iLAW
iLAW
  • Tìm luật sư
    • Tư vấn pháp luật
      • Bài viết pháp luật
        • Câu hỏi pháp luật
          • Biểu mẫu
          • Dịch vụ pháp lý
          • Đặt câu hỏi miễn phí
          • Đăng nhập
          Bài viết pháp luật
          1. Bài viết pháp luật
          2. Doanh Nghiệp  
          3. 4 ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI DOANH NGHIỆP RA MẮT SẢN PHẨM MỚI
          22/10/2020

          4 ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI DOANH NGHIỆP RA MẮT SẢN PHẨM MỚI

          4  ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI DOANH NGHIỆP RA MẮT SẢN PHẨM MỚI

          Ra mắt sản phẩm mới được xem như một bước ngoặt của doanh nghiệp. Nếu làm tốt, doanh nghiệp có thể phát triển vượt bậc, tạo nên tiếng vang lớn trên thị trường. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, doanh nghiệp có thể mắc các rủi ro như sản phẩm vi phạm bản quyền, bị đạo nhái… Vậy, cần chuẩn bị gì khi ra mắt sản phẩm mới?

          1. Tìm hiểu về khách hàng của bạn

          Bạn muốn mang một sản phẩm mới đến với khách hàng của mình? Trước tiên, bạn cần phải hiểu khách hàng của mình. Do đó, hãy đặt ra những câu hỏi cụ thể để tìm hiểu về nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp của bạn đang hướng đến như: khách hàng của bạn là ai, họ bao nhiêu tuổi, họ có những đặc điểm chung gì, họ có nhu cầu mua sắm các sản phẩm như thế nào…

          Việc hiểu rõ mục tiêu, động cơ và pain point – “nỗi đau” của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn định hướng, phát triển các sản phẩm có giá trị hơn với khách hàng của mình. Như vậy doanh nghiệp cũng có thể định vị cụ thể sản phẩm mà mình chuẩn bị ra mắt trên thị trường.

          1. Kiểm tra thật kỹ tính độc nhất của sản phẩm

          Với một sản phẩm mới, việc kiểm tra tính độc nhất của sản phẩm, tìm hiểu xem sản phẩm đã có trên thị trường hay chưa, có vi phạm bản quyền của các công ty, doanh nghiệp khác hay không vô cùng quan trọng.

          Bạn có thể tìm hiểu trực tiếp trên website Cục Sở hữu trí tuệ về kiểu dáng, nhãn hiệu của các sản phẩm tương đồng, gần giống với sản phẩm mà bạn sắp ra mắt để tránh các tranh chấp không đáng có.

          Trong trường hợp sản phẩm của bạn có sự trùng lặp hơn 50% so với các sản phẩm khác đang có mặt trên thị trường, cần đẩy lùi kế hoạch ra mắt sản phẩm và tiếp tục khai thác các yếu tố chưa tiếp cận cho đến khi xây dựng được sản phẩm có tính độc nhất hoàn toàn.


          1. Đăng ký bằng độc quyền sáng chế và bản quyền sản phẩm

          Không một doanh nghiệp nào mong muốn sản phẩm mình vừa tung ra thị trường đã có “bản nhái" hay còn gọi là “hàng fake", tức các sản phẩm được sao chép giống đến hơn 90% sản phẩm của bạn, có mặt trên thị trường.

          Khi xảy ra trường hợp này, doanh nghiệp cần liên lạc với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để báo cáo và có hướng giải quyết phù hợp. Tuy nhiên, trước tiên doanh nghiệp cần phải đăng ký bằng độc quyền sáng chế và bản quyền sản phẩm để chứng minh doanh nghiệp của bạn là chủ sở hữu hợp pháp của mẫu sản phẩm này.

          1. Định giá sản phẩm

          Giá cả thường là một vấn đề vô cùng nhạy cảm mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên cân nhắc. Việc đưa ra một mức giá hợp lý đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của sản phẩm. Nếu bạn đưa ra mức giá “trên trời", người tiêu dùng sẽ không lựa chọn sản phẩm của bạn. Ngược lại, nếu muốn thu hút khách hàng và đưa ra mức giá quá thấp, dù doanh thu tốt nhưng doanh nghiệp của bạn sẽ không thể đảm bảo lợi nhuận và dễ dẫn đến tình trạng lỗ vốn. 

          Để có thể hoạch định giá cả một cách chính xác nhất, bạn cần cân nhắc rất nhiều yếu tố xung quanh. Một số chi phí có thể kể đến như chi phí vận hành đội ngũ nhân viên, chi phí linh kiện/nhiên liệu sản phẩm, chi phí thời gian nghiên cứu sản phẩm, chi phí marketing sản phẩm, chi phí thuê cửa hàng bày bán sản phẩm… Sau khi tính tổng cộng toàn bộ các chi phí góp phần làm nên sản phẩm, bạn có thể ước lượng được giá trị thật sự của sản phẩm là bao nhiêu tiền. 

          Để có mức giá cuối cùng, bạn cần lấy giá trị thực sự cộng thêm khoản lãi mong muốn và các chi phí rủi ro phát sinh… để đưa ra mức giá phù hợp nhất.

          Trên đây là những chia sẻ của Ilaw để giúp doanh nghiệp có thể định hình rõ hơn các bước cần thực hiện trước khi ra mắt sản phẩm. Bên cạnh các bước này, doanh nghiệp cũng cần tiến hành thực hiện những quy trình khác như lên kế hoạch marketing cho sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, lên kế hoạch cho buổi lễ ra mắt sản phẩm… để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra khi ra mắt sản phẩm mới.

          Kim Dung

          Bài viết của tác giả dành riêng cho iLAW

          THÔNG TIN LIÊN QUAN:

          1. Dịch vụ pháp lý trọn gói: TƯ VẤN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP
          2. TOP 10 LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP NỔI TIẾNG VÀ UY TÍN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
          3. Luật doanh nghiệp 2014 đang có hiệu lực thi hành.
          4. Hỏi đáp với Luật sư: Bị ép đại diện công ty ký hợp đồng vận tải? 
          5. Danh bạ 800+ Luật sư tư vấn luật Doanh nghiệp.

          Lê Thị Ngọc Diễm
          Luật sư: Lê Thị Ngọc Diễm
          Ads

          67 nhận xét

          Đánh giá của iLAW:  9.1  

        • Gọi

        • 0916999058

          Nhắn tin
          Mức phí
          Hồ sơ
          Hồ Ngọc Hiền Thảo
          Luật sư: Hồ Ngọc Hiền Thảo
          Ads

          134 nhận xét

          Đánh giá của iLAW:  9.6  

        • Gọi

        • 0776820693

          Nhắn tin
          Mức phí
          Hồ sơ
          Nguyễn Trung Hiếu
          Luật sư: Nguyễn Trung Hiếu
          Ads

          97 nhận xét

          Đánh giá của iLAW:  9.7  

        • Gọi

        • 0917333769

          Nhắn tin
          Mức phí
          Hồ sơ

            Lĩnh vực Doanh Nghiệp

            1. Đầu tư
            2. Đấu thầu
            3. Giải thể, phá sản doanh nghiệp
            4. Hợp đồng kinh tế
            5. Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
            6. Thành lập doanh nghiệp
            7. Xuất nhập khẩu

            Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?


            Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi

            Đặt câu hỏi

            - hoặc -

            Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..

            Tìm kiếm luật sư

            Duyệt tìm Luật sư

            • Theo lĩnh vực
            • Theo tỉnh thành

                Đánh giá (Rating) của iLAW

                1. Hệ thống Đánh giá (Rating) trên iLAW hoạt động như thế nào

                iLAW đưa ra Đánh giá (Rating) dựa trên các thông tin do Luật sư cung cấp trong trang cá nhân của Luật sư và các thông tin mà iLAW thu thập được (ví dụ, các thông tin do Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư hoặc các Sở tư pháp công bố...). Thêm vào đó, thuật toán thông minh (Smart Agorithm) trên hệ thống iLAW cũng nhận diện và tự động cập nhật thường xuyên những thay đổi (tăng hoặc giảm) của Đánh giá (Rating). 

                2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến Đánh giá (Rating) của iLAW

                Kinh nghiệm và bằng cấp

                Số năm kinh nghiệm hành nghề của Luật sư, học vấn, bằng cấp chuyên môn hoặc các bằng cấp trong các lĩnh vực liên quan mà Luật sư đạt được.

                Thành tựu trong nghề nghiệp

                Các giải thưởng, vinh danh, bằng khen…của cá nhân Luật sư hoặc của văn phòng/công ty nơi Luật sư làm việc.

                Danh tiếng và uy tín trong nghề

                Mức độ tích cực của các Nhận xét (reviews) và đánh giá sao (từ 1 sao đến 5 sao) chất lượng dịch vụ pháp lý từ khách hàng cũ và Đánh giá của luật sư đồng nghiệp đối với Luật sư.

                Đóng góp cho nghề

                Luật sư có xuất bản các sách chuyên ngành pháp lý, các bài viết, chia sẻ quan điểm pháp lý trên các báo, tạp chí, các tham luận, trình bày tại các hội thảo chuyên ngành pháp lý...

                Đóng góp cho cộng đồng

                Luật sư tích cực tham gia trả lời miễn phí các Câu hỏi của khách hàng, chia sẻ miễn phí các thông tin pháp lý hữu ích, các biểu mẫu, mẫu hợp đồng cho khách hàng trên iLAW.

                3. Các mức độ của Đánh giá (Rating) của iLAW

                Kết quả Đánh giá (Rating) trên hệ thống iLAW được chia làm 04 mức độ tương ứng, phản ánh thông tin toàn diện về Luật sư và chất lượng cũng như uy tín của dịch vụ pháp lý mà Luật sư cung cấp:

                10 - 9.0: Xuất sắc 

                8.9 - 8.0: Rất tốt 

                7.9 - 7.0: Tốt 

                6.9 - 6.0: Trung bình

                • Về chúng tôi
                • Điều khoản sử dụng
                • Dành cho người dùng
                • Dành cho Luật sư
                • Chính sách bảo mật
                • Nội quy trang Nhận xét
                • Đánh giá của iLAW

                Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Pháp Lý Thông Minh

                Tầng 6,7 Toà nhà Friendship, số 31 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

                Điện thoại: (028) 7303 2868

                Email: cskh@i-law.vn

                GCNĐKKD số 0314107106 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp ngày 10/11/2016

                iLAW chỉ cung cấp thông tin và nền tảng công nghệ để bạn sử dụng thông tin đó. Chúng tôi không phải là công ty luật và không cung cấp dịch vụ pháp lý. Bạn nên tham vấn ý kiến Luật sư cho vấn đề pháp lý mà bạn đang cần giải quyết. Vui lòng tham khảo Điều khoản sử dụng và Chính sách bảo mật khi sử dụng website.

                © iLAW Inc. All Rights Reserved 2019