Tự ý cover bài hát có vi phạm quyền tác giả
Âm nhạc từ lâu đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Để đem một sản phẩm đến công chúng, các ca sĩ, nhạc sĩ, người phối khí,... đã trải qua một quá trình lao động sáng tạo lâu dài. Sau khi bài hát được công bố, nó có thể được một số các cá nhân khác cover lại. Việc cover này vừa đem lại những tác động tích cực, vừa đem lại những tác động tiêu cực đối với chính bài hát và nhóm cá nhân có liên quan. Vậy, tự ý cover bài hát có vi phạm quyền tác giả hay không?
Theo pháp luật Việt Nam, bài hát hay tác phẩm âm nhạc là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Trong khi đó, quyền tác giả ở Việt Nam được bảo hộ theo cơ chế tự động, nói cách khác, khi bài hát được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, dù chưa đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tác giả cũng được bảo hộ quyền tác giả.
Theo đó, quyền tác giả bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định tại Điều 19, 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 có thể kể đến như:
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
Cover bài hát là việc một cá nhân hoặc một nhóm người hát lại bài hát dựa trên giai điệu và ngôn từ của bài hát gốc. Bản cover có thể được hòa âm, phối khí lại, có thể được viết lại lời mới, hoặc có thể được biểu diễn theo phong cách mới,... được xuất bản và phát hành trên các phương tiện thông tin như facebook, youtube,... Khi đó, một bài hát cover có thể xâm phạm quyền tác giả, cụ thể là các quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, quyền truyền đạt đến công chúng,... Tuy nhiên, không phải trường hợp tự ý cover nào cũng xâm phạm quyền tác giả. Theo đó, việc tự ý sử dụng tác phẩm đã công bố mà không cần phải xin phép tác giả được thực hiện trong trường hợp biểu diễn tác phẩm trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào, tuy nhiên việc sử dụng này vẫn phải đảm bảo không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
Trừ trường hợp ngoại lệ như trên, khi tự ý cover bài hát, người cover có thể bị xử phạt hành chính về Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng theo quy định tại Điều 13 Nghị định 131/2013/NĐ – CP với mức phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
Như vậy, trong các trường hợp muốn cover bài hát, để tránh rủi ro, người cover cần xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trước khi cover bài hát.
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư