Giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai có thể thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Toà án tuỳ theo từng trường hợp.
Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì tranh chấp đất đai sẽ được giải quyết như sau:
Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ giải quyết tranh chấp đất đai trong các trường hợp sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013; hoặc
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 nhưng lựa chọn khởi kiện tại Tòa án mà không giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền; hoặc
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
Trình tự và thủ tục Tòa án cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ được tiến hành theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Ủy ban nhân dân có thẩm quyền
Đối với tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân có thẩm quyền sẽ giải quyết nếu đương sự nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp mà không khởi kiện tài Tòa án có thẩm quyền.
Việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Nhìn chung, giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung rất quan trọng và không thể thiếu của pháp luật đất đai. Giải quyết tranh chấp đất đai nhằm xử lý các bất đồng, bảo vệ quyền cho các chủ thể có quyền sử dụng đất hợp pháp, duy trì ổn định trật tự xã hội cũng như thể hiện vai trò quản lý của nhà nước về đất đai.
Bạn vẫn còn thắc mắc, hay đang gặp rắc rối về đất đai, nhà ở? Hơn 400 Luật sư chuyên về Đất đai và Nhà ở trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí.
Lĩnh vực Đất Đai
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư