Đăng ký tên thương hiệu
Đăng ký tên thương hiệu hay còn gọi là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc chủ sở hữu thương hiệu tiến hành thủ tục pháp lý cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tới Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam nhằm độc quyền sử dụng thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ mà chủ sở hữu cung cấp. Tên thương hiệu là cách gọi thông thường của mọi người đối với nhãn hiệu gắn với hàng hóa, dịch vụ theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ. Do đó, trong phạm vi bài viết này tên thương hiệu được dùng với ý nghĩa nhãn hiệu.
Tên thương hiệu là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), tên thương hiệu hay còn gọi là nhãn hiệu là “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được thể hiện dưới dạng từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Khi nào tên thương hiệu không được bảo hộ?
Không phải mọi tên thương hiệu đều có thể đăng ký bảo hộ. Việc thẩm định tên thương hiệu có đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ sẽ được thực thi theo các quy định pháp luật liên quan. Theo đó, việc đăng ký tên thương hiệu sẽ không thể thực hiện được nếu thương hiệu có:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
(Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005)
Những ai có quyền nộp đơn đăng ký tên thương hiệu?
Theo quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì những người có quyền nộp đơn đăng ký tên thương hiệu là:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
2. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Đăng ký tên thương hiệu ở đâu?
Việc đăng ký tên thương hiệu sẽ được thực hiện tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ. Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu, thẩm định đơn đăng ký, ra quyết định từ chối hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu đăng ký.
Bạn vẫn còn thắc mắc, hay đang gặp rắc rối về đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu của mình? Hơn 50 Luật sư chuyên về thương hiệu, nhãn hiệu, sáng chế và các lĩnh vực Sở hữu trí tuệ trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư phù hợp và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí.
TIN LIÊN QUAN:
Đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu
Lĩnh vực Nhãn hiệu
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư