MẪU ĐƠN XIN GIẢM LÃI SUẤT NGÂN HÀNG DO LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nhắc đến ngân hàng thì không thể nào không nhắc đến lãi suất. Điều này dễ thấy khi bạn đi vay vốn, gửi tiền tiết kiệm hay các hoạt động khác liên quan đến ngân hàng. Tuy nhiên với thời buổi kinh tế hiện nay do dịch bệnh Covid-19 khiến cho cá nhân, doanh nghiệp đang vay vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn và lãi suất ngân hàng lại càng thêm khó trong việc trả nợ. Do đó cá nhân, doanh nghiệp cần mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng để có thể giảm thiểu gánh nặng trong kinh doanh.
1. Lãi suất ngân hàng là gì?
Lãi suất ngân hàng là tỉ lệ giữa mức lãi với tiền vốn gửi vào hoặc cho vay trong một thời kỳ hay tỉ lệ giữa chi phí phải trả trên một lượng tiền nhất định để được sử dụng lượng tiền ấy trong khoảng thời gian do ngân hàng quy định hoặc thỏa thuận phù hợp với hệ thống ngân hàng và với những khách hàng trao đổi nghiệp vụ với ngân hàng.
Có nhiều loại lãi suất như là lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, lãi suất cơ bản, lãi suất liên ngân hàng,... và những lãi suất này sẽ do Ngân hàng Nhà nước công bố nhằm điều hành chính sách tiền tệ. Khi có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.
Khi ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ trong hợp đồng. Tuy nhiên khi phát sinh khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt là tình hình Covid19 hiện tại, cá nhân, doanh nghiệp có thể làm mẫu đơn xin giảm lãi suất để gửi lên ngân hàng xem xét và phê duyệt.
2. Đơn xin giảm lãi suất ngân hàng là gì?
Đơn xin giảm lãi suất ngân hàng là mẫu đơn mà cá nhân, doanh nghiệp gửi lên ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng trước đó. Trong mẫu đơn sẽ bao gồm các thông tin như: Họ tên, Căn cước công dân, địa chỉ thường trú, lý do giảm lãi suất,... Xin giảm lãi suất ngân hàng được quy định cụ thể tại Điều 95, Luật Các tổ chức tín dụng quy định về Chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễn, giảm lãi suất:
“1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng.
2. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Trong trường hợp khách hàng vay hoặc người bảo đảm không trả được nợ do bị phá sản, việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
4. Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi suất, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.”
Do đó, Ngân hàng có quyền giảm lãi suất đối với cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào hợp đồng tín dụng trước đó.
3. Mục đích của đơn xin giảm lãi suất ngân hàng
Mục đích để trình bày về lý do, khó khăn mà cá nhân, doanh nghiệp đang gặp phải và điều đó ảnh hưởng đến việc kinh doanh và khả năng thanh toán. Việc này sẽ giúp ngân hàng xem xét và có thể tiến hành các giải pháp cần thiết để giảm lãi suất, giúp đỡ các cá nhân, doanh nghiệp giảm bớt khó khăn vì giảm lãi suất đồng nghĩa với việc giảm một phần nợ mà doanh nghiệp phải trả. Ngoài ra, ngân hàng có thể xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ của cá nhân, doanh nghiệp và điều này được quy định cụ thể tại Điều 4, Thông tư số 01/2020/ TT - NHNN:
“1. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là số dư nợ gốc và/hoặc lãi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính;
b) Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19;
c) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.
2. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký;
b) Số dư nợ đã quá hạn (trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này) trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…………., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm mức lãi suất và giữ nguyên nhóm nợ)
Kính gửi: Ngân hàng………………
– Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
– Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
– Căn cứ Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Ngân hàng nhà nước quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19
– Căn cứ hợp đồng vay tín dụng số………
Tôi tên là: ………………...Sinh ngày: ..../...../19....
Căn cước công dân số:.........................................
Cấp ngày: ...../..../20.... Nơi cấp: Cục trưởng cục cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư
Địa chỉ thường trú:………………………………..……………………………………
Địa chỉ hiện tại:…………………………………….…………………………………..
Số điện thoại:……………………………………………………………………………
Tôi là bên vay trong hợp đồng vay tín dụng số…………... được ký kết vào ngày…/…/…. giữa tôi và Ngân hàng ……… với số tiền là:……. VNĐ.
Nội dung hợp đồng có ghi rõ số tiền vay và mức lãi suất hàng tháng mà tôi phải trả là:…..VNĐ.
Ngoài ra, tôi có đăng ký mở thẻ tín dụng …. tại Ngân hàng…………
Hiện tại, thiệt hại do hậu quả của tình dịch dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc doanh thu, nguồn thu nhập của tôi bị sụt giảm nghiêm trọng, thực sự gây khó khăn cho việc thực hiên nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo hợp đồng và việc chi trả tiền gốc, lãi hàng tháng cho phía Ngân hàng. Do đó, số tiền gốc và lãi phải trả cho ngân hàng mỗi tháng giờ trở thành một gánh nặng rất lớn cho bản thân tôi cũng như gia đình.
Xét thấy:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 01/2020/ TT-NHNN về các điều kiện để được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ:
“Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
1. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là số dư nợ gốc và/hoặc lãi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính;
b) Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19;
c) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.
2. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký;
b) Số dư nợ đã quá hạn (trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này) trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 01/2020/TT-NHNN về miễn, giảm lãi, phí và Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về giữ nguyên nhóm nợ:
“Điều 5. Miễn, giảm lãi, phí
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Điều 6. Giữ nguyên nhóm nợ
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 đối với số dư nợ sau đây:
a) Số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Số dư nợ được miễn, giảm lãi quy định tại Điều 5 Thông tư này;
c) Số dư nợ quy định tại điểm a, b khoản này bao gồm cả phần dư nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn, giảm lãi và điều chỉnh nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.”
Căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân và đánh giá khả năng trả nợ, xét thấy bản thân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định trên để được xem xét áp dụng các chính sách theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
Vì vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Ngân hàng……………… tạo điều kiện xem xét về trường hợp của tôi, hỗ trợ cho tôi về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, giảm mức lãi suất ngân hàng hàng tháng và giữ nguyên nhóm nợ trong thời gian từ nay đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 để tôi và gia đình có thể nhanh chóng sắp xếp trả đủ số nợ với ngân hàng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lĩnh vực Hành chính
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư