Hành vi cấu thành tội phạm được quy định như thế nào?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Nguyễn Hồng Quân. LUẬT SƯ NGUYỄN HỒNG QUÂN LÀ LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT ÁN HÌNH SỰ, NHÀ ĐẤT. Với phương châm làm việc "chọn việc Đúng - Đáng - Đàng hoàng- Đặt Lợi Ích Khách Hàng Lên Hàng Đầu" kết hợp với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn, tranh tụng, hỗ trợ pháp lý cho các khách hàng trong các vụ án hình sự, kinh tế lớn.
>> Tư vấn MIỄN PHÍ với Luật sư Nguyễn Hồng Quân.
Hành vi như thế nào thì cấu thành tội phạm?
Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (gọi tắt là Bộ luật Hình sự) định nghĩa: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”
Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 8 Bộ luật này cũng quy định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”
Tội phạm xét về mặt cấu trúc thì được hợp thành bởi các yếu tố bao gồm: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan. Mỗi một trường hợp phạm tội cụ thể sẽ có những biểu hiện và dấu hiệu nhận biết riêng biệt làm căn cứ để xác định có cấu thành tội phạm hay không.
Một hành vi vi phạm pháp luật cấu thành nên tội phạm khi có các dấu hiệu sau:
- Khách thể: các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm gây thiệt hại cho quan hệ xã hội đó.
- Chủ thể: là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định hoặc pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Mặt khách quan: là các biểu hiện bên ngoài của tội phạm bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm…
- Mặt chủ quan: là các biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm như lỗi, động cơ, mục đích phạm tội,...
Như vậy, một hành vi vi phạm khi có đầy đủ các dấu hiệu trên thì mới cấu thành nên tội phạm. Việc xác định tội phạm cụ thể sẽ căn cứ vào tính chất của từng hành vi phạm tội. Các hành vi vi phạm pháp luật nhưng không thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu thì không cấu thành tội phạm. Hay nói cách, người thực hiện hành vi vi phạm đó không phải chịu trách nhiệm hình sự mà thay vào đó là các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Nếu cần tư vấn luật Hình sự, bạn có thể liên hệ Luật sư Nguyễn Hồng Quân theo thông tin sau:
- Văn phòng 1: Số 168 đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa; Hà Nội.
- Văn phòng 2: Số 102 Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Điện thoại: 0989 815 198 (Luật sư Quân)
- Email: ls.trungquan@gmail.com
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Lĩnh vực Bào chữa
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư