Mẫu Hợp đồng tặng cho tài sản do Luật sư tư vấn
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Trần Đình Tri. Luật sư Trần Đình Tri - thuộc Đoàn luật sư Tp. HCM, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong các lĩnh vực chuyên môn như:
- Tư vấn giải quyết các phát sinh trong hoạt động Đầu tư và kinh doanh bất động sản, cung cấp giải pháp mua bán hoặc cấp giấy chứng nhận cho Nhà đất xây sai phép; đang tranh chấp; nhà mua giấy tay; thừa kế có yếu tố nước ngoài; hết thời hiệu thừa kế; nguồn gốc tặng cho - cho mượn - chiếm hữu không rõ ràng …
- Tư vấn giải quyết thủ tục liên quan đến Hôn nhân gia đình, thoả thuận về tài sản trước khi kết hôn, tranh chấp tài sản của vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài, thuận tình ly hôn nhanh…
>> Tư vấn miễn phí với Luật sư Trần Đình Tri.
1. Hợp đồng tặng cho tài sản
Tặng cho tài sản là một loại hợp đồng thông dụng được quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Đây là một loại hợp đồng không có đền bù, nghĩa là bên tặng cho không có yêu cầu được nhận bất kỳ lợi ích vật chất nào từ bên nhận tài sản tặng cho. Tuy nhiên trong một số trường hợp, để được nhận tài sản tặng cho, bên nhận tài sản có thể phải thực hiện một nghĩa vụ nào đó không trái với pháp luật.
2. Hợp đồng tặng cho tài sản là gì?
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
3. Phân loại hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản được chia thành hai loại:
- Hợp đồng tặng cho tài sản là động sản
- Hợp đồng tặng cho tài sản là bất động sản.
4. Hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng tặng cho tài sản mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký thì phải tuân theo các quy định đó.
5. Nội dung của hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản có thể gồm các nội dung chính sau:
- Tài sản tặng cho: Điều khoản về tài sản tặng cho bao gồm các thỏa thuận về tên tài sản, xuất xứ, số lượng, chất lượng, các hồ sơ, tài liệu đi kèm tài sản (nếu có).
- Điều kiện tặng cho (nếu có)
- Thời gian, địa điểm, phương thức giao tài sản;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
Các bên có thể thỏa thuận và bổ sung thêm một số nội dung khác của hợp đồng không trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì các bên sẽ áp dụng những quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng.
6. Hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản
Tùy thuộc vào đối tượng của hợp đồng, thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản được pháp luật quy định như sau:
Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
7. Một số lưu ý về tặng cho tài sản có điều kiện
Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Đối với tài sản phải đăng kí, bên nhận tài sản tặng cho phải tiến hành thủ tục đăng theo quy định của pháp luật, khi đó hợp đồng tặng cho tài sản mới có hiệu lực. Tài sản phải đăng kí bao gồm:
- Đăng kí bất động sản
- Đăng ký tàu biển
- Đăng ký phương tiện nội thủy địa
- Đăng ký tàu cá
- Đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Đăng ký xe, máy chuyên dùng thi công đường bộ
- Đăng ký quyền sở hữu tàu bay
- Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt
- Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
- Đăng ký tài sản là vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Hợp đồng tặng cho tài sản phải công chứng, chứng thực bao gồm:
- Hợp đồng tặng cho nhà ở
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Nếu muốn tư vấn về Hợp đồng thuê văn phòng, bạn có thể liên hệ Luật sư Trần Đình Tri theo thông tin sau:
- Điện thoại : 0961 477 522
- Email: lshoasen18@gmail.com
- Địa chỉ: 441/15b Điện Biên Phủ, P.25, Bình Thạnh, Tp. HCM (gần ngã tư Hàng Xanh).
HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN
Số:_____________
Hợp
Đồng này được lập và ký ngày …tháng…năm…..giữa:
Bên Tặng Cho:
Ông
(Bà): […]
Sinh
ngày: […]
CMND/CCCD
số: […] cấp ngày […] tại […]
Hộ
khẩu thường trú: […]
Sau đây được gọi
là “Bên A”.
Bên Nhận Tặng Cho:
[Lựa chọn một trong các chủ thể bên dưới]
1.
Đối với chủ thể là cá nhân:
Ông
(Bà): […]
Sinh
ngày: […]
CMND/CCCD
số: […] cấp ngày […] tại […]
Hộ
khẩu thường trú: […]
(Trường hợp có nhiều cá nhân thì điền
thông tin đầy đủ của tất cả cá nhân đó)
2.
Đối với chủ thể là tổ chức:
Tên
tổ chức: […]
Trụ
sở: […]
Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số: […] cấp ngày […]
Số
điện thoại: […] Số fax: […]
Người
đại diện: […]
Chức
vụ: […]
Theo
giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy
quyền) số: […])
Sau đây được gọi
là “Bên B”.
Bên
A và Bên B (sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “Các Bên”) đồng ý ký kết
Hợp đồng tặng cho tài sản (“Hợp Đồng”) với những điều khoản như sau:
Điều 1. Tài sản tặng cho
Bên
A đồng ý tặng cho Bên B (các) tài sản sau:
1.1.
Tên
tài sản: […]
1.2.
Xuất
xứ, chủng loại tài sản: […]
1.3.
Số
lượng: […]
1.4.
Tình
trạng, chất lượng của tài sản: […]
1.5.
Thông
tin khác: […]
(Mô
tả chi tiết về tài sản tặng cho và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của Bên A đối
với tài sản tặng cho).
Điều 2. Điều kiện tặng cho
(Nếu các Bên thỏa thuận không có điều
kiện thì bỏ đi)
Bên
A đồng ý tặng cho Bên B tài sản theo thông tin nêu tại Điều 1 khi Bên B đáp ứng
được các điều kiện sau:
-
[…]
-
[…]
Điều 3.
Thời gian, địa
điểm, phương thức giao tài sản
3.1
Thời
gian giao tài sản: […]
3.2
Địa
điểm giao nhận tài sản: […]
3.3
Phương
thức giao nhận tài sản: […] (Giao một lần
hay nhiều lần, trực tiếp hay gián tiếp thông qua bên thứ ba, các bên có thể
thỏa thuận về nghĩa vụ vận chuyển tài sản nếu có)
Điều 4. Bảo mật
Mỗi Bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên
quan đến Hợp Đồng này hoặc của Bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không
có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác. Mỗi Bên cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân
viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm
trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này. Điều khoản này sẽ
vẫn có hiệu lực kể cả sau khi Hợp Đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.
Điều 5.
Bất khả kháng
5.1.
Bất
khả kháng là những sự kiện khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của các bên bao
gồm nhưng không giới hạn ở: động đất, bão, lũ lụt, gió lốc, sóng thần, lở đất,
hỏa hoạn, chiến tranh hay đe dọa chiến tranh… hoặc các thảm họa khác không thể lường
trước được; hoặc sự thay đổi của luật pháp bởi chính quyền Việt Nam.
5.2.
Khi
một bên không thể thực hiện tất cả hay một phần của nghĩa vụ Hợp đồng do sự
kiện bất khả kháng gây ra một cách trực tiếp, Bên này sẽ không được xem là vi
phạm Hợp đồng nếu đáp ứng được tất cả những điều kiện sau:
5.2.1.
Bất
khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của sự gián đoạn hoặc trì hoãn việc thực
hiện nghĩa vụ; và
5.2.2.
Bên
bị gặp phải sự kiện bất khả kháng đã nỗ lực để thực hiện nghĩa vụ của mình và
giảm thiểu thiệt hại gây ra cho Bên kia bởi sự kiện bất khả kháng; và
5.2.3.
Tại
thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải sự kiện bất khả kháng
kháng phải thông báo ngay cho bên kia cũng như cung cấp văn bản thông báo và
giải thích về lý do gây ra sự gián đoạn hoặc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ.
Điều 6.
Quyền và nghĩa vụ
của Các Bên
6.1.
Quyền
và nghĩa vụ của Bên A
6.1.1. Yêu cầu Bên B thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ đã thỏa thuận;
6.1.2. Đảm bảo có quyền sở hữu hợp pháp
đối với tài sản tặng cho, tài sản tặng cho không có tranh chấp, không đang
trong thời gian thi hành án hoặc xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật;
6.1.3. Giao đúng tài sản quy định tại Điều
1 Hợp đồng này và các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản (nếu có) cho
Bên B theo thỏa thuận;
6.1.4. Cung cấp các thông tin cần thiết
liên quan đến việc sử dụng, bảo quản tài sản (nếu có). Trong trường hợp Bên A
không thông báo đầy đủ các khuyết tật của tài sản tặng cho (nếu có) cho Bên B
dẫn đến Bên B bị thiệt hại thì Bên A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
Bên B.
6.1.5. Hỗ trợ thực hiện thủ tục chuyển
quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản cho Bên B (nếu có) theo quy định của pháp
luật;
6.1.6. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật.
6.2.
Quyền
và nghĩa vụ của Bên B
6.2.1. Nhận
tài sản tặng cho theo thỏa thuận;
6.2.2. Phối hợp với Bên A thực hiện thủ
tục chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản (nếu có) theo quy định của pháp
luật;
6.2.3. Thanh toán các chi phí phát sinh
liên quan đến việc giao nhận tài sản bao gồm cả thuế, phí, lệ phí liên quan
(nếu có);
6.2.4. Yêu cầu Bên A thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ đã thỏa thuận;
6.2.5. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật.
Điều 7.
Hiệu lực và chấm
dứt Hợp đồng
7.1.
Hợp
Đồng này có hiệu lực từ […].
7.2.
Hợp
Đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn trong những trường hợp sau:
7.2.1. Nếu các bên đồng ý chấm dứt bằng
văn bản.
7.2.2. Nếu bất cứ vi phạm Hợp đồng nào
không được khắc phục trong thời hạn […] ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu khắc
phục từ Bên không vi phạm. Trong trường hợp này, Bên không vi phạm có quyền đơn
phương chấm dứt Hợp đồng bằng cách gửi văn bản thông báo cho Bên vi phạm.
7.2.3. Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài
quá […] ngày kể từ ngày phát sinh, Hợp Đồng này có thể được chấm dứt dựa trên
văn bản thông báo của một Bên cho Bên còn lại.
Điều 8.
Giải quyết tranh
chấp
Trong
trường hợp có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh từ Hợp Đồng này, Các Bên sẽ ưu tiên
giải quyết vấn đề bằng thương lượng. Nếu không thể giải quyết được trong vòng
30 ngày, vấn đề sẽ được giải quyết bởi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
(VIAC) theo quy tắc tố tụng của Trung tâm này, địa điểm tiến hành giải quyết bằng
trọng tài là thành phố Hồ Chí Minh. Bên thua kiện phải thanh toán tất cả các
chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp cho Bên thắng kiện (bao gồm cả
chi phí luật sư).
(Trường hợp Hợp đồng
ký giữa các cá nhân với nhau thì lựa chọn Tòa án nhân dân có thẩm quyền thay
cho Trung tâm Trọng tài)
Điều 9.
Điều khoản chung
9.1.
Hợp
Đồng này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam.
9.2.
Mọi
sửa đổi hoặc bổ sung Hợp Đồng đều phải được lập thành văn bản và ký duyệt bởi
người có thẩm quyền của mỗi Bên.
9.3.
Mỗi
Bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong Hợp Đồng này
cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của
Bên còn lại.
9.4.
Hợp
Đồng này sẽ được lập thành […] bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ […] bản để
thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A |
|
ĐẠI DIỆN BÊN B |
Lĩnh vực Tranh chấp dân sự
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư