
Trần Quang Thịnh
Tổng cộng: 8
-
Người vay mượn tiền không trả,có khởi kiện được không?
Tôi có cho một người bạn quen trên Facebook mượn số tiền là bốn trăm triệu có hứa trả nhưng không trả vậy tôi có thể kiện ra toà được không?
Luật sư Trần Quang Thịnh đã trả lời
Người vay mượn tiền không trả,có khởi kiện được không?
Chào bạn, đối với câu hỏi của bạn tôi xin tư vấn như sau:
Người bạn trên Facebook mượn bạn 400 triệu đồng, giả sử họ hứa ngày 11/03/2022 trả nợ bạn mà không trả, tức quyền và lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm, vì vậy sau ngày 11/03/2022 bạn có quyền khởi kiện ra Toà án để yêu cầu họ trả nợ.
Toà án có thẩm quyền là Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Chúc bạn thành công.
-
Luật tố tụng hình sự
Chào luật sư!em có làm nhân viên quán bắn cá thắng thua bằng tiền,thu lợi bất chính,em được thuê và hoàn toàn không ăn chia lợi nhuận gì.em bị bắt vào tháng 1/2021,ban đầu bên công an kết luận điều tra không khởi tố nhân viên,nên tòa án trả lại hồ sơ và điều tra lại,bắt buộc khởi tố nhân viên.Hiện tại em bị viện kiểm sát khởi tố với tội danh "tổ chức đánh bạc" khoản 2 điều 322 bộ luật hình sự.luật sư cho em hỏi, với hành vi của em thì sau khi ra tòa e có bị kết tội vào khoản 2 điều 322 không ạ,và nếu đủ căn cứ thì làm cách nào để giảm xuống khoản 1?em cảm ơn!
Luật sư Trần Quang Thịnh đã trả lời
Luật tố tụng hình sự
Chào bạn, trước tiên xin cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trang ILAW, trường hợp của bạn tôi xin tư vấn như sau:
Ban đầu Cơ quan điều tra không khởi tố bạn về "Tội tổ chức đánh bạc", sau khi nghiên cứu hồ sơ thì Toà án cho rằng có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm nên đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát truy tố bạn về "Tội tổ chức đánh bạc" theo khoản 2 Điều 322 Bộ Luật hình sự. Rất có thể bạn bị truy tố về "Tội tổ chức đánh bạc" với vai trò người giúp sức (vì bạn là nhân viên quán bắn cá) trong vụ án có đồng phạm.
Giả sử, quá trình điều tra, truy tố và xét xử bạn được hưởng từ 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ Luật hình sự, hoặc bạn phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm này nhưng có vai trò không đáng kể thì Toà án có thể áp dụng Điều 54 Bộ Luật hình sự:
Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
Tóm lại, nếu bạn được hưởng từ 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ Luật hình sự, hoặc bạn phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Toà án có thể xét xử bạn về "Tội tổ chức đánh bạc" theo khoản 1 Điều 322 Bộ Luật hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Chúc bạn may mắn.Nếu bạn cần tư vấn cụ thể, xin vui lòng liên hệ:
Luật sư Trần Quang Thịnh
Công ty luật QA và Cộng sự
Địa chỉ: phòng LE 04.47 Lexington Residence, 67 Mai Chí Thọ, phường An Phú, (quận 2) Thành phố Thủ Đức
SĐT: 0979396600
Email: quangthinhlawyer@gmail.com
-
Luật tố tụng hình sự
Chào luật sư!em có làm nhân viên quán bắn cá thắng thua bằng tiền,thu lợi bất chính,em được thuê và hoàn toàn không ăn chia lợi nhuận gì.em bị bắt vào tháng 1/2021,ban đầu bên công an kết luận điều tra không khởi tố nhân viên,nên tòa án trả lại hồ sơ và điều tra lại,bắt buộc khởi tố nhân viên.Hiện tại em bị viện kiểm sát khởi tố với tội danh "tổ chức đánh bạc" khoản 2 điều 322 bộ luật hình sự.luật sư cho em hỏi, với hành vi của em thì sau khi ra tòa e có bị kết tội vào khoản 2 điều 322 không ạ,và nếu đủ căn cứ thì làm cách nào để giảm xuống khoản 1?em cảm ơn!
Luật sư Trần Quang Thịnh đã trả lời
Luật tố tụng hình sự
Chào bạn, trước tiên xin cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trang ILAW, trường hợp của bạn tôi xin tư vấn như sau:
Ban đầu Cơ quan điều tra không khởi tố bạn về "Tội tổ chức đánh bạc", sau khi nghiên cứu hồ sơ thì Toà án cho rằng có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm nên đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát truy tố bạn về "Tội tổ chức đánh bạc" theo khoản 2 Điều 322 Bộ Luật hình sự. Rất có thể bạn bị truy tố về "Tội tổ chức đánh bạc" với vai trò người giúp sức (vì bạn là nhân viên quán bắn cá) trong vụ án có đồng phạm.
Giả sử, quá trình điều tra, truy tố và xét xử bạn được hưởng từ 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ Luật hình sự, hoặc bạn phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm này nhưng có vai trò không đáng kể thì Toà án có thể áp dụng Điều 54 Bộ Luật hình sự:
Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
Tóm lại, nếu bạn được hưởng từ 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ Luật hình sự, hoặc bạn phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Toà án có thể xét xử bạn về "Tội tổ chức đánh bạc" theo khoản 1 Điều 322 Bộ Luật hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Chúc bạn may mắn.Nếu bạn cần tư vấn cụ thể, xin vui lòng liên hệ:
Luật sư Trần Quang Thịnh
Công ty luật QA và Cộng sự
Địa chỉ: phòng LE 04.47 Lexington Residence, 67 Mai Chí Thọ, phường An Phú, (quận 2) Thành phố Thủ Đức
SĐT: 0979396600
Email: quangthinhlawyer@gmail.com
-
TNGT
Luat sư cho e hoi la ngày 18/2 e điều khiển xe tải và đã va chạm voi 1 bà đẩy xe rác luc sảy gia sự viec e có đưa bà dy cấp cứu xong nguoi nhà đến e ve ra chỗ hiện trường xong e cũng theo công an ve trụ sở để lấy lơi khai đến tối nguoi nhà họ goi cho công an là bà ý không qua khỏi và hôm vừa roi nhà e đến noi chuyện voi gđ họ là giải quyết tình cảm gđ họ đồng ý giải quyết tình cảm và đồng ý gđ đình e bồi thường k kiện cáo vậy cho e hoi như vậy sau này e có bị án treo hay phải ngồi tù k ạ mong luật sư giải đáp giup e ạ
Luật sư Trần Quang Thịnh đã trả lời
TNGT
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới trang ILAW, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Bạn điều khiển xe tải và đã va chạm với 1 bà đẩy xe rác, rất không may cho bạn sau khi đưa bà đi cấp cứu nhưng bà đã không qua khỏi.
Vì thông tin chưa đầy đủ nên để xác định trách nhiệm hình sự của bạn thì cần phải xem xét bạn có hành vi vi phạm các quy định của Luật giao thông đường bộ hay không? Để xem xét vấn đề này cần dựa vào biên bản khám nghiệm hiện trường, kết luận từ phía cơ quan chức năng và những chứng cứ có liên quan khác (nếu có).
Giả sử bạn vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ và là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả làm cụ bà tử vong thì ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự, bạn có thể bị khởi tố và chịu trách nhiệm hình sự. Việc khởi tố hình sự sẽ phụ thuộc vào quá trình điều tra hiện trường và kết luận của cơ quan công an có thẩm quyền.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;”
Như vậy, theo quy định trên, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ mà làm chết người thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Mức hình phạt có thể là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 01 đến 05 năm.
Tuy nhiên, trường hợp của bạn phạm “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự "gây chết người" là phạm tội ít nghiêm trọng do lỗi vô ý, nên bạn “có thể” được miễn trách nhiệm hình sự nếu bạn bồi thường cho gia đình bị hại và được họ làm Đơn đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho bạn.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự
3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”
Tuy nhiên bạn cần lưu ý: Pháp luật chỉ quy định là "có thể " được miễn trách nhiệm hình sự, nghĩa là không mặc nhiên được miễn trách nhiệm hình sự.
Về mức bồi thường là bao nhiêu, bạn có thể tham khảo:
Căn cứ quy định tại Điều 591 BLDS năm 2015 về việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:
“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Tóm lại : Giả sử bạn vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ và là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả làm cụ bà tử vong, hành vi của bạn phạm “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự, nếu bạn bồi thường cho gia đình bị hại và được họ làm Đơn đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho bạn thì “có thể” bạn được miễn trách nhiệm hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Chúc bạn may mắn.
Nếu bạn cần tư vấn cụ thể, xin vui lòng liên hệ:
Luật sư Trần Quang Thịnh
Công ty luật QA và Cộng sự
Địa chỉ: phòng LE 04.47 Lexington Residence, 67 Mai Chí Thọ, phường An Phú, (quận 2) Thành phố Thủ Đức
SĐT: 0979396600
Email: quangthinhlawyer@gmail.com
-
Thế này có phải cướp không
Chúng tôi bàn nhau ở nhà để dàn xếp lấy loa đèn có 8 người có 2 người đứng ra thuê loa đèn . Người giao loa đèn đến điểm hẹn vẫn giao dịch bình thường có camre ghi lại . Xong 2 người thuê loa đèn đi về rồi chúng tôi chặn người giao loa đèn và đe doạ dí dao vào cổ có thánh vụ cướp không ạ
Luật sư Trần Quang Thịnh đã trả lời
Thế này có phải cướp không
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới các luật sư của trang iLAW, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Tội cướp tài sản đã được quy định ở Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tội Cướp tài sản là tội phạm cấu thành hình thức, vì thế tội phạm được xem là hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi sau đây “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác” và làm cho nạn nhân “lâm vào tình trạng không thể chống cự được”, nhằm chiếm đoạt tài sản, bất kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay chưa.
Các bạn có đến 6 người, mà còn có dao vì vậy Hành vi dùng dao dí vào cổ của nạn nhân là hành vi “đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc”, hành vi này dẫn đến nạn nhân quá sợ hãi, không dám phản kháng, chống cự tức nạn nhân “lâm vào tình trạng không thể chống cự được”, vì vậy hành vi của các bạn đã cấu thành Tội cướp tài sản.
Chúng tôi khuyên các bạn nên ra tự thú với Cơ quan Công an để được hưởng khoan hồng của pháp luật.
Thân chào!
Luật sư Trần Quang Thịnh
-
Tư vấn về luật
Dạ e chào luật sư. E gặp trường hợp như sau. E có e trai chưa đủ 20t rồi quen và có con với 1 cô gái chưa đủ 18t. Nhưng cả 2 bên từ kgi quen nhau đến khi quan hệ rồi có con đều tự nguyện không bên nào có xảy ra tranh chấp gì. Mà giờ tự dưng công an đòi kiện e trai của e vì quan hệ với trẻ chưa đủ 18t trong khi 2 bên gia đình không ai yêu cầu hay gửi đơn khiếu nại hay tố cáo gì cả. Tự dưng công an xã gửi thư mời cho nhà cô gái kia muốn gặp nói chuyện và đòi bắt đứa trẻ đi xét nghiệm ADN xem xét nếu là con trai của e trai của em là kiện e trai em đi tù. Cho e hỏi giờ nhà e phải làm sao? công an có quyền bắt trẻ đi xét nghiệm không? Nếu không thì công an đã phạm luật dân sự gì ạ ?
Luật sư Trần Quang Thịnh đã trả lời
Tư vấn về luật
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới các luật sư của trang iLAW, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, em trai bạn và bạn gái có quan hệ tình cảm yêu đương và sinh con. Bạn gái của em trai bạn chưa đủ 18 tuổi, nhưng bạn không nói rõ thời điểm em trai bạn quan hệ tình dục với cô gái đó thì cô gái đó bao nhiêu tuổi, do đó chúng tôi chia thành 2 trường hợp sau:
Thứ nhất, nếu tại thời điểm hành vi quan hệ, bạn gái của em trai bạn đã đủ 16 tuổi
Nếu tại thời điểm thực hiện hành vi quan hệ lần đầu với em trai bạn mà bạn gái của em trai bạn đã đủ 16 tuổi và hai em quan hệ hoàn toàn tự nguyện (tức không có yếu tố dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được, hoặc thủ đoạn khác để giao cấu trái với ý muốn của nạ nhân) thì em trai bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, nếu tại thời điểm thực hiện hành vi quan hệ, bạn gái của em trai chưa đủ 16 tuổi
Tại thời điểm thực hiện hành vi quan hệ lần đầu với em trai bạn, mà bạn gái của em trai bạn chưa đủ 16 tuổi mặc dù hai em tự nguyện thì em trai bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Điều 145 Bộ luật hình sự quy định về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi như sau:
“1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
…”
Giả sử như em trai bạn thuộc trường hợp thứ 2
Công an xã chỉ có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền (chứ không có quyền buộc đứa bé đi giám định ADN).
Khi Cơ quan Điều tra có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ từ Công an xã, sẽ tiến hành một số hoạt động điều tra, nếu việc giám định ADN có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án thì Cơ quan Điều tra có thể ra Quyết định trưng cầu giám định ADN để xác định có huyết thống cha-con giữa em trai bạn và cháu bé hay không?
Cơ quan điều tra hoàn toàn có quyền lấy: mẫu máu, mẫu tóc, móng tay…của bé và em trai bạn để phục vụ cho việc giám định ADN, trong trường hợp mà em trai bạn không chấp hành thì có thể bị áp giải, dẫn giải.
Trên đây là toàn bộ ý kiến của chúng tôi liên quan đến nội dung tư vấn mà bạn đang quan tâm.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Luật sư Trần Quang Thịnh
-
Kiện tụng đánh nhau
Dạ e chào luật sư Thưa luật sư, E tên Nguyễn Văn Bình sn 1997 quê ở Đăk Lăk. Vụ việc sảy ra vào ngày tối 29/11 lúc khoảng 6giờ 30 e ra ngoài thị trấn huyện M'Đrắk tỉnh Đăk Lăk nhậu cùng mấy người ae trong phòng trọ, đến khoảng 9h30 thì bị 1 nhóm thanh niên hơn 20 người cầm theo gậy và vật dụng bằng sắt sắc nhọn , đạp phá cửa vào và chém vào đầu e , e đưa tay lên đỡ thì bị ( Vết thương cánh tay trái đứt gân cơ cánh tay tam đầu, bàn tay trái đứt gân gấp sâu ngón IV, Gãy hở xương bàn II tay phải , đứt gân duỗi chung , duỗi riêng ngón II) .Ngay đêm đấy công an cũng đã vào cuộc và gia đình e cũng đã làm đơn khởi tố , và giờ gia đình 2 bên đang giải quyết tình cảm , bên họ ra giá bồi thường là 200 triệu (luật sư cho e hỏi như vậy ổn thoả không ạ ), và nếu như e k chấp nhận thì bên kia họ phải đi tù bao nhiêu năm ạ , Rất mong nhận được phản hồi từ luật sư ạ Em xin chân thành cảm ơn ạ!
Luật sư Trần Quang Thịnh đã trả lời
Kiện tụng đánh nhau
Trả lời : Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới các luật sư của trang iLAW, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, hành vi của nhóm thanh niên hơn 20 người dùng hung khí nguy hiểm (gậy và vật dụng sắt sắc nhọn) gây thương tích cho bạn, theo tôi thì hành vi của nhóm thanh niên có dấu hiệu phạm tội Cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Tuy nhiên, để xác định tỷ lệ thương tật của bạn là bao nhiêu % thì Cơ quan cảnh sát điều tra đang thụ lý vụ án phải ra quyết định trưng cầu giám định, sau khi có Kết luận giám định pháp y về thương tích thì mới có cơ sở xem xét hành vi có cấu thành tội phạm hay không?
Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:
Điều 206. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
“1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
6. Mức độ ô nhiễm môi trường.”
Như vậy sau khi có Kết luận giám định pháp y về thương tích thì sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: nếu tỷ lệ thương tật là dưới 11% (vì nhóm thanh niên đã sử dụng hung khí nguy hiểm) thì thuộc khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự, trường hợp này thì Cơ quan Cảnh sát điều tra chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bạn.
Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại như sau:
“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Trường hợp thứ hai: Trường hợp tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên (vì nhóm thanh niên đã sử dụng hung khí nguy hiểm) thì thuộc khoản 2, khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự thì Cơ quan Cảnh sát điều tra tự ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự mà không phụ thuộc vào việc bạn có yêu cầu hay không.
Cả 2 trường hợp nêu trên thì phía nhóm thanh niên vẫn phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho bạn, Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm:
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì nếu rơi vào trường hợp thứ nhất (tức thuộc khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự) thì bạn phải có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì Cơ quan Cảnh sát điều tra mới xem xét ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, và đương nhiên bạn vẫn được bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm (mức bồi thường do các bên tự thoả thuận, nếu không tự thoả thuận được thì Toà án sẽ quyết định).
Nếu rơi vào trường hợp thứ hai (tức thuộc khoản 2, khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự) thì Cơ quan Cảnh sát điều tra tự ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự mà không phụ thuộc vào việc bạn có yêu cầu hay không, bạn vẫn được bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm. Còn việc nhóm thanh niên bồi thường cho bạn chỉ là tình tiết giảm nhẹ khi Toà án lượng hình, chứ không phải là bồi thường thiệt hại xong là không có tội.
Còn về hình phạt bạn hỏi là tù bao nhiêu năm? Vấn đề này thì khi xét xử, Toà án sẽ đánh giá tính chất, mức độ sai phạm của hành vi, vai trò phạm tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân…của các bị cáo để đưa ra hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội của từng bị cáo.
Trên đây là phần tư vấn của tôi.
Chúc bạn sớm bình phục sức khoẻ.
Trân trọng.
Luật sư Trần Quang Thịnh.
-
Nuoi con
Da chao luat su. Hiện tại muốn đựoc quyen nuoi con. E va chong da ly than nhau cung gan 2 nam. Chong khong cap duong nuoi con. Va con o voi em. Chong khong cap duong nuoi con trong thoi gian ly than. Va toan bo giay to cua con . Deu o chung voi ho khau cua gia dinh e. Hien tai e dang song chung voi me . Va tu di lam de nuoi be mot minh. Vay e muon duoc ly hon don phuong va khong can cap duong tu cha cua be. Vay neu e don phuong ly hon . E co duoc quyen nuoi be ko a. Da mong luat su giai thich giup. E xin cam on
Luật sư Trần Quang Thịnh đã trả lời
Nuoi con
Cám ơn bạn đã tin tưởng các luật sư của trang iLAW, đối với câu hỏi của bạn tôi xin được trả lời như sau:
Theo Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Do đó, nếu chồng bạn không đồng ý ký vào đơn thì bạn có thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên.
Thứ nhất, về vấn đề đơn phương ly hôn:
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hiện nay pháp luật cho phép vợ, chồng được phép ly hôn theo yêu cầu của một bên. Tuy nhiên, việc ly hôn này sẽ phải được thực hiện trên cơ sở những căn cứ chứng minh một trong hai bên có hành vi vi phạm nghiêm trọng chế độ vợ, chồng. Theo đó, căn cứ theo quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên được thực hiện trong những trường hợp sau:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Mặc dù vợ chồng bạn đã ly thân gần 2 năm, nhưng theo quy định trên thì trong trường hợp bạn muốn đơn phương ly hôn với chồng bạn thì bạn phải đưa ra được chứng cứ chứng minh rằng chồng bạn đã vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng (ví dụ có hình ảnh, video ghi nhận chồng bạn có hành vi ngoại tình..) hoặc có căn cứ chứng minh chồng bạn thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình với bạn khi hai người chung sống với nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của bạn…
Trong trường hợp bạn có đủ cơ sở theo quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì bạn có quyền làm đơn yêu cầu đơn phương ly hôn gửi lên Tòa án nhân dân quận, huyện nơi chồng bạn cư trú để được yêu cầu giải quyết.
Thứ hai, về vấn đề nuôi con sau ly hôn:
Theo quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.Bạn không nói rõ con chung của vợ chồng bạn năm nay mấy tuổi, nên theo dẫn chiếu trên, nếu con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi (trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con), tuy nhiên nếu con của bạn hiện nay đã đủ 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con của cả hai vợ chồng là như nhau. Trước khi xác định ai là người được nuôi con khi hai vợ chồng ly hôn thì trước tiên vợ chồng sẽ phải thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử và ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi khi bên nào có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con. Những điều kiện thường xét đến như: Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…Điều kiện về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.
(Ngoài ra, nếu con của bạn đã đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con)
Tóm lại, việc vợ chồng ly hôn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con trẻ khi luôn thiếu đi tình cảm của cha mẹ, không được hưởng trọn vẹn sự yêu thương, chăm sóc và đùm bọc, không có được một mái ấm gia đình theo đúng nghĩa. Khi vợ chồng ly hôn, nếu không thể tự thỏa thuận về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử và ra quyết định giao con cho một trong hai bên khi xét thấy điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần của con được tốt nhất nếu được sống với người đó.
Trên đây là phần tư vấn của tôi, hy vọng bạn sẽ giành được quyền nuôi con.
Trân trọng!