iLAW
iLAW
  • Tìm luật sư
    • Tư vấn pháp luật
      • Bài viết pháp luật
        • Câu hỏi pháp luật
          • Biểu mẫu
          • Dịch vụ pháp lý
          • Đặt câu hỏi miễn phí
          • Đăng nhập
          Bài viết pháp luật
          1. Bài viết pháp luật
          2. Sở hữu trí tuệ  
          3. Quản trị tài sản trí tuệ _ Luật sư Phạm Thị Thoa
          17/09/2020

          Quản trị tài sản trí tuệ _ Luật sư Phạm Thị Thoa

          Quản trị tài sản trí tuệ _ Luật sư Phạm Thị Thoa

          Theo nghiên cứu của Ocean Tomo về giá trị thị trường của S&P 500 (500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất tại Mỹ) thì tỷ lệ giá trị tài sản vô hình và giá trị tài sản hữu hình trong tổng giá trị của doanh nghiệp có một quá trình đảo ngược từ năm 1975 đến 2015. Vào năm 1975 giá trị tài sản hữu hình chiếm 83% và giá trị tài sản vô hình chỉ chiếm 17% nhưng đến năm 2015 thì giá trị tài sản vô hình chiếm tới 87% giá trị thị trường của S&P 500 trong khi giá trị tài sản hữu hình chỉ là 13%. Chúng ta dễ hình dung nếu nhìn vào Google, Microsoft, Apple, Amazon,… 

           

          Trong các hiệp định thương mại quốc tế, điều khoản được đàm phán nhiều nhất và lâu nhất đó là các điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ, từ việc xác lập đến việc thực thi, bảo vệ quyền này tại các quốc gia thành viên. Giờ đây, chúng ta hiểu rằng, công nghệ đã đang và ngày càng ảnh hưởng, tác động sâu rộng tới cuộc sống của mình. Người nắm công nghệ là người nắm tài sản, là người có quyền lực như cách chúng ta đang bàn luận hàng ngày về hành vi điều hướng người dùng của Facebook, Google… Bởi vậy, tài sản vô hình quan trọng thế nào chúng ta không cần mất thời gian để tranh cãi nữa.

           

          Nhìn về lịch sử, Trung Quốc có một nền văn minh lâu đời và phát triển rực rỡ hàng ngàn năm, rất nhiều những phát minh vĩ đại có nguồn gốc từ Trung Quốc như thuốc súng, tiền giấy, đồng hồ cơ khí, la bàn,… tất cả những phát minh, sáng chế này đều mang tính nền tảng cho hàng loạt các bước tiến về khoa học, công nghệ sau này. Vậy nhưng, những cuộc cách mạng công nghiệp của thế giới đều diễn ra bắt nguồn từ phương tây, từ Âu - Mỹ chứ không phải Trung Quốc hay Châu Á chúng ta. 

           

          Một trong nhưng nguyên nhân quan trọng đó là sự bảo vệ, trao quyền, lợi ích cho những người tạo ra phát minh, sáng chế đó. Nó chính là những quy định đầu tiên của pháp luật sở hữu trí tuệ. Trung Quốc thời kì phong kiến trở về trước luôn tìm cách giữ kín bí quyết kinh doanh của gia đình, dòng tộc, "cha truyền con nối". Trong các bộ phim kiếm hiệp Trung Quốc ta thấy rất rõ điều này, truyền thụ võ thuật tinh hoa luôn chỉ cho một đệ tử duy nhất. Điều đó khiến cho sự tiếp nối, nghiên cứu phát triển những giá trị tinh tuý rất khó khăn mà thường thì bị mai một nhiều. 

           

          Tuy nhiên, Châu Âu đã tạo ra khác biệt, họ sử dụng pháp luật để trao cho những người có sáng tạo, sáng chế được độc quyền khai thác, sử dụng sáng tạo, sáng chế đó. Mà đặc biệt đó là quyền li-xăng (cho phép người khác sử dụng sáng tạo, sáng chế của họ). Khi ấy, nhà sáng tạo, nhà sáng chế sẵn sàng công bố sáng tạo, sáng chế cho xã hội biết để người khácmua quyền, cho họ lợi ích vật chất xứng đáng. Từ đó họ có cuộc sống dư giả và lại đầu tư nghiên cứu sáng tạo, sáng chế tiếp tục. Trong khi cả xã hội được sử dụng, tiếp cận chúng để phát triển kinh tế, và nghiên cứu sáng tạo, sáng chế hay hơn, tốt hơn nữa.

           

          Bởi vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ chính là nguyên nhân thúc đẩy xã hội phát triển các tài sản sở hữu trí tuệ, là nền tảng tạo ra một xã hội đề cao trí tuệ. Hiểu biết về pháp luật sở hữu trí tuệ, chính là hiểu về cách bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Quản trị tài sản trí tuệ là học cách nhận định tài sản đó ở đâu, bảo vệ thế nào và khai thác ra sao? Doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ.

           

          Một doanh nghiệp có thể tự mình tạo ra các quyền sở hữu trí tuệ hoặc có thể là người nhận chuyển nhượng, nhận chuyển giao quyền này. Ví dụ Samsung sở hữu hàng ngàn sáng chế nhưng họ vẫn mua quyền sử dụng sáng chế từ Microsoft cho những sáng chế liên quan đến hệ điều hành Android. Bởi vậy, để quản trị các tài sản sở hữu trí tuệ của mình, một doanh nghiệp cần xây dựng được một hệ thống quản trị cho từng giai đoạn sau:

           

          1.     Nhận diện các tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp:

          Trong quá trình hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sẽ nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, công nghệ mới, ý tưởng tiếp thị mới, phương án tài chính mới….những dữ liệu, thông tin này là tri thức, là bí quyết được doanh nghiệp tạo ra. Chúng là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo pháp luật sở hữu trí tuệ, không phải tất cả các tri thức, bí quyết này sẽ được bảo hộ độc quyền mà nó sẽ được phân chia, sắp xếp vào một đối tượng sở hữu trí tuệ nào đó như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, tác phẩm văn học, nghệ thuật… Trong đó, luật sở hữu trí tuệ chia ra làm 3 đối tượng quyền sở hữu trí tuệ gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.

           

          Có những đối tượng quyền sở hữu trí tuệ sẽ được bảo hộ tự động như quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật và quyền liên quan tới quyền tác giả như cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, có những đối tượng quyền sở hữu trí tuệ phải đăng ký mới xác lập quyền và được độc quyền khi chỉ khi Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giống cây trồng…

           

          Như vậy, doanh nghiệp phải biết được sản phẩm, sáng tạo của mình được bảo hộ dưới dạng quyền sở hữu trí tuệ nào, có cần phải đăng ký bảo hộ hay không? Một bản nhạc tạo ra, một thiết kế cho sản phẩm mới, một nhân vật truyện tranh hình thành…cái nào cần bảo hộ, cái nào không cần bảo hộ, ai là tác giả, ai là chủ sở hữu, người lao động có quyền gì, doanh nghiệp có quyền gì…? 

           

          2.     Xác lập và bảo vệ quyền đối với các tài sản trí tuệ:

          Sau khi nhận diện đầy đủ các quyền sở hữu trí tuệ mình có quyền sở hữu hay sử dụng, doanh nghiệp sẽ thực hiện giai đoạn xác lập quyền đối với các tài sản đó thông qua các thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Việc này, thông thường doanh nghiệp cần sự tư vấn hỗ trợ từ các công ty luật, công ty đại diện sở hữu công nghiệp.


          Doanh nghiệp sẽ không thế bảo vệ tài sản trí tuệ nếu không có quyền độc quyền. Khi có quyền độc quyền, chủ sở hữu mới có quyền ngăn cấm người khác sử dụng, khai thác tài sản sở hữu trí tuệ của mình thông qua các biện pháp hành chính, dân sự, hình sự…


          3.     Khai thác quyền đối với các tài sản trí tuệ:

          Doanh nghiệp có thể tự sản xuất sản phẩm từ nghiên cứu sáng tạo của mình hoặc li-xăng thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng cho doanh nghiệp khác khai thác kinh doanh. Nếu việc sản xuất của doanh nghiệp cần đổi mới công nghệ và nhận chuyển giao công nghệ mới thì doanh nghiệp cũng cần nắm bắt và hiểu được quyền nghĩa vụ của mình trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng chuyển quyền sử dụng.

          Việc chuyển giao quyền luôn phải xác định được giá trị của tài sản trí tuệ mà trong đó việc định giá tài sản trí tuệ vô cùng quan trọng. Không chỉ định giá nhằm mục đích ký kết hợp đồng li-xăng mà việc định giá còn nhằm xác định lại giá trị doanh nghiệp, phục vụ hoạt động góp vốn đầu tư hoặc mua bán, sáp nhập.

          Tóm lại, doanh nghiệp không muốn thụt lùi, không muốn đánh mất tài sản của mình, không muốn giá trị doanh nghiệp chỉ là tài sản hữu hình thì việc xây dựng một đội ngũ quản trị sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp mình là điều không thể thiếu.

          Luật sư Phạm Thị Thoa


          Ngô Quốc Việt
          Luật sư: Ngô Quốc Việt
          Ads

          4 nhận xét

          Đánh giá của iLAW:  9.7  

        • Gọi

        • 0916361717

          Nhắn tin
          Mức phí
          Hồ sơ
          Nguyễn Hữu Liêm
          Luật sư: Nguyễn Hữu Liêm
          Ads

          52 nhận xét

          Đánh giá của iLAW:  9.9  

        • Gọi

        • 0911881122

          Nhắn tin
          Mức phí
          Hồ sơ
          HUỲNH CHÍ CÔNG
          Luật sư: HUỲNH CHÍ CÔNG
          Ads

          3 nhận xét

          Đánh giá của iLAW:  9.4  

        • Gọi

        • 0907942492

          Nhắn tin
          Mức phí
          Hồ sơ

            Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

            1. Kiểu dáng công nghiệp
            2. Nhãn hiệu
            3. Quyền tác giả
            4. Sáng chế

            Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?


            Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi

            Đặt câu hỏi

            - hoặc -

            Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..

            Tìm kiếm luật sư

            Duyệt tìm Luật sư

            • Theo lĩnh vực
            • Theo tỉnh thành

                Đánh giá (Rating) của iLAW

                1. Hệ thống Đánh giá (Rating) trên iLAW hoạt động như thế nào

                iLAW đưa ra Đánh giá (Rating) dựa trên các thông tin do Luật sư cung cấp trong trang cá nhân của Luật sư và các thông tin mà iLAW thu thập được (ví dụ, các thông tin do Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư hoặc các Sở tư pháp công bố...). Thêm vào đó, thuật toán thông minh (Smart Agorithm) trên hệ thống iLAW cũng nhận diện và tự động cập nhật thường xuyên những thay đổi (tăng hoặc giảm) của Đánh giá (Rating). 

                2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến Đánh giá (Rating) của iLAW

                Kinh nghiệm và bằng cấp

                Số năm kinh nghiệm hành nghề của Luật sư, học vấn, bằng cấp chuyên môn hoặc các bằng cấp trong các lĩnh vực liên quan mà Luật sư đạt được.

                Thành tựu trong nghề nghiệp

                Các giải thưởng, vinh danh, bằng khen…của cá nhân Luật sư hoặc của văn phòng/công ty nơi Luật sư làm việc.

                Danh tiếng và uy tín trong nghề

                Mức độ tích cực của các Nhận xét (reviews) và đánh giá sao (từ 1 sao đến 5 sao) chất lượng dịch vụ pháp lý từ khách hàng cũ và Đánh giá của luật sư đồng nghiệp đối với Luật sư.

                Đóng góp cho nghề

                Luật sư có xuất bản các sách chuyên ngành pháp lý, các bài viết, chia sẻ quan điểm pháp lý trên các báo, tạp chí, các tham luận, trình bày tại các hội thảo chuyên ngành pháp lý...

                Đóng góp cho cộng đồng

                Luật sư tích cực tham gia trả lời miễn phí các Câu hỏi của khách hàng, chia sẻ miễn phí các thông tin pháp lý hữu ích, các biểu mẫu, mẫu hợp đồng cho khách hàng trên iLAW.

                3. Các mức độ của Đánh giá (Rating) của iLAW

                Kết quả Đánh giá (Rating) trên hệ thống iLAW được chia làm 04 mức độ tương ứng, phản ánh thông tin toàn diện về Luật sư và chất lượng cũng như uy tín của dịch vụ pháp lý mà Luật sư cung cấp:

                10 - 9.0: Xuất sắc 

                8.9 - 8.0: Rất tốt 

                7.9 - 7.0: Tốt 

                6.9 - 6.0: Trung bình

                • Về chúng tôi
                • Điều khoản sử dụng
                • Dành cho người dùng
                • Dành cho Luật sư
                • Chính sách bảo mật
                • Nội quy trang Nhận xét
                • Đánh giá của iLAW

                Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Pháp Lý Thông Minh

                Tầng 6,7 Toà nhà Friendship, số 31 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

                Điện thoại: (028) 7303 2868

                Email: cskh@i-law.vn

                GCNĐKKD số 0314107106 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp ngày 10/11/2016

                iLAW chỉ cung cấp thông tin và nền tảng công nghệ để bạn sử dụng thông tin đó. Chúng tôi không phải là công ty luật và không cung cấp dịch vụ pháp lý. Bạn nên tham vấn ý kiến Luật sư cho vấn đề pháp lý mà bạn đang cần giải quyết. Vui lòng tham khảo Điều khoản sử dụng và Chính sách bảo mật khi sử dụng website.

                © iLAW Inc. All Rights Reserved 2019