
Lê Thị Thu Hương
Tổng cộng: 368
-
Thắc mắc về phân chia cổ phần
Chào luật sư! Sau đây tôi xin kể tóm tắt câu chuyện của mình. Tôi là Thuỷ có kinh doanh mở tiệm váy cưới với kinh nghiệm 8 năm. Năm 2023 tôi có mở 1 tiệm váy cưới tại 189 Hoàng Cầu với chi phí bỏ ra ban đầu là 1 tỷ và hoạt động bình thường dù kinh doanh chưa đạt mong muốn nhưng vẫn duy trì được. Tháng 1/2025 qua lời giới thiệu của em họ tôi và chị Liên có gặp nhau và 2 bên có thoả thuận làm chung góp vốn chia lợi nhuận. Theo như đã bàn bạc tôi đề ra phương án c Liên góp 200.000.000 cho 50% cổ phần ( bao gồm 50% tài sản hiện có trong cửa hàng - không bao gồm tên thương hiệu, máy tính, máy in ) để nhận về 50% doanh thu. Tất cả thoả thuận đều được 2 bên trao đổi và nhất trí bằng lời nói không có hợp đồng kí kết. Sau khi thoả thuận xong chị Liên đến làm việc theo công việc được phân công và toàn bộ nhân viên đều được thông báo. Trong quá trình làm việc c Liên không hoàn thành công việc, thay đổi nhân sự khiến rối loạn cửa hàng và bất đồng quan điểm rất nhiều khiến cho mọi kế hoạch không còn theo như ban đầu dẫn đến tôi và c Liên cãi nhau rất nhiều. Sau hơn tháng làm việc đã sảy ra nhiều vấn đề khiến cửa hàng ở 189 Hoàng Cầu phải đóng cửa. Tôi rất buồn và bất ngờ vì mất toàn bộ chi phí đầu tư cũng như tâm huyết xây dựng nên cửa hàng. Sau đó tôi đề nghị dừng hợp tác với chị Liên vì kinh doanh không hiệu quả khiến cho cửa hàng không thể hoạt động tiếp. C Liên không đồng ý và muốn tôi tiếp tục làm tiếp ở 1 cửa hàng khác để xây dựng lại từ đầu. Qua những bất đồng tại cửa hàng ở 189 Hoàng Cầu đã xảy ra nên tôi không muốn hợp tác kinh doanh cùng chị Liên nữa. Luật sư cho tôi hỏi tôi muốn dừng hợp tác sau khoảng thời gian 2 tháng làm chung và đề nghị thanh lý vửa hàng chia 50/50 là đúng hay sai? Hay tôi phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền là 200.000.000 cho chị Liên như ý chị mong muốn? Rất mong nhận được câu trả lời công tâm từ LS ! Tôi xin cảm ơn !
Luật sư Lê Thị Thu Hương đã trả lời
Thắc mắc về phân chia cổ phần
Chào bạn,
Theo thông tin bạn cung cấp, tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Việc chị Liên góp vốn, thỏa thuận chia doanh thu 50% và cùng tham gia điều hành là một dạng hợp đồng hợp tác.
Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng hợp tác và nội dung của hợp đồng hợp tác như sau:
1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.”
“Điều 505. Nội dung của hợp đồng hợp tác
Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
3. Tài sản đóng góp, nếu có;
4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
9. Điều kiện chấm dứt hợp tác.”
Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản và có các nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 505 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo thông tin bạn cung cấp, tất cả thoả thuận đều được 2 bên trao đổi và nhất trí bằng lời nói không có hợp đồng kí kết, tôi đang hiểu rằng giữa bạn và chị Liên chưa ký kết hợp đồng bằng văn bản trên giấy.
Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau:
“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.”
Như vậy, nếu bạn và chị Liên có trao đổi qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì vẫn được coi là giao dịch bằng văn bản.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Dân sự quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức như sau:
“Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.”
Theo đó, nếu giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Như vậy, trong trường hợp giữa bạn và chị Liên chỉ thỏa thuận miệng mà không có văn bản giấy hoặc văn bản điện tử (khoản 1 Điều 119 BLDS năm 2015) thì việc thỏa thuận giữa bạn và chị Liên không có giá trị pháp lý.
Hậu quả của pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.”
Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
-
Tai nạn lao động
Ngày 8/3 tôi đi làm giao hàng cho 1 cty tại đông anh hn trong khi giao hàng bên công ty k đủ an toàn lao động đã làm đổ kiện hàng vào người tôi.tôi bị gãy xương quai xanh gãy 3 xương sườn và tràn dịch màng phổi cấp cứu tại bệnh viện xanh bôn hà nội đến giờ bên gây ra tai nạn chưa bồi thường thiệt hại tiền kinh phí cũng như tiền hồi phục sức khỏe sau tai nạn cho tôi giờ tôi phải làm thế nào
Luật sư Lê Thị Thu Hương đã trả lời
Tai nạn lao động
Chào bạn,
Để tư vấn cụ thể cho bạn, tôi cần bạn cung cấp những thông tin sau:
- Bạn và công ty có ký kết hợp đồng lao động không?
- Bạn có những chứng cứ nào cho rằng công ty không đủ an toàn lao động?
- Bạn có thể kể lại chi tiết sự việc bạn bị tai nạn lao động (thời gian, địa điểm, những ai chứng kiến, ...) ?
- Ngay khi bạn bị tai nạn thì phía công ty đã có những động thái gì?
- Bạn và công ty đã có những trao đổi gì về tai nạn của bạn?
Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
-
Hợp đồng lao động
E muốn hỏi là cty không ký họp đồng lao động k đóng bảo hiểm cho nv thì có bị phạt k ạ
Luật sư Lê Thị Thu Hương đã trả lời
Hợp đồng lao động
Chào bạn,
Cảm ơn câu hỏi của bạn, tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
- Về việc không ký hợp đồng lao động:
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“ …
Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”
Có thể thấy pháp luật quy định trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Trường hợp thuê nhân viên từ 1 tháng trở lên thì công ty phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản.
Như vậy, trường hợp công ty không ký hợp đồng lao động bằng văn bản với nhân viên đang làm việc cho mình từ 1 tháng trở lên hoặc không giao kết hợp đồng bằng lời nói với nhân viên làm việc cho mình dưới 01 tháng là đang vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động.
Khi vi phạm lỗi này, công ty sẽ bị xử phạt hành chính và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động. Theo đó, mức phạt đối với người sử dụng lao động có hành vi không ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên được quy định như sau:
+ Phạt tiền từ 2 triệu đồng - 5 triệu đồng: vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Phạt tiền từ 5 triệu đồng - 10 triệu đồng: vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
+ Phạt tiền từ 10 triệu đồng - 15 triệu đồng: vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
+ Phạt tiền từ 15 triệu đồng - 20 triệu đồng: vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
+ Phạt tiền từ 20 triệu đồng - 25 triệu đồng: vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, trường hợp là các tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì sẽ chịu phạt gấp 02 lần mức phạt nêu trên.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục là phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động.(khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
- Về việc không đóng bảo hiểm cho nhân viên:
Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ;
- Người lao động làm việc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm:
“1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
...”
Căn cứ khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội:
“...
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Theo quy định trên, công ty không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 6, khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp:
“...
6. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.”
Theo đó, người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm bị lập biên bản.
Ngoài ra, buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội và nộp khoản tiền bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề.
Trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện thì ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước.
Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Quy định tại Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
-
Vấn đề về thủ tục nhận cha con
Cho em hỏi: năm nay em 2003 và chồng em 2007, em có em bé dự sinh 15/5 nhưng 28/06 chồng em chỉ mới đủ 18t thì khi đăng ký khai sinh cho con em có được lấy họ cha và thông tin của cha không ạ, em tham khảo luật thấy làm thủ tục nhận cha con, nhưng không biết rằng cha chưa đủ tuổi có ảnh hưởng gì đến việc làm thủ tục này không ạ. Em cám ơn
Luật sư Lê Thị Thu Hương đã trả lời
Vấn đề về thủ tục nhận cha con
Chào bạn,
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nhận con như sau:
“Điều 91. Quyền nhận con
1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.”
Như vậy, quyền nhận con được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình không có quy định về độ tuổi của cha.
Thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con quy định tại Thông tư số 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch như sau:
“Điều 15. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con
1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
2. Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư này. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.”
Như vậy, người có yêu cầu đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con nộp hồ sơ đăng ký khai sinh và đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Bộ phận một cửa của UBND cấp xã có thẩm quyền.
Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
-
Cơ cầu quản lý doanh nghiệp
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24/03/2025 Kính gửi Quí luật sư, công ty luật… Tôi có 3 câu hỏi liên quan đến việc quản lý công ty cổ phần: 1. Giám đốc làm Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần có cần phải là cổ đông góp vốn của công ty? 2. Vai trò của Hội đồng quản trị của công ty cổ phần là gì? Khi Giám đốc làm sai, Hội đồng quản trị có chịu trách nhiệm trước pháp luật? 3. Quyền và trách nhiệm của Hội đồng quản trị trước pháp luật đối với Giám đốc không phải là cổ đông? Tôi cần được trả lời dưới dạng văn bản có thu phí. Qui luật sư vui long báo phí và thời gian trả lời bằng văn bản. Trân trọng, Lâm Tấn Hưng
Luật sư Lê Thị Thu Hương đã trả lời
Cơ cầu quản lý doanh nghiệp
Chào bạn,
Chúng tôi hiểu rằng bạn đang tìm một Công ty luật để tư vấn liên quan đến việc quản lý công ty cổ phần và cần được trả lời dưới dạng văn bản có thu phí. Nếu cần hỗ trợ hoặc muốn trao đổi thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
-
Luật nợ cờ bạc
Mình có cá độ bóng đá với 1 người khác. Và người đó thua mình với số tiền trên 500.000.000vnđ. Và có làm giấy biên nhận nợ. ( có ghi tiền chơi bóng ). Như vậy khi ra pháp luật thì như thế nào
Luật sư Lê Thị Thu Hương đã trả lời
Luật nợ cờ bạc
Chào bạn,
Chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Thứ nhất, hành vi cá độ đá bóng là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Người có hành vi thực hiện cá độ bóng đá sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
- Xử phạt hành chính hành vi cá độ bóng đá:
Căn cứ theo khoản 2, điểm a khoản 6, khoản 7 Điều 28 Nghị định 144/2021/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
“Điều 28. Hành vi đánh bạc trái phép
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.”.
Như vậy, đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí như cá độ bóng đá) với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
Người có hành vi cá độ bóng đá nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định. Ngoài ra còn bị xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
- Xử lý hình sự tội cá độ bóng đá:
Căn cứ theo Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về khung hình phạt như sau:
“Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người có hành vi đánh bạc – cá độ bóng đá sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với khung hình phạt tương ứng nêu trên. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định.
Thứ hai, việc cá cược này có thể bị xác định là giao dịch dân sự bị vô hiệu, căn cứ tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Theo đó, hành vi cá độ bóng đá là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm do đó đây là căn cứ để vô hiệu hóa giao dịch dân sự đã xác lập giữa các bên trước đó.
Đồng thời căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
“Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Như vậy, khi giao dịch dân sự vô hiệu đã bị xác định là vô hiệu thì không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Do đó, người thua cá độ bóng đá không cần phải thực hiện việc trả độ cho bên thắng theo thỏa thuận trước đó.
Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
-
Lao động
Tôi muốn tư vấn về quy trình vụ việc trước khi làm Việc với nhân sự , bộ phận văn hóa ứng xử của công ty
Luật sư Lê Thị Thu Hương đã trả lời
Lao động
Chào bạn,
Câu hỏi của bạn chưa đủ thông tin nên chúng tôi xin phép không trả lời được bạn nhé.
Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
-
Tôi có thể khởi kiện công ty không?
Xin chào các luật sư, tôi là người lao động đã làm việc hơn 5 năm và có hợp đồng vô thời hạn tại một công ty bảo hiểm nhân thọ. Cách đây gần 1 năm, quản lý trực tiếp của tôi ép tôi nghỉ việc bằng những thủ đoạn như: 1. Đánh giá kết quả làm việc năm của tôi ở mức thấp trong khi kết quả kinh doanh của tôi là cao nhất bộ phận (quản lý trực tiếp không thực hiện đánh giá theo quy định của công ty) và khi tôi yêu cầu giải thích thì không thể đưa ra được lý do, và nói rằng đó là quyết định của công ty. 2. Yêu cầu tôi thực hiện hối lộ đối tác một số tiền lớn (500 triệu đồng) bằng cách hợp thức hoá việc mua bán hoá đơn chứng từ khống. Khi tôi từ chối thực hiện thì quản lý trực tiếp của tôi nói rằng tôi có 2 lựa chọn: 1 là bị giáng chức và thuyên chuyển qua bộ phận khác, 2 là tự viết đơn nghỉ việc. Tôi không đồng ý việc bị giáng chức vì không có lý do và cũng không đồng ý bị chuyển qua bộ phận khác. Sau đó quản lý trực tiếp của tôi đốc thúc ép tôi phải nộp đơn nghỉ và tự động đình chỉ mọi hoạt động của tôi. Thời điểm đó tôi bị stress nặng, và đã nộp đơn. Sau đó khoảng 6 tháng, công ty phát hiện các sai phạm tài chính và quản lý trực tiếp của tôi đã bị điều tra và bị phát hiện sai phạm, công ty cũng đã cho nghỉ việc sau đó. Trước và sau khi tôi nghỉ việc, tôi cũng đã speark out vấn đề của tôi với công ty nhưng không nhận được phản hồi. Xin hỏi, với tình huống này và tôi cũng đã nghỉ việc gần 1 năm, tôi có thể khởi kiện công ty để đòi quyền lợi hợp pháp cho mình không? Nếu được, tôi xin tư vấn cụ thể của các luật sư. Xin cảm ơn. P/S: ngoài ra, ở vị trí của tôi, tôi phải làm việc với nhiều bộ phận phòng ban để xử lý các khiếu nại của KH, từ đó, tôi biết được rất nhiều góc khuất và sai phạm của công ty bảo hiểm này, có lẽ, đó là một trong những lý do họ ép tôi phải nghỉ việc.
Luật sư Lê Thị Thu Hương đã trả lời
Tôi có thể khởi kiện công ty không?
Chào bạn,
Để tư vấn cụ thể cho bạn, tôi cần bạn cung cấp thêm những thông tin sau:
- Bạn có thể cho biết chính xác thời điểm và quá trình bạn bị ép buộc nộp đơn nghỉ việc diễn ra như thế nào không?
- Trong khoảng thời gian đó, bạn đã gặp phải những áp lực hoặc hành vi cụ thể nào từ người quản lý?
- Bạn có lưu giữ được các giấy tờ, email, tin nhắn, hay biên bản đối thoại nào liên quan đến quá trình đánh giá công việc hoặc những yêu cầu không hợp pháp từ quản lý không?
- Hợp đồng lao động của bạn có quy định cụ thể về việc chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp bị ép buộc nghỉ việc hoặc xử lý sai phạm trong đánh giá công việc không?
- Bạn đã có tiến hành phản ánh vấn đề này bộ phận, phòng ban nào của công ty? Phản hồi bằng lời nói hay văn bản?
Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
-
Có lấy lại được cọc Citigym không ạ?
Hôm qua em có đến citigym để tư vấn gói tập. Em có cọc 1tr trc để làm thẻ tín dụng thanh toán gói tập, em cũng đã ký vào hợp đồng bên citigym soạn. Nhưng mà hôm nay bên ngân hàng báo với em là không thể làm thẻ tín dụng cho em được vì em có vay tín chấp ở nhiều nơi. Em liên hệ với bên citigym để nói huỷ thì họ nói là không trả là cọc được, trên biên lai thanh toán cũng có ghi là sẽ không hoàn lại cọc vì bất kỳ lí do nào. Trường hợp này em có được hoàn cọc không ạ.
Luật sư Lê Thị Thu Hương đã trả lời
Có lấy lại được cọc Citigym không ạ?
Chào bạn,
Để tư vấn cụ thể cho bạn, tôi cần bạn cung cấp thêm những thông tin sau:
- Trong hợp đồng có ghi rõ rằng số tiền 1 triệu đồng là cọc không hoàn lại trong mọi trường hợp (bao gồm cả trường hợp không được cấp thẻ tín dụng) hay chỉ khi em tự nguyện hủy hợp đồng?
- Trước khi đặt cọc, nhân viên tư vấn của Citigym có giải thích đầy đủ về yêu cầu mở thẻ tín dụng và rủi ro nếu em không được cấp thẻ không? Em có bằng chứng (tin nhắn, email, ghi âm) cho việc này không?
- Citigym có đưa ra bất kỳ giải pháp hay lựa chọn hỗ trợ nào cho trường hợp em không mở được thẻ tín dụng (ví dụ: phương án thanh toán thay thế) hay chỉ đơn giản từ chối hoàn lại cọc?
Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
-
Dân sự
Dạ e xin chào Luật sư,e có câu hỏi muốn hỏi Luật Sư là người cố ý gây thương tích có bị phạt tù nặng không ạ và có ảnh hưởng nhiều đến công việc sau này không ạ? Em xin cảm ơn.
Luật sư Lê Thị Thu Hương đã trả lời
Dân sự
Chào bạn,
Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Như vậy, hành vi cố ý gây thương tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt tù khác nhau tùy theo mức độ thương tích và các tình tiết liên quan.
Về vấn đề ảnh hưởng đối với công việc sau này, việc có án tích hình sự do kết án tù giam hoặc có án treo có thể ảnh hưởng không tốt đến lý lịch cá nhân khi xin việc trong các lĩnh vực, ngành nghề yêu cầu nhân thân tốt.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn, trường hợp cần tư vấn thêm bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!