Mẫu Hợp đồng trao đổi tài sản do Luật sư tư vấn
1. Hợp đồng trao đổi tài sản
Trao đổi tài sản được diễn ra ngay từ khi tiền tệ chưa xuất hiện, là nhu cầu tất yếu trong cuộc sống xã hội. Trao đổi tài sản xảy ra khi các chủ thể không còn nhu cầu sở hữu tài sản thuộc sở hữu của mình nữa, thay vào đó, họ muốn sở hữu tài sản khác. Và trong trường hợp nhu cầu của các chủ thể gặp nhau, hợp đồng trao đổi tài sản được giao kết.
2. Hợp đồng trao đổi tài sản là gì?
Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau. Các bên trong hợp đồng trao đổi tài sản có thể là cá nhân hoặc tổ chức được thành lập theo đúng quy định của pháp luật. Bản chất của hợp đồng trao đổi tài sản là hai hợp đồng mua bán hàng hóa, mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về, nhưng phương tiện thanh toán trong hợp đồng này không phải tiền mà là hiện vật.
3. Hình thức của hợp đồng trao đổi tài sản
Các bên có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói, văn bản, hành vi. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký nếu pháp luật có quy định.
4. Nội dung của hợp đồng trao đổi tài sản
Hợp đồng trao đổi tài sản có thể gồm các nội dung sau:
- Đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng là tài sản trao đổi. Thỏa thuận liên quan đến đối tượng của hợp đồng bao gồm các thỏa thuận về tên tài sản, xuất xứ, số lượng, chất lượng, các hồ sơ, tài liệu đi kèm tài sản (nếu có).
- Giá trị, giá trị chênh lệch và phương thức trao đổi tài sản: Trong trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Phương thức và thời hạn thanh toán giá trị chênh lệch;
- Thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng.
- Các bên có thể thỏa thuận về các nội dung khác của hợp đồng với điều kiện không trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì các bên sẽ áp dụng những quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng.
5. Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng trao đổi tài sản
- Hai bên chủ thể cần tìm hiểu chi tiết về tài sản và chủ sở hữu của tài sản. Tài sản đó có nguồn gốc rõ ràng hay không? Tài sản thuộc sở hữu của một người hay nhiều người? Trong trường hợp tài sản không có nguồn gốc rõ ràng (đặc biệt là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu), hai bên không nên giao kết hợp đồng trao đổi tài sản, vì có thể một bên chủ thể đã chiếm hữu tài sản trái pháp luật bằng việc trộm cắp, cướp giật,… Trong các trường hợp này, dù đã thực hiện xong hợp đồng trao đổi tài sản, chủ sỡ hữu của tài sản vẫn có quyền đòi lại tài sản đó. Nếu tài sản là tài sản chung, việc trao đổi tài sản đó cần có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu.
- Đối với tài sản phải đăng kí, sau khi thực hiện hợp đồng trao đổi, bên nhận tài sản trao đổi sẽ trở thành chủ sở hữu kể từ khi hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Tài sản phải đăng kí bao gồm:
Đăng kí bất động sản
Đăng ký tàu biển
Đăng ký phương tiện nội thủy địa
Đăng ký tàu cá
Đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Đăng ký xe, máy chuyên dùng thi công đường bộ
Đăng ký quyền sở hữu tàu bay
Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt
Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Đăng ký tài sản là vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
6. Làm như thế nào để giao kết được một hợp đồng trao đổi tài sản chặt chẽ và đúng quy định của pháp luật?
Trước khi giao kết một hợp đồng trao đổi tài sản, yếu tố đầu tiên cần xác định là đối tượng của hợp đồng. Đó là tài sản gì? Giá trị tài sản được xác định là bao nhiêu? Phương thức thanh toán giá trị chênh lệch và thực hiện hợp đồng như thế nào, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này là gì? Nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì xử lý như thế nào? Nếu có tranh chấp xảy ra, các bên sẽ xử lý như thế nào? Sau khi xác định được các câu trả lời, hãy tập hợp những nội dung đó vào hợp đồng theo một trình tự logic và hợp lý.
Trong trường hợp giá trị tài sản trao đổi lớn, hoặc nội dung hợp đồng phức tạp thì nên tham vấn ý kiến của Luật sư để đảm bảo quyền lợi tốt nhất trước khi giao kết hợp đồng.
Bạn vẫn còn thắc mắc, hay đang gặp rắc rối về Lao động? Hơn 200 Luật sư chuyên về Lao động trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư ấy để được tư vấn miễn phí.
HỢP ĐỒNG TRAO ĐỔI TÀI SẢN
Số:_____________
Hợp
Đồng này được lập và ký ngày …tháng…năm…..giữa:
Bên
A:
[Lựa chọn một trong các
chủ thể bên dưới]
1. Đối với chủ thể là cá nhân:
Ông
(Bà): […]
Sinh
ngày: […]
CMND/CCCD
số: […] cấp ngày […] tại […]
Hộ
khẩu thường trú: […]
(Trường hợp có nhiều cá
nhân thì điền thông tin đầy đủ của tất cả cá nhân đó)
2. Đối với chủ thể là tổ chức:
Tên
tổ chức: […]
Trụ
sở: […]
Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số: […] cấp ngày […]
Số
điện thoại: […] Số fax: […]
Người
đại diện: […]
Chức
vụ: […]
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: […]
Bên
B:
[Lựa chọn một trong các
chủ thể bên dưới]
1. Đối với chủ thể là cá nhân:
Ông
(Bà): […]
Sinh
ngày: […]
CMND/CCCD
số: […] cấp ngày […] tại […]
Hộ
khẩu thường trú: […]
(Trường hợp có nhiều cá
nhân thì điền thông tin đầy đủ của tất cả cá nhân đó)
2. Đối với chủ thể là tổ chức:
Tên
tổ chức: […]
Trụ
sở: […]
Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số: […] cấp ngày […]
Số
điện thoại: […] Số fax: […]
Người
đại diện: […]
Chức
vụ: […]
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: […])
Bên A và Bên B (sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi
chung là “Các Bên”) đồng ý ký kết Hợp đồng trao đổi tài sản (“Hợp Đồng”) với những
điều khoản như sau:
Điều 1. Đối tượng của Hợp Đồng
Bên A và Bên B đồng ý trao đổi các tài sản sau:
1.1.
Tài sản trao đổi của Bên A:
-
Tên tài sản: […]
-
Xuất xứ, chủng loại tài sản: […]
-
Số lượng: […]
-
Tình trạng tài sản: […]
-
Thông tin khác: […]
1.2.
Tài sản trao đổi của Bên B:
-
Tên tài sản: […]
-
Xuất xứ, chủng loại tài sản: […]
-
Số lượng: […]
-
Tình trạng tài sản: […]
-
Thông tin khác: […]
(Mô tả chi tiết về tài sản trao đổi và giấy tờ chứng
minh quyền sở hữu đối với tài sản trao đổi).
Điều 2. Giá trị, giá trị chênh lệch và phương thức trao
đổi tài sản
2.1
Giá trị của tài sản trao đổi:
-
Giá trị tài sản trao đổi của Bên A là: […] (Bằng chữ: […])
-
Giá trị tài sản trao đổi của Bên B là: […] (Bằng chữ: […])
-
Giá trị chênh lệch của tài sản trao đổi là: […] (Bằng chữ: […])
Giá trị tài sản nói trên được xác định theo giá thị
trường khi trao đổi tài sản tại thời điểm ký
Hợp đồng.
2.2
Thời hạn trao đổi tài sản: Hai Bên sẽ tiến hành giao và
nhận tài sản trao đổi vào ngày […]
2.3
Thời hạn thanh toán giá trị chênh lệch: […].
2.4
Phương thức thanh toán: Việc thanh toán giá trị chênh lệch
sẽ được thực hiện bằng phương thức tiền mặt/chuyển khoản (lựa chọn một trong hai phương thức) vào tài khoản của Bên A theo
các thông tin dưới đây:
Chủ tài khoản : […]
Tài khoản số : […]
Tại Ngân hàng : […]
Điều 3. Địa điểm, phương thức thực hiện trao
đổi tài sản
3.1
Địa điểm trao đổi tài sản: […]
3.2
Phương thức trao đổi tài
sản: […] (Giao một lần hay nhiều lần,
trực tiếp hay gián tiếp thông qua bên thứ ba, các bên có thể thỏa thuận về
nghĩa vụ vận chuyển tài sản nếu có)
Điều 4. Bảo hành
(Trường
hợp các bên thỏa thuận không có bảo hành thì bỏ điều khoản này)
Mỗi Bên có trách nhiệm bảo hành tài sản
trao đổi của mình trong vòng […] kể từ ngày hai Bên hoàn tất việc trao đổi tài
sản. Trong thời gian bảo hành, nếu tài sản bị lỗi, hư hỏng, sai sót mà không do
lỗi của nhận tài sản trao đổi thì Bên giao tài sản trao đổi có trách nhiệm thực
hiện việc sửa chữa, thay thế các thiết bị khác cho Bên nhận tài sản trao đổi mà
không tính bất kỳ khoản phí nào (kể cả chi phí vận chuyển hoặc đi lại) trong
vòng […] ngày kể từ ngày xảy ra sai sót.
Nếu việc bảo hành không được Bên giao tài
sản trao đổi thực hiện hoặc thời gian bảo hành bị dài quá thời hạn nói trên gây
thiệt hại cho Bên nhận tài sản trao đổi thì Bên giao tài sản trao đổi phải bồi thường
mọi thiệt hại phát sinh, bao gồm cả chi phí sửa chữa cho Bên thứ ba mà Bên nhận
tài sản trao đổi lựa chọn.
Điều 5. Trách nhiệm do vi phạm Hợp Đồng
Nếu một Bên vi phạm Hợp đồng này, Bên bị
vi phạm sẽ gửi văn bản yêu cầu Bên vi phạm khắc phục. Nếu Bên vi phạm không khắc
phục hoặc không thể khắc phục vi phạm đó trong thời theo yêu cầu của Bên bị vi
phạm kể từ ngày nhận được thông báo của Bên bị vi phạm, Bên vi phạm phải chịu
phạt […] % giá trị phần nghĩa vụ Hợp Đồng bị vi phạm và chịu trách nhiệm bồi thường
cho Bên bị vi phạm những thiệt hại thực tế, trực tiếp phát sinh do hành vi của
Bên vi phạm.
Điều 6. Bảo mật
Mỗi Bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên
quan đến Hợp Đồng này hoặc của Bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không
có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác. Mỗi Bên cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân
viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm
trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này. Điều
khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi Hợp Đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.
Điều 7. Bất khả kháng
7.1.
Bất khả kháng là những sự kiện khách quan nằm ngoài sự kiểm
soát của các bên bao gồm nhưng không giới hạn ở: động đất, bão, lũ lụt, gió lốc,
sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hay đe dọa chiến tranh… hoặc các thảm
họa khác không thể lường trước được; hoặc sự thay đổi của luật pháp bởi chính
quyền Việt Nam.
7.2.
Khi một bên không thể thực hiện tất cả hay một phần của
nghĩa vụ Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra một cách trực tiếp, Bên này
sẽ không được xem là vi phạm Hợp đồng nếu đáp ứng được tất cả những điều kiện
sau:
7.2.1.
Bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của sự gián đoạn
hoặc trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ; và
7.2.2.
Bên bị gặp phải sự kiện bất khả kháng đã nỗ lực để thực
hiện nghĩa vụ của mình và giảm thiểu thiệt hại gây ra cho Bên kia bởi sự kiện
bất khả kháng; và
7.2.3.
Tại thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải sự
kiện bất khả kháng kháng phải thông báo ngay cho bên kia cũng như cung cấp văn
bản thông báo và giải thích về lý do gây ra sự gián đoạn hoặc trì hoãn thực
hiện nghĩa vụ.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của Các Bên
8.1.
Quyền và nghĩa vụ của Bên giao tài sản trao đổi:
8.1.1.
Đảm bảo về quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp đối với tài sản
trao đổi, tài sản không có tranh chấp hoặc bị kê biên, xử lý thi hành án.
Trường hợp Bên giao tài sản trao đổi vi phạm quy định này, Bên giao tài sản
trao đổi có trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh đảm bảo không ảnh hưởng
tới quyền lợi của Bên nhận tài sản trao đổi và bồi thường thiệt hại gây ra cho
Bên nhận tài sản trao đổi (nếu có);
8.1.2.
Giao tài sản đúng với thông tin tại Điều 1 Hợp đồng này và
các giấy tờ liên quan (nếu có) theo thỏa thuận;
8.1.3.
Cung cấp các thông tin cần thiết, các khuyết tật về tài sản
(nếu có) và hướng dẫn sử dụng cho Bên nhận tài sản;
8.1.4.
Thực hiện bảo hành tài sản trao đổi theo thỏa thuận trong
Hợp đồng;
8.1.5.
Thực hiện thủ thục chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu tài
sản cho bên nhận tài sản trao đổi theo quy định của pháp luật (nếu có);
8.1.6.
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp không cung cấp đủ các
thông tin về tài sản trao đổi dẫn đến thiệt hại cho Bên nhận tài sản trao đổi;
8.1.7.
Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
8.2.
Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận tài sản trao đổi
8.2.1.
Trở thành chủ sở hữu tài sản trao đổi kể từ thời điểm hai
Bên hoàn tất việc trao đổi;
8.2.2.
(Đối với các tài
sản yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu thì Bên nhận tài sản trao đổi sẽ trở
thành chủ sở hữu kể từ khi hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu)
8.2.3.
Thanh toán phần giá trị chênh lệch (nếu có) cho Bên giao
tài sản. Nếu quá hạn mà Bên nhận tài sản trao đổi chưa thanh toán thì Bên nhận
tài sản trao đổi phải chịu lãi suất chậm thanh toán với mức 20%/năm;
8.2.4.
Thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu theo
quy định của pháp luật;
8.2.5.
Thanh toán các khoản thuế, phí, lệ phí phát sinh liên quan
đến tài sản trao đổi;
8.2.6.
Yêu cầu Bên giao tài sản trao đổi bồi thường thiệt hại
trong trường hợp vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Hợp đồng này;
8.2.7.
Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Hiệu lực và chấm dứt Hợp đồng
9.1.
Hợp Đồng này có hiệu lực từ […].
9.2.
Hợp Đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn trong những trường
hợp sau:
9.2.1.
Nếu các bên đồng ý chấm dứt bằng văn bản.
9.2.2.
Nếu bất cứ vi phạm Hợp đồng nào không được khắc phục trong
thời hạn […] ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu khắc phục từ Bên không vi phạm.
Trong trường hợp này, Bên không vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng
bằng cách gửi văn bản thông báo cho Bên vi phạm.
9.2.3.
Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá […] ngày kể từ ngày
phát sinh, Hợp Đồng này có thể được chấm dứt dựa trên văn bản thông báo của một
Bên cho Bên còn lại.
Điều
10. Giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh từ
Hợp Đồng này, Các Bên sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề bằng thương lượng. Nếu không
thể giải quyết được trong vòng 30 ngày, vấn đề sẽ được giải quyết bởi Toà án có thẩm quyền. Bên thua kiện phải
thanh toán tất cả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp cho Bên
thắng kiện (bao gồm cả chi phí luật sư).
Điều
11. Điều khoản chung
11.1.
Hợp Đồng này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật
Việt Nam.
11.2.
Mọi sửa đổi hoặc bổ sung Hợp Đồng đều phải được lập thành
văn bản và ký duyệt bởi người có thẩm quyền của mỗi Bên.
11.3.
Mỗi Bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ
nào trong Hợp Đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận
trước bằng văn bản của Bên còn lại.
11.4.
Hợp Đồng này sẽ được lập thành […] bản có giá trị như nhau,
mỗi Bên giữ […] bản để thực hiện.
ĐẠI
DIỆN BÊN A |
|
ĐẠI DIỆN BÊ |
Lĩnh vực Dân Sự
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư