4 ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI LÀM DI CHÚC GIÚP GIA ĐÌNH LUÔN HÒA THUẬN

Lập di chúc là một trong những giải pháp mà nhiều gia đình chọn lựa để hạn chế các tình huống tranh chấp sau khi người sở hữu tài sản qua đời. Đã có rất nhiều trường hợp gia đình mâu thuẫn với nhau chỉ vì bản di chúc. Do đó, trước khi quyết định làm di chúc, cần nắm rõ những điều cần tránh để gia đình có thể duy trì sự hòa thuận.
Di chúc không hợp pháp
Di chúc sẽ được Pháp luật công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Pháp luật theo như trong Bộ luật Dân sự đề ra. Nếu không, di chúc sẽ không hợp pháp và không có bất kỳ giá trị nào. Lúc này, Pháp luật sẽ căn cứ trên độ tuổi, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và người sở hữu tài sản cũng như các yếu tố khác để quyết định phân chia tài sản. Điều này đã dẫn đến không ít tranh chấp xảy ra, đặc biệt là khi gia đình của người sở hữu tài sản có nhiều mối quan hệ phức tạp (mẹ kế, con riêng,...).
Do đó, để tránh những điều này, khi làm di chúc, người sở hữu tài sản cần chắc chắn rằng di chúc của mình có giá trị về mặt Pháp luật và được Pháp luật công nhận sử dụng sau khi mình qua đời. Nếu không rõ về các tình huống này, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp, tư vấn từ phía luật sư, cơ quan Pháp luật có thẩm quyền,...
Phân chia tài sản...không đồng đều
Một lý do khiến người thừa kế thường...không vui chính là tình trạng phân chia tài sản không đồng đều. Có người được hưởng đến tận 70 - 80% thừa kế nhưng có người chỉ được hưởng 1-2% tài sản mà thôi. Khi làm di chúc, để tránh các tranh chấp không đáng có, bạn nên tìm cách phân chia tài sản sao cho hợp tình hợp lý nhất.
Không có mặt các thành viên trong gia đình vào buổi lập di chúc
Một vấn đề khác đã phá vỡ sự hòa thuận trong gia đình khi có sự xuất hiện của di chúc chính là người lập di chúc đã không yêu cầu các thành viên trong gia đình có mặt vào lúc lập di chúc. Hoặc, chỉ có một vài thành viên được yêu cầu đến vào hôm lập di chúc mà thôi.
Điều này đã khiến các thành viên nghi ngờ về độ tin cậy của di chúc. Sự hoài nghi sẽ càng tăng cao, các thành viên sẽ đặt ra những câu hỏi như liệu người làm di chúc có tự nguyện hay không, di chúc này có thật sự có giá trị về mặt pháp lý hay không,... Những vấn đề này sẽ dễ khiến nội bộ gia đình mâu thuẫn với nhau.
Độ tin cậy của người làm chứng
Để hạn chế các vấn đề gây tranh cãi về di sản, người thừa kế,... và đặc biệt là độ tin cậy của di chúc, hoàn cảnh lập di chúc thì nên chọn người làm chứng có độ tin cậy cao. Đặc biệt, trong trường hợp làm di chúc miệng, cần có ít nhất hai người làm chứng (theo Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13) thì người làm chứng nên có độ tin cậy và xác thực cao, tránh những trường hợp hai người không trình bày đúng về nội dung di chúc.
Nhìn chung, khi bắt đầu lập di chúc, cần tìm hiểu rõ quy định của Pháp luật cũng như các yếu tố về mặt Pháp luật, nhân chứng,... để tránh các mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình. Trong trường hợp không nhất trí về các vấn đề trong di chúc hoặc nghi ngờ mức độ đáng tin cậy, bạn có thể nộp đơn lên Tòa án để yêu cầu được giải quyết.
Và nếu có các vấn đề thắc mắc, đừng ngại liên hệ với iLaw để được tư vấn bạn nhé!
Lĩnh vực Tranh chấp thừa kế
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư