MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN GÓP VỐN MỚI NHẤT
Trong quá trình thành lập doanh nghiệp thì vấn đề góp vốn cũng là một trong những thủ tục rất quan trọng. Có hai hình thức góp vốn là góp tiền hoặc góp tài sản. Bên cạnh đó, giấy chứng nhận phần góp vốn là một loại văn bản không thể thiếu trong thủ tục trên, văn bản này thể hiện việc góp vốn của một cá nhân, của một tập thể hay một doanh nghiệp nào đó cổ phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Thông qua bài viết sau đây, iLAW sẽ giúp bạn hiểu rõ một số thông tin về thủ tục này và sử dụng mẫu giấy chứng nhận góp vốn do iLAW cung cấp miễn phí.
1. Khái niệm về giấy chứng nhận góp vốn:
Giấy chứng nhận phần góp vốn là văn bản thể hiện việc góp vốn của một cá nhân, của một tập thể hay một doanh nghiệp nào đó cổ phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp, công ty xác nhận quyền tài sản của thành viên trong công ty, chứng nhận tỷ lệ quyền sở hữu trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của những người góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Trong giai đoạn nền kinh tế ngày càng phát triển thì cùng theo đó là sự gia tăng của việc hợp tác đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần,… Vì thế, khi có quan hệ về việc hợp tác đầu tư yêu cầu cần phải có các văn bản góp vốn để xác nhận việc này và khẳng định quyền lợi, nghĩa vụ của người hợp tác.
Giấy chứng nhận phần vốn góp gồm có những nội dung sau:
Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Vốn điều lệ của công ty;
d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức;
đ) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;
e) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
g) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.
2. Tài sản vốn góp, vấn đề về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn và định giá tài sản góp vốn:
Những vấn đề xoay quanh về tài sản vốn góp, việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn và định giá tài sản góp vốn đã được quy định tại Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
2.1. Tài sản góp vốn:
Quy định tại Điều 34 về tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
2.2. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn:
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;
c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.
2.3. Định giá tài sản góp vốn:
Căn cứ Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 thì nếu tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Hình minh họa mẫu giấy chứng nhận góp vốn
Mẫu giấy chứng nhận góp vốn - Mẫu 1:
CÔNG TY ................................ Số ...../.........../GCN – .............. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------------------------- |
GIẤY CHỨNG NHẬN PHẦN VỐN GÓP
Số: ….. - ........../GCN (Lần ….)
- Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ...................................... cấp ngày .... tháng ... năm ..... của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh ...................................................
- Căn cứ tình hình góp vốn thực tế của thành viên.
CHỨNG NHẬN
Thành viên: .....................................................................................................................
Địa chỉ: ...........................................................................................................................
Giấy CMND/ĐKKD số .................................. do ............................. cấp ngày ..................
Đã góp đủ giá trị phần vốn góp của mình là: ................................ VNĐ (................................ chẵn), (Tỷ lệ vốn góp ………...................................…….%)
Hình thức góp vốn:
- Tiền mặt………………................……………………..……………………………………….
- Tài sản……………………………………..……………………………………................……
Thời điểm góp vốn: ………………………………………………………………………………….......
Giấy chứng nhận này được lập thành hai bản gốc, một bản cấp cho thành viên góp vốn, một bản lưu ở hồ sơ công ty.
......, ngày ....... tháng ....... năm ........ | |
CÔNG TY ................. |
Mẫu giấy chứng nhận góp vốn - Mẫu 2:
CÔNG TY ................................ Số ...../.........../GCN – .............. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------------------------- |
GIẤY CHỨNG NHẬN GÓP VỐN
(Cấp lần .......)
- Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp;
- Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty do phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư cấp ngày
- Căn cứ điều lệ Công ty được soạn thảo và thông qua ngày............
- Căn cứ việc góp vốn của các thành viên
Công ty..................................
CHỨNG NHẬN
Ông (bà): ................................................ Giới tính: ..................................................
Sinh ngày: ........................................ Dân tộc: .................. Quốc tịch: .......................
CMTND/CCCD số: ............................ Do Công an .................. Cấp ngày: ..................
Nơi đăng ký HKTT: ...................................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..........................................................................................................
Là thành viên của Công ty ................., và hiện đã góp ................................ đồng, tương ứng với, chiếm ............ % tổng vốn điều lệ.
Kể từ ngày ..........................., Ông ............................... được hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của Công ty được quy định trong điều lệ.
.............., ngày......tháng......năm...... | |
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN |
Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh - Mẫu 3:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------
BIÊN BẢN THOẢ THUẬN GÓP VỐN KINH DOANH
Hôm nay, vào lúc ….giờ, ngày ……….………..tại……………………….......................……
Chúng tôi gồm những Ông, bà có tên sau:
1. Ông, bà………………..…………Giới tính ………..........……….Quốc tịch: ……………..
Sinh ngày:.........................................................................................……..........................
Chứng minh nhân dân số: ……...........…….. Ngày cấp ……...........……… Nơi cấp ……..
Hộ khẩu thường trú: …………………………............................………………………………
2. Ông, bà………………....……Giới tính ………..........……….Quốc tịch: ………………....
Sinh ngày:.........................................................................................……............................
Chứng minh nhân dân số: ……..........…….. Ngày cấp ……...........……… Nơi cấp ………
Hộ khẩu thường trú: …………………………............................………………………………
3. Ông, bà.....................................Giới tính ...................................Quốc tịch: ...................
Sinh ngày:...........................................................................................................................
Chứng minh nhân dân số: ..................... Ngày cấp ........................... Nơi cấp ..................
Hộ khẩu thường trú: ............................................................................................................
Đã tiến hành họp về việc góp vốn cùng kinh doanh, với những nội dung cụ thể như sau:
- Mục đích góp vốn: ………………....……………………………………………………..........
- Số vốn góp; loại tài sản góp vốn của từng thành viên: ……………………………….........
- Thời hạn góp vốn: ……………………………………………………………………...............
- Cử người quản lý phần vốn góp: …………………………………………….......................
- Cam kết của các bên: ………………………………………………………………………......
- Nguyên tắc chia lợi nhuận: …………………………………………………………...............
Các bên đã nhất trí thông qua biên bản với nội dung trên và cùng ký tên dưới đây:
ÔNG (BÀ) | ÔNG (BÀ) | ÔNG (BÀ) |
5. Thủ tục chứng nhận góp vốn được điều chỉnh bởi:
Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Qua trên, là một số thông tin quan trọng liên quan đến mẫu giấy chứng nhận góp vốn theo quy định pháp luật hiện hành. Hy vọng iLAW đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan về thủ tục này.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư