MẪU HÓA ĐƠN BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Hàng dự trữ quốc gia bao gồm vật tư, thiết bị, hàng hóa trong Danh mục hàng dự trữ quốc gia do Nhà nước trực tiếp quản lý, nắm giữ để sử dụng vào mục tiêu dự trữ quốc gia. Đây là nguồn hàng hóa được sử dụng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu về sản xuất, đời sống, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn; bảo đảm đáp ứng yêu cầu trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng,... Chính vì vậy, nguyên tắc quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia được Nhà nước quản lý một cách nghiêm ngặt. Do tính đặc thù này mà việc bán hàng dự trữ quốc gia cũng phải tuân thủ những nguyên tắc riêng. Ở bài viết này iLAW xin gửi đến quý đọc giả “Mẫu hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia”. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn tránh được những sai lầm không đáng có khi tiến hành giao dịch hàng dự trữ quốc gia!
1. Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia
Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia là loại chứng từ do đơn vị dự trữ bán hàng dự trữ quốc gia lập và thực hiện ghi nhận thông tin bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định. Cụ thể hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia sẽ được trích từ Thông tư 78/2021/TT-BTC - Hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử.
03 hình thức hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia bao gồm:
- Hóa đơn tự in: đây là loại hóa đơn do những đơn vị dự trữ in ra theo mẫu trên các công cụ in.
- Hóa đơn điện tử: là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về việc xuất, bán hàng dự trữ quốc gia được khởi tạo theo quy định của Luật giao dịch điện tử và những văn bản hướng dẫn thi hành hiện tại.
- Hóa đơn đặt in: đây là loại hóa đơn được thực hiện do những đơn vị dự trữ đặt in theo mẫu.
Mẫu hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia
2. Nguyên tắc lập hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia
Chính vì tính đặc thù của hàng dự trữ quốc gia nên Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia cần có những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính hợp pháp, do đó người lập cần tuân thủ một số những nội dung dưới đây:
– Chỉ được lập hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia cho người mua trong trường hợp là xuất bán hoặc xuất viện trợ hàng dự trữ quốc gia.
– Đơn vị dữ trữ cần lập hóa đơn khi thực hiện xuất bán hoặc là xuất viện trợ hàng dự trữ quốc gia. Nếu xuất điều chuyển nội bộ sẽ không cần lập hóa đơn.
– Nội dung trên hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia phải đảm bảo chính xác về nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh và không được tẩy xóa hay sửa. Đồng thời, cần dùng cùng 1 loại mực không phai/màu mực và tất nhiên không được dùng mực đỏ; nội dung không được ngắt quãng, không được viết hoặc là đè in lên chữ in sẵn và thực hiện gạch chéo phần còn trống.
– Hóa đơn này sẽ được lập 1 lần thành nhiều liên và nội dung trên những liên này cần phải được thực hiện một cách thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng 1 số.
– Đồng thời, hóa đơn sẽ được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.
3. Căn cứ pháp lý
- Thông tư 78/2021/TT-BTC - Hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử;
- Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
TÊN ĐƠN VỊ DỰ TRỮ: HOÁ
ĐƠN BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA (Chỉ
sử dụng cho bán hàng dự trữ quốc gia) Ngày.......tháng
.....năm .... |
Ký hiệu:… .......... . Số… .......... ........... |
|||||||||||||||||||||||
Đơn vị bán
hàng:...................................................... Địa chỉ:............................................................................. Số tài
khoản:...................................................... Điện thoại:
.............................MST:......................................................
|
||||||||||||||||||||||||
Tên người mua
hàng:............................................................. Số CMND/CCCD/ Hộ
chiếu:...................................................... Đơn
vị:....................................................................................... Địa chỉ:
...................................................................................... Số tài khoản tại ngân
hàng:...................................................... Hình thức thanh
toán:.......................... MST:............................
|
||||||||||||||||||||||||
Số
TT |
Tên
hàng hoá |
Đơn
vị tính |
Số
lượng |
Đơn
giá |
Thành
tiền |
|||||||||||||||||||
a |
b |
c |
1 |
2 |
3
= 1x2 |
|||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||||||
Cộng tiền bán hàng: Số tiền viết bằng
chữ:............................................................................................................... |
||||||||||||||||||||||||
NGƯỜI
MUA HÀNG (Chữ
ký số (nếu có)) |
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Chữ
ký điện tử, c hữ ký số) |
|||||||||||||||||||||||
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư