NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA THỦ TỤC PHÁ SẢN
Nét đặc trưng của thủ tục phá sản được thể hiện qua những điểm sau đây:
- Thứ nhất: trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, các chủ nợ tập hợp lại thành một chủ thể pháp lý duy nhất, gọi là Hội nghị chủ nợ. Hội nghị chủ nợ đại diện cho tất cả các chủ nợ để tham gia vào việc giải quyết phá sản. Khi áp dụng thủ tục thanh lý thì toàn bộ tài sản của con nợ được đưa vào một quỹ chung dùng để trả cho các chủ nợ theo một thứ tự ưu tiên nhất định (quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật phá sản 2014)
- Thứ hai: nếu như thủ tục đòi nợ thông thường (đòi nợ thông qua việc khiếu kiện ra Toà án) có thể được tiến hành bất cứ lúc nào thì thủ tục phá sản chỉ được áp dụng như một giải pháp cuối cùng mà các chủ nợ phải sử dụng để đòi nợ khi mà các phương thức đòi nợ thông thường khác đã trở nên không khả thi.
- Thứ ba: trong tố tụng dân sự hoặc kinh tế, sau khi bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì con nợ đương nhiên có nghĩa vụ phải chấp hành trong tố tụng phá sản thì khác, để giúp các chủ nợ thu hồi được các món nợ của mình thì Toà án phải ra những quyết định pháp lý đặc biệt như quyết định tuyên bố phá sản ,thực chất là quyết định nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp hay hợp tác xã, để bán toàn bộ tài sản của nó trả cho các chủ nợ. Nói cách khác, cái đặc thù của thủ tục phá sản là ở chỗ, kết quả thực hiện nó thường dẫn đến sự chấm dứt hoạt động của chính bản thân con nợ.
Thứ tư: thủ tục phá sản thực chất là một thủ tục đòi nợ nhưng ngoài mục tiêu thanh lý, pháp luật phá sản còn đặt thêm một mục tiêu rất quan trọng nữa cho thủ tục phá sản, đó là việc giúp con nợ phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Mục tiêu này cần phải được đặt ra vì Nhà nước luôn muốn tránh những hậu quả xấu do việc phá sản gây ra.
Trên đây là bài viết về “Những nét đặc trưng của thủ tục phá sản”. V&HM Law gửi đến bạn đọc, nếu có gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ V&HM Law để được giải đáp.
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với V&HM Law Firm qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 (Tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
HỎI: GIẢI THỂ CÔNG TY ĐỂ TÁCH CHIA CỔ PHẦN
Chào luật sư, em có câu hỏi như sau. Năm 2019 em có cùng 2 người anh thành lập công ty cổ phần Bất động sản .Em 25% cổ phần.công ty hoạt động được 2 tháng thì em bị bị giam 9 tháng.sau 9 tháng về công ty em làm ăn phát đạt. 2 anh sợ em đòi chia cổ phần nên lén em hủy giấy phép công ty cũ .rồi đăng ký giấy phép kinh doanh mới để không chia cổ phần cho em..theo luật sư giờ em phải làm sao để được chia cổ phần.
Luật sư DƯƠNG HOÀI VÂN trả lời vấn đề này như sau:
Chào bạn, căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản 1 điều 201 Luật doanh nghiệp thì các trường hợp bị giải thể bao gồm:
"Điều 201. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp."
Như vậy, dựa theo quy định trên trên thì chủ doanh nghiệp chỉ được phép giải thể doanh nghiệp trheo một trong các trường hợp sau:
Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nhưng nếu không thuộc các trường hợp nếu trên mà dựa vào trường hợp: "Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần" để tuyên bố giải thể thì chủ doanh nghiệp không được tự quyết định giải thể doanh nghiệp nếu không có sự đồng ý Đại hội cổ đông, tức trong đó phải có sự đồng ý của bạn (là cổ đông).
Trong trường hợp của bạn, việc giải thể công ty không có sự đồng ý của bạn là sai. Bạn có thể yêu cầu anh bạn trả lại phần tài sản mà bạn đã đóng góp cho công ty trước khi giải thể. Nếu không được đồng ý, bạn có thể khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Về phần công ty mới, do công ty này khi thành lập không có sự có mặt của bạn nên bạn chỉ được chia cổ phần nếu được sự đồng ý của những người sáng lập công ty này.
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng./
THÔNG TIN LIÊN QUAN
Quy trình, thủ tục thành lập DN 2021
Lĩnh vực Giải thể, phá sản doanh nghiệp
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư