Không có khả năng trả nợ ngân hàng
Không có khả năng trả nợ ngân hàng sẽ bị xử lý như thế nào? Đó là câu hỏi mà nhiều người gặp phải khi vay tiền ngân hàng mà không có khả năng trả.
Đầu tiên, theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy, hợp đồng vay ngân hàng là hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật dân sự.
Trong trường hợp này, bên vay có nghĩa vụ trả nợ theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.”
Nếu như bên vay không thực hiện nghĩa vụ, hai bên có thể tiến hành thỏa thuận lại về thời hạn trả, trường hợp không thỏa thuận được, ngân hàng có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết khi hai bên xảy ra tranh chấp về hợp đồng dân sự. Khi sự việc nghiêm trọng hơn và ngân hàng có đủ chứng cứ cấu thành tội phạm của bên vay thì ngân hàng có thể kiện bên vay về tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật hình sự. Tùy từng mức độ và số tiền vay mà hình phạt sẽ được căn cứ theo từng khung nhất định.
Trên đây là những trách nhiệm pháp lý mà cá nhân phải chịu khi không có khả năng trả nợ ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Lĩnh vực Vay tiền ngân hàng
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư