Quy định về làm lại chứng minh nhân dân sau khi chuyển khẩu
Chuyển hộ khẩu có cần thực hiện thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân (CMND) không?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, Mục II.2.a Thông tư 04/1999/TT-BCA, những trường hợp dưới đây phải thực hiện thủ tục đổi CMND:
- Quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp;
- CMND rách, nát, không rõ ảnh hoặc một trong các thông tin đã ghi trên CMND;
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh. Những thay đổi này phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Những người đã được cấp giấy CMND nhưng chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp chuyển ĐKHKTT trong phạm vi tỉnh, thành phố mà công dân có yêu cầu thì được đổi lại CMND;
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng là những trường hợp đã qua phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình hoặc vì lý do khác đã làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng của họ.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, Mục II.2.b Thông tư 04/1999/TT-BCA, công dân phải làm thủ tục cấp lại CMND trong trường hợp sau:
“Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”
Theo Điều 4 Nghị định 05/1999/NĐ-CP và mục I.2 Thông tư 04/1999/TT-BCA, các đối tượng tạm thời chưa được cấp chứng minh nhân dân bao gồm:
a- Đang chấp hành lệnh tạm giam tại trại giam, nhà tạm giữ.
b- Đang thi hành án phạt tù tại trại giam, phân trại quản lý phạm nhân thuộc trại tạm giam;
c- Đang chấp hành quyết định đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
d- Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân họ bao gồm người bị bệnh đang điều trị tập trung tại các bệnh viện tâm thần, cơ sở y tế khác. Những người tuy không điều trị tập trung nhưng có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận họ bị bệnh không điều khiển được năng lực hành vi thì cũng tạm thời chưa được cấp CMND”.
Như vậy, khi công dân chuyển hộ khẩu thường trú, công dân không phải thực hiện thủ tục cấp lại CMND mà có thể phải thực hiện thủ tục đổi CMND. Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú mới có thể thuộc một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng kí hộ khẩu thường trú cũ.
Trong trường hợp này, nếu công dân đã được cấp CMND và không thuộc diện đối tượng tạm thời không được cấp CMND, công dân phải thực hiện thủ tục đổi CMND theo trình tự, thủ tục của pháp luật.
Trường hợp 2: Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng kí hộ khẩu thường trú cũ.
Trong trường hợp này, nếu công dân đã được cấp CMND và không thuộc diện tạm thời không được cấp CMND, nếu có nhu cầu, mong muốn, công dân có thể thực hiện thủ tục đổi CMND theo trình tự, thủ tục của pháp luật.
Tuy nhiên hiện nay, theo Luật căn cước công dân 2014, Thông tư 51/2015/TT-BCA, chậm nhất đến ngày 01/01/2020, cả nước sẽ thực hiện thống nhất theo mẫu Căn cước công dân, nói cách khác, từ ngày 01/01/2020, CMND vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định song cơ quan có thẩm quyền sẽ dừng cấp CMND. Do đó, những yêu cầu của công dân liên quan đến thủ tục cấp, đổi, cấp lại CMND sẽ không được giải quyết sau thời hạn trên.
Bạn vẫn còn thắc mắc, hay đang gặp rắc rối? Hơn 400 Luật sư chuyên về Dân sự trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí.
TIN LIÊN QUAN:
Lĩnh vực Hộ tịch
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư