iLAW
iLAW
  • Tìm luật sư
    • Tư vấn pháp luật
      • Bài viết pháp luật
        • Câu hỏi pháp luật
          • Biểu mẫu
          • Dịch vụ pháp lý
          • Đặt câu hỏi miễn phí
          • Đăng nhập
          Biểu mẫu
          1. Biểu mẫu
          2. Dân Sự  
          3. Mẫu Hợp đồng cầm cố tài sản
          03/04/2021

          Mẫu Hợp đồng cầm cố tài sản

          Mẫu Hợp đồng cầm cố tài sản

          Tải về
          Xem
          Mẫu Hợp đồng cầm cố tài sản

          1. Hợp đồng cầm cố tài sản là gì?

          Các quan hệ dân sự trong thực tế được xác lập và phát triển rất đa dạng, phong phú. Mỗi bên trong các quan hệ này đều có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định. Trong một số trường hợp, quyền lợi của một bên chỉ đạt được khi bên kia thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc này dẫn đến tình ràng khi bên có nghĩa vụ vi phạm các cam kết trong thỏa thuận và hai bên xảy ra tranh chấp thì bên bị vi phạm sẽ rơi vào tình trạng bất lợi hơn. Do đó, để đảm bảo được quyền và lợi ích cho mỗi bên, các bên có thể thỏa thuận bên có nghĩa vụ giao cho bên có quyền một tài sản nhất định để đảm bảo thực hiện thỏa thuận, khi đó, hợp đồng cầm cố tài sản được hình thành. Hợp đồng cầm cố tài sản theo đó là một thỏa thuận mà bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố hoặc bên thứ ba để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ nhất định.

          2. Đối tượng của cầm cố tài sản

          Đối tượng của cấm cố tài sản là tài sản có các đặc điểm sau:

          • Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố
          • Cầm cố là việc chuyển giao tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố cho bên nhận cầm cố hoặc bên thứ ba. Do đó bên cầm cố phải đảm bảo có quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố. Kể từ khi hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực, bên cầm cố bị hạn chế một số quyền đối với tài sản là đối tượng của hợp đồng này. Và khi bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đủ nghĩa vụ của mình, bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố theo thỏa thuận. 
          • Tài sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
          • Đối với tài sản hình thành trong tương lai, bên cầm cố cần có các giấy tờ, tài liệu chứng minh tài sản chắc chắn sẽ hình thành trong tương lai.
          • Giá trị của tài sản thường lớn hơn hoặc bằng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
          • Để bảo vệ quyền lợi của mình, bên nhận cầm cố thường chỉ chấp nhận tài sản cầm cố có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị nghĩa vụ bảo đảm. Trong trường hợp giá trị của tài sản lớn hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm, đối tượng của cầm cố có thể chỉ là một phần giá trị của tài sản cầm cố. 

          3. Hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản

          Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

          Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố hoặc bên được chọn giữ tài sản cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba được hiểu là khi hai bên xác lập giao dịch bảo đảm hợp pháp thì quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong giao dịch đó không chỉ phát sinh đối với các chủ thể trực tiếp tham gia giao dịch (bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm) mà trong một số trường hợp còn phát sinh hiệu lực và có giá trị pháp lý đối với cả người thứ ba không phải là chủ thể trong giao dịch bảo đảm.

          Trong các tài sản cầm cố, chỉ có cầm cố tàu bay thuộc trường hợp phải đăng kí biện pháp bảo đảm. Khi đó việc đăng kí sẽ được thực hiện tại Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.

          4. Làm như thế nào để viết được một hợp đồng cầm cố tài sản đúng quy định của pháp luật?

          Thông thường, nghĩa vụ được bảo đảm sẽ gắn liền với một hợp đồng song vụ khác, các bên nên ghi rõ số hợp đồng để tránh nhầm lẫn. Tiếp theo là thỏa thuận về tài sản cầm cố. Điều kiện tiên quyết đối với tài sản là thuộc sở hữu của bên cầm cố. Do vậy, các bên nên xác định giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng này. Bên cạnh đó là các thỏa thuận khác về quyền và nghĩa vụ của hai bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, trách nhiệm thực hiện đăng kí biện pháp bảo đảm (nếu có)… Các bên hoàn toàn tự do thỏa thuận các nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Sau khi giao kết hợp đồng cầm cố tài sản, về nguyên tắc hợp đồng này không cần công chứng, chứng thực, tuy nhiên, nếu các bên xét thấy cần thiết để nâng cao độ an toàn pháp lý của văn bản các bên có thể thỏa thuận về việc văn bản cần phải công chứng hoặc chứng thực. 


          Bạn vẫn còn thắc mắc, hay đang gặp rắc rối về hợp đồng hoặc vấn đề Dân sự? Hơn 400 Luật sư chuyên về hợp đồng và các vấn đề Dân sự trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí. 

          HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN

          Số:_____________

           

          Hợp Đồng này được lập và ký ngày …tháng…năm…..giữa:

          Bên Cầm Cố:

          [Lựa chọn một trong các chủ thể bên dưới]

          1.     Đối với chủ thể là cá nhân:

          Ông (Bà): […]

          Sinh ngày: […]

          CMND/CCCD số: […] cấp ngày […] tại […]

          Hộ khẩu thường trú: […]

          (Trường hợp có nhiều cá nhân thì điền thông tin đầy đủ của tất cả cá nhân đó)

          2.     Đối với chủ thể là tổ chức:

          Tên tổ chức: […]

          Trụ sở: […]

          Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: […] cấp ngày […]

          Số điện thoại: […] Số fax: […]

          Người đại diện: […]

          Chức vụ: […]

          Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: […]

          Sau đây được gọi là “Bên A”.

           

          Bên Nhận Cầm Cố:

          [Lựa chọn một trong các chủ thể bên dưới]

          1.     Đối với chủ thể là cá nhân:

          Ông (Bà): […]

          Sinh ngày: […]

          CMND/CCCD số: […] cấp ngày […] tại […]

          Hộ khẩu thường trú: […]

          (Trường hợp có nhiều cá nhân thì điền thông tin đầy đủ của tất cả cá nhân đó)

          2.     Đối với chủ thể là tổ chức:

          Tên tổ chức: […]

          Trụ sở: […]

          Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: […] cấp ngày […]

          Số điện thoại: […] Số fax: […]

          Người đại diện: […]

          Chức vụ: […]

          Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: […])

          Sau đây được gọi là “Bên B”.

           

          Bên A và Bên B (sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “Các Bên”) đồng ý ký kết Hợp đồng cầm cố tài sản (“Hợp Đồng”) với những điều khoản như sau:

           

          Điều 1.   Nghĩa vụ được bảo đảm

          Bên A đồng ý cầm cố tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ sau:

          -        […]

          -        […]

           

          Điều 2. Tài sản cầm cố và giá trị tài sản cầm cố

          2.1        Tài sản cầm cố:

          -        Tên tài sản: […]

          -        Số lượng: […]

          -        Thông tin về tài sản: […]

          -        Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: […]

          -        Giá trị tài sản cầm cố: […] (Bằng chữ: […])

          Giá trị của tài sản cầm cố được xác định tại thời điểm ký Hợp Đồng. Giá trị này không được mặc nhiên áp dụng khi xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của Hợp Đồng này.

          2.2        Hai Bên thống nhất tài sản cầm cố sẽ do […] quản lý.

          (Hai Bên có thể thỏa thuận tài sản cầm cố do Bên nhận cầm cố hoặc Bên thứ ba giữ. Trường hợp giao cho Bên thứ ba giữ thì ghi cụ thể thông tin về Bên giữ tài sản cầm cố)

           

          Điều 3.   Thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện Hợp Đồng

          3.1        Thời gian giao tài sản cầm cố: […]

          3.2        Địa điểm giao nhận tài sản cầm cố: […]

          3.3        Phương thức giao nhận tài sản cầm cố: […] (Giao một lần hay nhiều lần, trực tiếp hay gián tiếp thông qua bên thứ ba, các bên có thể thỏa thuận về nghĩa vụ vận chuyển tài sản nếu có)

           

          Điều 4.   Đăng ký biện pháp bảo đảm

          Bên A có trách nhiệm đăng ký biện pháp bảo đảm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng chi phí của Bên A nếu như tài sản cầm cố phải được đăng ký theo quy định của pháp luật.

           

          Điều 5.   Trách nhiệm do vi phạm Hợp Đồng

          Nếu một Bên vi phạm Hợp đồng này, Bên bị vi phạm sẽ gửi văn bản yêu cầu Bên vi phạm khắc phục. Nếu Bên vi phạm không khắc phục hoặc không thể khắc phục vi phạm đó trong thời theo yêu cầu của Bên bị vi phạm kể từ ngày nhận được thông báo của Bên bị vi phạm, Bên vi phạm phải chịu phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ Hợp Đồng bị vi phạm và chịu trách nhiệm bồi thường cho Bên bị vi phạm những thiệt hại thực tế, trực tiếp phát sinh do hành vi của Bên vi phạm.

           

          Điều 6.  Bảo mật

          Mỗi Bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến Hợp Đồng này hoặc của Bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Mỗi Bên cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những người có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi Hợp Đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.

           

          Điều 7.   Bất khả kháng

          7.1.          Bất khả kháng là những sự kiện khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của các bên bao gồm nhưng không giới hạn ở: động đất, bão, lũ lụt, gió lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hay đe dọa chiến tranh… hoặc các thảm họa khác không thể lường trước được; hoặc sự thay đổi của luật pháp bởi chính quyền Việt Nam.

          7.2.          Khi một bên không thể thực hiện tất cả hay một phần của nghĩa vụ Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra một cách trực tiếp, Bên này sẽ không được xem là vi phạm Hợp đồng nếu đáp ứng được tất cả những điều kiện sau:

          7.2.1.     Bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của sự gián đoạn hoặc trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ; và

          7.2.2.     Bên bị gặp phải sự kiện bất khả kháng đã nỗ lực để thực hiện nghĩa vụ của mình và giảm thiểu thiệt hại gây ra cho Bên kia bởi sự kiện bất khả kháng; và

          7.2.3.     Tại thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải sự kiện bất khả kháng kháng phải thông báo ngay cho bên kia cũng như cung cấp văn bản thông báo và giải thích về lý do gây ra sự gián đoạn hoặc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ.

           

          Điều 8.     Quyền và nghĩa vụ của Các Bên

          8.1.     Quyền và nghĩa vụ của Bên A

          8.1.1.   Giao tài sản cầm cố và bản gốc các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố còn hiệu lực (nếu có) quy định tại Điều 2 Hợp Đồng cho Bên B theo thỏa thuận;

          8.1.2.   Đảm bảo có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản cầm cố, không có tranh chấp hoặc bị kê biên để đảm bảo thi hành án và không có bất kỳ sự kiện nào ảnh hưởng đến tính hợp pháp và giá trị của tài sản cầm cố. Trường hợp Bên A vi phạm quy định này, Bên A ngay lập tức thay thế tài sản đang cầm cố bằng tài sản khác có giá trị tương đương và bồi thường thiệt hại gây ra cho Bên B (nếu có);

          8.1.3.   Thông báo cho Bên B biết về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố (nếu có). Trường hợp Bên A không thông báo thì Bên B có quyền hủy Hợp Đồng này và yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra cho Bên B;

          8.1.4.   Thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc đăng ký biện pháp bảo đảm, phí, lệ phí khác theo quy định;

          8.1.5.   Thanh toán cho Bên B chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cẩm cố;

          8.1.6.   Yêu cầu Bên B hoặc Bên thứ ba giữ tài sản cầm cố hoàn trả lại tài sản cầm cố và các giấy tờ liên quan sau khi Bên A đã thực hiện xong nghĩa vụ;

          8.1.7.   Yêu cầu Bên B hoặc Bên thứ ba giữ tài sản cầm cố bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản cầm cố bị hư hỏng, mất mát;

          8.1.8.   Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

          8.2.     Quyền và nghĩa vụ của Bên B

          8.2.1.   Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố và các giấy tờ liên quan quy định tại Điều 2 Hợp Đồng. Trường hợp Bên B làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường thiệt hại cho Bên A;

          8.2.2.   Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn hoặc sử dụng tài sản cầm cố để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ khác;

          8.2.3.   Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp các Bên có thỏa thuận khác;

          8.2.4.   Trả lại tài sản cầm cố và các giấy tờ liên quan cho Bên A sau khi nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt hoặc hai Bên có thỏa thuận thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

          8.2.5.   Yêu cầu Bên A thanh toán các chi phí hợp lý liên quan đến việc bảo quản tài sản trong thời gian cầm cố;

          8.2.6.   Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

           

          Điều 9.     Xử lý tài sản cầm cố

          Trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà Bên A không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thì Bên B có quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật bằng một trong các phương thức sau:

          (i)            Bán đấu giá tài sản cầm cố;

          (ii)          Bên B nhận chính tài sản cầm cố để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm;

          (iii)        Phương thức khác do các Bên thỏa thuận.

           

          Điều 10.  Hiệu lực và chấm dứt Hợp đồng

          10.1        Hợp Đồng này có hiệu lực từ […] đến […] hoặc kể từ thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật.

          10.2        Hợp Đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn trong những trường hợp sau:

                        10.2.1. Nếu các bên đồng ý chấm dứt bằng văn bản.

                        10.2.2. Nếu bất cứ vi phạm Hợp đồng nào không được khắc phục trong thời hạn […] ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu khắc phục từ Bên không vi phạm. Trong trường hợp này, Bên không vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng bằng cách gửi văn bản thông báo cho Bên vi phạm.

                        10.2.3. Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá […] ngày kể từ ngày phát sinh, Hợp Đồng này có thể được chấm dứt dựa trên văn bản thông báo của một Bên cho Bên còn lại.

           

          Điều 11.  Giải quyết tranh chấp

          Trong trường hợp có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh từ Hợp Đồng này, Các Bên sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề bằng thương lượng. Nếu không thể giải quyết được trong vòng 30 ngày, vấn đề sẽ được giải quyết bởi Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Bên thua kiện phải thanh toán tất cả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp cho Bên thắng kiện (bao gồm cả chi phí luật sư).

           

          Điều 12.  Điều khoản chung

          12.1     Hợp Đồng này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam.

          12.2     Mọi sửa đổi hoặc bổ sung Hợp Đồng đều phải được lập thành văn bản và ký duyệt bởi người có thẩm quyền của mỗi Bên.

          12.3     Mỗi Bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong Hợp Đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Bên còn lại.

          12.4     Hợp Đồng này sẽ được lập thành […] bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ […] bản để thực hiện.

           

          ĐẠI DIỆN BÊN A

           

          ĐẠI DIỆN BÊN B


            0979800000
          Nguyễn Tâm
          Luật sư: Nguyễn Tâm
          Ads

          141 nhận xét

          Đánh giá của iLAW:  9.5  

        • Gọi

        • 0939072345

          Nhắn tin
          Mức phí
          Hồ sơ
          NGUYỄN ĐỨC THẮNG Ý
          Luật sư: NGUYỄN ĐỨC THẮNG Ý
          Ads

          143 nhận xét

          Đánh giá của iLAW:  9.3  

        • Gọi

        • 0906345181

          Nhắn tin
          Mức phí
          Hồ sơ
          Nguyễn Đình Thơ
          Luật sư: Nguyễn Đình Thơ
          Ads

          2 nhận xét

          Đánh giá của iLAW:  9.3  

        • Gọi

        • 0913460889

          Nhắn tin
          Mức phí
          Hồ sơ

            Lĩnh vực Vay tiền ngân hàng

            1. Thu hồi nợ
            2. Tranh chấp dân sự
            3. Vay tiền cá nhân

            Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?


            Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi

            Đặt câu hỏi

            - hoặc -

            Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..

            Tìm kiếm luật sư

            Duyệt tìm Luật sư

            • Theo lĩnh vực
            • Theo tỉnh thành

                Đánh giá (Rating) của iLAW

                1. Hệ thống Đánh giá (Rating) trên iLAW hoạt động như thế nào

                iLAW đưa ra Đánh giá (Rating) dựa trên các thông tin do Luật sư cung cấp trong trang cá nhân của Luật sư và các thông tin mà iLAW thu thập được (ví dụ, các thông tin do Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư hoặc các Sở tư pháp công bố...). Thêm vào đó, thuật toán thông minh (Smart Agorithm) trên hệ thống iLAW cũng nhận diện và tự động cập nhật thường xuyên những thay đổi (tăng hoặc giảm) của Đánh giá (Rating). 

                2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến Đánh giá (Rating) của iLAW

                Kinh nghiệm và bằng cấp

                Số năm kinh nghiệm hành nghề của Luật sư, học vấn, bằng cấp chuyên môn hoặc các bằng cấp trong các lĩnh vực liên quan mà Luật sư đạt được.

                Thành tựu trong nghề nghiệp

                Các giải thưởng, vinh danh, bằng khen…của cá nhân Luật sư hoặc của văn phòng/công ty nơi Luật sư làm việc.

                Danh tiếng và uy tín trong nghề

                Mức độ tích cực của các Nhận xét (reviews) và đánh giá sao (từ 1 sao đến 5 sao) chất lượng dịch vụ pháp lý từ khách hàng cũ và Đánh giá của luật sư đồng nghiệp đối với Luật sư.

                Đóng góp cho nghề

                Luật sư có xuất bản các sách chuyên ngành pháp lý, các bài viết, chia sẻ quan điểm pháp lý trên các báo, tạp chí, các tham luận, trình bày tại các hội thảo chuyên ngành pháp lý...

                Đóng góp cho cộng đồng

                Luật sư tích cực tham gia trả lời miễn phí các Câu hỏi của khách hàng, chia sẻ miễn phí các thông tin pháp lý hữu ích, các biểu mẫu, mẫu hợp đồng cho khách hàng trên iLAW.

                3. Các mức độ của Đánh giá (Rating) của iLAW

                Kết quả Đánh giá (Rating) trên hệ thống iLAW được chia làm 04 mức độ tương ứng, phản ánh thông tin toàn diện về Luật sư và chất lượng cũng như uy tín của dịch vụ pháp lý mà Luật sư cung cấp:

                10 - 9.0: Xuất sắc 

                8.9 - 8.0: Rất tốt 

                7.9 - 7.0: Tốt 

                6.9 - 6.0: Trung bình

                • Về chúng tôi
                • Điều khoản sử dụng
                • Dành cho người dùng
                • Dành cho Luật sư
                • Chính sách bảo mật
                • Nội quy trang Nhận xét
                • Đánh giá của iLAW

                Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Pháp Lý Thông Minh

                Tầng 6,7 Toà nhà Friendship, số 31 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

                Điện thoại: (028) 7303 2868

                Email: cskh@i-law.vn

                GCNĐKKD số 0314107106 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp ngày 10/11/2016

                iLAW chỉ cung cấp thông tin và nền tảng công nghệ để bạn sử dụng thông tin đó. Chúng tôi không phải là công ty luật và không cung cấp dịch vụ pháp lý. Bạn nên tham vấn ý kiến Luật sư cho vấn đề pháp lý mà bạn đang cần giải quyết. Vui lòng tham khảo Điều khoản sử dụng và Chính sách bảo mật khi sử dụng website.

                © iLAW Inc. All Rights Reserved 2019