
Dương Thị Hường
Tổng cộng: 56
-
Luật giao thông
Luat su cho e hoi bố em di bộ bị xe máy đi cùng chieu đâm vào thì giờ ra pháp luât thì nguoi di bộ dung hay sai ạ....nếu xe máy đâm vào thì họ co the bị chịu trách nhiệm hình sự nhu the nào ạ
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Luật giao thông
Theo quy định của pháp luật, người đi xe máy là người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ so với người đi bộ.
Cơ bản thì người đi xe máy đâm vào người đi bộ là sai do không kiểm soát được tốc độ, không điều khiển được nguồn nguy hiểm cao độ, gây thiệt hại cho người đi bộ thì phải bồi thường.
Tuy nhiên, nếu người đi bộ có lỗi thì phải xem xét mức độ lỗi của người đi bộ.
Nếu người đi bộ có lỗi thì người đi xe máy có thể không phải bồi thường nếu người đi xe máy không có lỗi.
Cụ thể vấn đề phải có căn cứ xác minh lỗi.
Thông tin đến bạn,
Luật sư Dương Thị Hường
-
Thời hạn sử dụng đất xây nhà, xưởng
Theo mình được biết người nước ngoài muốn mua xưởng tại tỉnh bình dương thì chỉ có thời hạn sử dụng đất 50 năm vậy nếu là người việt thì như thể nào vậy? Có thể sử dụng vô thời hạn...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Thời hạn sử dụng đất xây nhà, xưởng
Chào bạn,
Việc nhận chuyển nhượng Nhà, xưởng của người Việt Nam phụ thuộc vào việc nhà xưởng đó được xây dựng trên đất như thế nào (đất thổ cư hay đất được Nhà nước cho thuê...).
Việc nhận nhượng đúng theo quy định của pháp luật cũng được chuyển nhượng đúng theo quy định của pháp luật.
Thông tin đến bạn,
Luật sư Dương Thị Hường
-
Thủ tục ly hôn
Xin chao, Toi muon tu van thu tuc ly di voi chong, muon duoc nuoi 2 con, gai sinh 2009, trai sinh 2014, duoc tro cap moi be 5 tr/th, tai san khong tranh chap chi mong giai quyet som Cam on
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Thủ tục ly hôn
Chào chị,
Việc ly hôn của chị khi Tòa thụ lý sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.
Cháu sinh năm 2009 thuộc trường hợp được Tòa hỏi ý kiến xem muốn ở với ai.
Cháu sinh năm 2014 thuộc trường hợp Tòa căn cứ vào quyền lợi của trẻ xem ở với ai tốt nhất, nếu anh chị không thỏa thuận được.
Mức cấp dưỡng: Tòa căn cứ vào mức thu nhập của bên cấp dưỡng để quyết định mức cấp dưỡng.
Thông tin đến chị,
Luật sư Dương Thị Hường
-
Bị hàng xóm đe dọa và đánh
e có có 1 việc như sau muốn nhờ các luật sư tư vấn giúp. vu việc như sau vào chiều ngày 7/12 mẹ e đi xe đạp ra ngõ thì gặp bà Thoa đi cùng với đưa cháu 4 tuổi đang đi bộ ngược chiều, đứa cháu...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Bị hàng xóm đe dọa và đánh
Chào bạn, trường hợp này gia đình bạn cần nộp đơn lên công an cấp huyện và yêu cầu công an cho đi giám định tỉ lệ thương tật để xác định tỉ lệ thương tật để xác định xem có thể xử lý theo Điều 104 Bộ luật hình sự (1999) hay không nhé.
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân (là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.
Có thể lấy một số trường hợp sau đây trong Bản quy định tiêu chuẩn thương tật (ban hành kèm theo Thông tư số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Liên Bộ Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội \"quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới\") để làm ví dụ:
a. Về trường hợp làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân
Ví dụ: gây thương tích làm mất đốt ngoài (đốt 2) của ngón tay cái hoặc làm mất hai đốt ngoài (2+3) của ngón tay trỏ có tỷ lệ thương tật từ 8% đến 10% (các điểm a và b mục 5, phần IV, Chương I);
b. Về trường hợp làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân
Ví dụ: gây thương tích làm cứng khớp các khớp liên đốt ngón tay giữa (III) ở tư thế bất lợi có tỷ lệ thương tật từ 7% đến 9% (điểm c mục 5, phần IV, Chương I);
c. Về trường hợp làm giảm chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân
Ví dụ: gây thương tích làm một mắt giảm thì lực từ 4/10 đến 5/10, mắt kia bình thường có tỷ lệ thương tật từ 8% đến 10% (mục 7, phần II, Chương VIII);
d. Về trường hợp làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân
Ví dụ: gây thương tích để lại sẹo to, xấu ở vùng trán, thái dương có tỷ lệ thương tật từ 6% đến 10% (điểm b, mục 1, phần I, Chương IV).;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người (được hiểu là trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ hai lần trở lên hoặc của hai người trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) và trong các lần đó chưa có lần nào bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. b. Chỉ áp dụng tình tiết \"phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người\" quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của BLHS để xét xử bị cáo theo khoản 1 Điều 104 của BLHS trong các trường hợp sau đây:
b.1. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ hai lần trở lên mà mỗi lần tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả lần từ 11% trở lên.
Trường hợp trong các lần đó chỉ có một lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 1 Điều 104 của BLHS.
b.2. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) mà mỗi lần tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả các lần từ 11% trở lên.
Trường hợp trong các lần đó chỉ có một người một lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 1 Điều 104 của BLHS.
c. Chỉ áp dụng tình tiết \"phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người\" quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của BLHS để xét xử bị cáo theo khoản 2 Điều 104 của BLHS trong các trường hợp sau đây:
c.1. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ hai lần trở lên mà có ít nhất hai lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.
Trường hợp trong các lần đó chỉ có một lần tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 31% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 2 Điều 104 của BLHS)
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Thông tin đến bạn.
Luật sư Dương Thị Hường
-
Quyền nuôi con
Con tôi năm nay được 1 tuổi . Nếu như ly hôn thì quyền nuôi con sẽ thuộc về ai . Vì nhà chồng có quyền thế tôi sợ không thắng kiện . Và những điều kiện để giành được quyền nuôi con là gì . Mong...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Quyền nuôi con
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Thay đổi người trực tiếp nuôi con khi Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trên đây là các thông tin liên quan gửi đến bạn tham khảo.
Trân trọng,
Luật sư Dương Thị Hường
-
Mức phạt khi điều khiển xe mà chưa có giấy phép lái xe
Người chưa đủ 18 tuổi, điều khiển xe có dung tích xi lanh trên 50 cm3 chưa có giấy phép lái xe do chưa đủ tuổi, xe mượn của gia đình thì bị phạt bao nhiêu?
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Mức phạt khi điều khiển xe mà chưa có giấy phép lái xe
Chào bạn,
Tuổi được điều khiển các loại xe cơ giới
- Dưới 16 tuổi: Xe thô sơ thôi.
- Đủ 16 tuổi thì được điều khiển xe gắn máy;
- Đủ 18 tuổi và có GPLX phù hợp mới được điều khiển xe mô tô trở lên.
Nếu không đủ tuổi để điều khiển các loại xe như trên (đồng nghĩa với việc chưa được cấp GPLX) thì bạn đã vi phạm, có thể bị xử phạt. Điều 21 Nghị định 26/2016/NĐ-CP quy định:
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô
....
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
...
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
6. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;
Nếu chưa đủ 18 tuổi hoặc không có bằng lái (trừ xe gắn máy, dưới 50cm3) thì nghĩa là không đủ điều kiện lái xe. Nếu lái xe thì ngoài việc bị phạt ra, người giao xe (chủ xe) cho người vi phạm sẽ bị phạt theo quy định tại Điểm đ, Khoản 4, Điều 30, Nghị định 46/2016/NĐ-CP:
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư.
Trân trọng!
Luật sư Dương Thị Hường.
-
Tư vấn dành quyền nuôi con sau ly hôn
Con trai tôi cưới vợ năm 2012 và đã có 1 cháu trai, năm 2013 do hai vợ chồng sống không hòa thuận nên được tòa án chấp nhận cho ly hôn và vợ được quyền nuôi con. Năm 2016, hai vợ chồng nó quay trở lại và cùng chung sống với nhau, sống chung với vợ chồng tôi (vì tôi chỉ có 1 con trai).
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Tư vấn dành quyền nuôi con sau ly hôn
Chào bạn,
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi không đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 15 và Khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân gia đình 2014:
Theo quy định của Khoản 2 điều 68 luật Hôn Nhân Gia Đình thì dù nam nữ có kết hôn hay không kết hôn thì con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại luật này. Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Như vậy dù con trong giá thú hay con ngoài giá thú thì quyền giữa cha và mẹ vẫn bình đẳng như nhau, không có sự phân biệt đối xữ.
Quyền nuôi con khi bố mẹ không đăng ký kết hôn
Đối với con dưới 36 tháng tuổi: Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên cho người mẹ nuôi. Luật này được áp dụng theo quy đình Điều 81 luật Hôn Nhân Gia Đình. Nếu cha mẹ có thỏa thuận khác hoặc mẹ không có đủ điều kiện nuôi con thì người cha có quyền nuôi con. Người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng đầy đủ cho con theo quy định của pháp luật.
Đối với con trên 36 tháng tuổi: Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với con trên 36 tháng tuổi sẽ do cha mẹ thỏa thuận, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên sao cho hợp tình, hợp lý để bảo vệ được quyền và lợi ích cho đứa trẻ. Nếu hai bên có tranh chấp về quyền nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Lưu ý rằng các bên phải chứng minh được mối quan hệ cha mẹ và con để Tòa có thể giải quyết.
Đối với trường hợp con trên 7 tuổi: Khi giải quyết trường hợp này Tòa án sẽ xem xét ý kiến của đứa con muốn sống với cha hay với mẹ. Vì vậy ý kiến của đứa trẻ cũng là một căn cứ quan trọng để phân sử quyền nuôi con.
Như vậy, trong trường hợp này, người bố có thể làm đơn khởi kiện giành quyền nuôi con theo quy định tại Khoản 7 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư.
Trân trọng!
Luật sư Dương Thị Hường.
-
Mua đất đứng tên vợ có cần chữ ký của chồng
Gửi luật sư! Tôi muốn mua mảnh đất đứng tên người vợ. Nhưng hiện tại 2 vợ chồng họ đang ở Đài Loan. 1 tuần nữa chị vợ về nước, chồng thì không về. Luật sư cho tôi hỏi bên bán cần làm thủ tục gì để tôi có thể mua được mảnh đất của chị vợ. Cảm ơn luật sư.
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Mua đất đứng tên vợ có cần chữ ký của chồng
Chào bạn,
Đối với trường hợp này, người chồng bên bán được ủy quyền cho người vợ.
Khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định:
“Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền”.
Vì hai vợ chồng bên bán đang cùng ở Đài Loan, nên họ có thể đến đại sứ quán Việt Nam tại Đài Loan để lập hợp đồng ủy quyền việc thực hiện giao dịch chuyển nhượng tài sản chung cho người vợ.
Sau đó bạn và bên bán làm thủ tục chuyển nhượng như bình thường.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư để được tư vấn.
Trân trọng!
Luật sư Dương Thị Hường. -
Thủ tục ly hôn
Tôi lập ra đình năm 2013. Hiện tại tôi có 2 cháu trai. Cháu đầu hơn 3 tuổi. Cháu thứ 2 hơn 10 tháng tuổi. Tôi phát hiện ra chồng mình ngoại tình. Tôi muốn hỏi khi tôi ly hôn thì thủ tục như thế nào...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Thủ tục ly hôn
Chào bạn,
1. Thủ tục ly hôn
Bạn có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết việc ly hôn tới Tòa án nơi chồng bạn đang cư trú.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn khởi kiện về việc ly hôn;
- CMND; Sổ hộ khẩu (Bản sao);
- Yêu cầu cần cung cấp đầy đủ giấy tờ đăng ký kết hôn ( Bản chính giấy đăng ký kết hôn, Nếu không có bản chính thì nộp bản sao có xác nhận sao y );
- Giấy khai sinh của con;
- Trình những văn bản, tài liệu hay những chứng nào liên quan đến tài sản của 2 vợ chồng (Nếu có tranh chấp tài sản).
2. Về con cái và tài sản
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, nếu hai vợ chồng bạn không thỏa thuận được ai là người nuôi con thì Tòa sẽ xem xét theo quy định trên và dựa trên quyền lợi ích tốt nhất cho trẻ để quyết định người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Còn về tài sản chung, về nguyên tắc, tài sản chung sẽ được chia đôi, nếu ai cho rằng đây là tài sản riêng thì phải chứng minh.
“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư để được giải đáp.
Trân trọng!
Luật sư Dương Thị Hường
-
Tư vấn thủ tục bán đất đã có sổ đỏ
Kính gửi Luật sư, Gia đình tôi có mảnh đất khoảng 200 m2 mua từ năm 2002 tại Quận 9 - TP HCM, đã có \"sổ đỏ\". Sổ này do anh ruột tôi đứng tên và trong sổ đỏ ghi là \"hộ .....(tên anh tôi)\", Sổ hộ...
Luật sư Dương Thị Hường đã trả lời
Tư vấn thủ tục bán đất đã có sổ đỏ
Chào bạn,
Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì hộ gia đình sử dụng đất là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 212 BLDS 2015 quy định:
“2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Như vậy, trường hợp bạn nêu phải được sự đồng ý của các thành viên trong hộ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đồng ý đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Người có Năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người tử đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức và hành vi, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Vì em bạn bị tâm thần đang điều trị nên thuộc trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự, nên theo quy định của pháp luật dân sự thì mọi giao dịch liên quan đến tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự do người giám hộ thực hiện và phải có sự đồng ý của người giám sát giám hộ.
Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình:
Khi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình phải được tất cả thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên vào hợp đồng và hợp đồ được công chứng tại Văn phòng công chứng.
Sau đó thì gia đình có thể làm thủ tục chuyển nhượng như bình thường.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư, nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư để được tư vấn.
Trân trọng!
Luật sư Dương Thị Hường.