi đất nằm trong quy hoạch có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Tôi xin chân thành cảm ơn mọi người.
Luật sư Đoàn Văn Nên đã trả lời
ĐẤT NẰM TRONG QUY HOẠCH CÓ ĐƯỢC CẤP SỔ ĐỎ?
Chào bạn, chúng tôi xin phép được tư vấn cho bạn như sau:
Trên cơ sở câu hỏi của bạn chúng tôi căn cứ quy định của Luật đất đai năm 2013; Luật nhà ở năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan, chúng tôi xin phép được trả lời câu hỏi bạn như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 99 Luật đất đai năm 2013 có quy định những trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo đó: Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Đối với những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì căn cứ theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014.
Điều 19. Các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
Trường hợp đất của bạn đã được quy hoạch và được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì bạn được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp, Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật đất đai 2013.
Đối chiếu với thông tin bạn cung cấp thì mảnh đất nhà bạn đang nằm trong diện quy hoạch, tuy nhiên bạn không cung cấp thông tin về việc quy hoạch mảnh đất đó đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất hay chưa, do vậy có 2 trường hợp có thể xảy ra:
- Nếu gia đình bạn chưa nhận được thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của UBND huyện và đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 hoặc Điều 101 Luật Đất đai 2013, thì gia đình bạn được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật trong đó có việc đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Nếu gia đình bạn đã nhận được thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của UBND huyện (quy định tại khoản 2, Điều 66, Luật Đất đai năm 2013) thì thửa đất gia đình bạn đang sử dụng thuộc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Về phần nhà xây dựng năm 2000, bạn chưa cung cấp thông tin nhà xây dựng có Giấy phép xây dựng hay không?; Có Quyết định xử lý vi phạm hành chính về xây dựng hay không? Nên không có cơ sở để tư vấn chính xác cho bạn.
Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành có liên quan và trên cơ sở kinh nghiệm của chúng tôi về vấn đề bạn yêu cầu có ý kiến.
Nếu có điều gì chưa rõ bạn có thể liên hệ Luật sư. ĐOÀN VĂN NÊN, điện thoại: 0903328166 để được tư vấn thêm.
-
Mở thừa kế
Mẹ em là người trong gia đình nhiều con.ông bà mất hết.không có di chúc.tài sản mấy chú tự chia.riêng chú út hưởng phần nhiều.mẹ em không có.chú ut không đồng ý chia do mẹ em là con gái.xin hỏi mẹ em có được hưởng phần tài sản của chú út không. Em cảm ơn!
Luật sư Đoàn Văn Nên đã trả lời
Mở thừa kế
Luật sư trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Luật sư. Luật sư tư vấn theo nội dung bạn đã gửi, cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
{…….}
Hay tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hiệu thừa kế, quy định:
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
§ Như vậy, phần tài sản bạn nêu trên là của bà bạn để lại sẽ được chia đều theo quy định của pháp luật, cho những người thừa kế thứ nhất bao gồm Anh/ Chị / Em của mẹ bạn. Mẹ bạn được hưởng một phần di sản do bà của bạn để lại. Nếu Anh/ Chị/ Em của mẹ bạn không thỏa thuận được về vấn đề phân chia di sản thừa kế mà bà bạn để lại và chưa hết thời hiệu chia thừa kế. Mẹ bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
§ Hồ sơ bao gồm:
- Đơn khởi kiện;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và tài sản khác gắn liền với đất mang tên bà bạn;
- Giấy chứng tử của ông/ bà bạn;
- Giấy khai sinh của các người con của ông/bà bạn.
v Trên đây là toàn bộ ý kiến của chúng tôi liên quan đến vấn đề mà bạn yêu cầu tư vấn dựa trên tài liệu, hồ sơ bạn cung cấp.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua điện thoại số: 0903 328 166 để được giải đáp.
Trân trọng.
-
Hành vi trộm cắp tài sản của công dân đưới 2 triệu đồng
Tôi có đi chơi cùng bạn về thì thấy 1 nhà đang không có ai ở nhà, tôi và người bạn N rủ nhau vào lấy trộm một cái máy cắt cỏ khoảng 2 triệu đồng và mang đi bán được 200 trăm nghìn đồng.ngày hôm sau thì tôi và anh N bị công án điều tra bắt giữ và lập biên bản lời khai và tường trình. Và biên bản kiểm điểm Vậy tôi hỏi luật sư là tôi và anh N sẽ bị sử phạt như thế nào. Mong luật sư giúp tôi và sớm phản hồi
Luật sư Đoàn Văn Nên đã trả lời
Hành vi trộm cắp tài sản của công dân đưới 2 triệu đồng
Chào bạn, chúng tôi xin phép được tư vấn cho bạn như sau:
Trên cơ sở câu hỏi của bạn chúng tôi căn cứ quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan, chúng tôi xin phép được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Đối với tài sản trộm cắp (tang vật) cơ quan điều tra sẽ xem xét cho định giá tài sản (tang vật) để có cơ sở xứ lý đúng quy định pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì đối với hành vi trộm cắp tài sản có trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì bạn sẽ bị truy cúu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất lên đến 03 năm tù.
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Đối với trường hợp phạm tội: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; Hành hung để tẩu thoát; Tài sản là bảo vật quốc gia; Tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù lên đến 07 năm.
Nếu bạn chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, tuổi chịu trách nhiệm hình sự là: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Trong trường hợp, hành vi của bạn chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định nêu trên thì có thể bị xử phạt vi phạm hình chính theo điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013. Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 thì Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.
Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành có liên quan và trên cơ sở kinh nghiệm của chúng tôi về vấn đề bạn yêu cầu có ý kiến.
Nếu có điều gì chưa rõ bạn có thể liên hệ Luật sư. ĐOÀN VĂN NÊN, điện thoại: 0903328166 để được tư vấn thêm.