ĐẤT SỬ DỤNG CHUNG CÓ ĐƯỢC THẾ CHẤP
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Trần Đình Tri. Luật sư Trần Đình Tri - thuộc Đoàn luật sư Tp. HCM, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong các lĩnh vực chuyên môn như:
- Tư vấn giải quyết các phát sinh trong hoạt động Đầu tư và kinh doanh bất động sản, cung cấp giải pháp mua bán hoặc cấp giấy chứng nhận cho Nhà đất xây sai phép; đang tranh chấp; nhà mua giấy tay; thừa kế có yếu tố nước ngoài; hết thời hiệu thừa kế; nguồn gốc tặng cho - cho mượn - chiếm hữu không rõ ràng …
- Tư vấn giải quyết thủ tục liên quan đến Hôn nhân gia đình, thoả thuận về tài sản trước khi kết hôn, tranh chấp tài sản của vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài, thuận tình ly hôn nhanh…
>> Tư vấn miễn phí với Luật sư Trần Đình Tri.
Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong các quyền cơ bản của người sử dụng đất. Tuy nhiên, đối với trường hợp đất sử dụng chung nếu muốn thế chấp thì cần lưu ý một số quy định pháp luật đất đai liên quan.
Theo Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013 thì “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 167 Luật này quy định nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
“a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.”
Như vậy, trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất chung thì cần phân biệt hai trường hợp sau:
Thứ nhất, quyền sử dụng đất phân chia được theo phần
Theo Khoản 1 Điều 218 Bộ luật dân sự 2015: “Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình”. Như vậy, thành viên của nhóm có quyền thế chấp quyền sử dụng đất thuộc phần sở hữu của mình.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành thế chấp, thành viên phải thực hiện thủ tục tách thửa, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định. Thủ tục tách thửa được quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Thứ hai, quyền sử dụng đất không thể phân chia được theo phần
Khoản 2 Điều 218 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật”. Như vậy, nếu quyền sử dụng đất không thể phân chia thì khi thực hiện việc thế chấp phải có thỏa thuận giữa các chủ sở hữu chung. Theo đó các thành viên trong nhóm ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo Bộ luật dân sự 2015 và Luật đất đai 2013.
Tóm lại, đất sử dụng chung có thể thế chấp nhưng việc thực hiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan như nêu trên.
Nếu muốn tư vấn về luật Hôn nhân gia đình, bạn có thể liên hệ Luật sư Trần Đình Tri theo thông tin sau:
- Điện thoại : 0961 477 522
- Email: lshoasen18@gmail.com
- Địa chỉ: 441/15b Điện Biên Phủ, P.25, Bình Thạnh, Tp. HCM (gần ngã tư Hàng Xanh).
Luật sư Phạm Thị Nhàn tư vấn: Đất đang thế chấp có ký Hợp đồng đặt cọc được không?
Luật sư Phạm Thị Nhàn tốt nghiệp Đại Học Luật Tp.HCM - ngành Luật Quốc Tế (năm 2006); Khóa đào tạo Luật sư (năm 2007); Cao học Luật Kinh tế 2012. Luật sư đã có thời gian công tác tại Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương, Vingroup và nhiều công ty Luật. Luật sư có thế mạnh chuyên môn trong các lĩnh vực tố tụng tại Tòa án: Đất đai, Hôn nhân gia đình.
Năm 2020, Luật sư Phạm Thị Nhàn đã tư vấn và hỗ trợ hơn 100 vụ việc ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (chia tài sản và giành quyền nuôi con) cho các thân chủ.
Luật sư Phạm Thị Nhàn tư vấn: Cách thức xác định đất được sử dụng ổn định như thế nào?
Bạn vẫn còn thắc mắc, hay đang gặp rắc rối về đất đai, nhà ở? Hơn 400 Luật sư chuyên về Đất đai và Nhà ở trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí.
Lĩnh vực Đất Đai
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư