
Nguyễn Đình Thi
Tổng cộng: 112
-
khảng định đúng sai?tại sao
giao cấu thuận tình với có cùng dòng máu về trực hệ chỉ cấu thành tội loạn luân
Luật sư Nguyễn Đình Thi đã trả lời
khảng định đúng sai?tại sao
Thực sự mình rất ghét những câu hỏi của các bạn sinh viên học ngành luật nhưng lại vào những trang wed này để tư vấn bài tập. Thực sự các bạn rất lười! và mình mong muốn lần sau các bạn đừng vào đây hỏi về bài tập nữa.
-
Bố mẹ tôi lúc còn sống đã lập di chúc cho tôi thừa hưởng tài sản.. Và cũng đã làm Ủy quyền cho tôi xử lý toàn bộ tài sản từ lâu.. Hai ông bà đều là Đồng sở hữu và Có lương hưu.. Sinh sống cùng với tôi cho đến lúc mất.. Vậy nay tôi làm thủ tục nhận thừa kế có vấn đề gì..
Bố mẹ tôi đã làm di chúc tài sản cho tôi từ lâu.. Nay ông bà đã mất tôi muốn làm thủ tục nhận thừa kế. .. Anh chị em đều lớn có gia đình rồi và đi làm khắp nơi xa . .. Khi tôi hỏi văn phòng công chứng thì đột nhiên lại phải chia cho anh em một phần nhỏ tài sản.. Tuy không nhiều nhưng rất Vô lý va Phức tạp.. Theo luật 644-2015 .. ... Vô lý là vì Bố mẹ tôi là Đồng Sở Hữu tài sản chung.. Có Lương hưu.. Có tiền thuê nhà và sống chung với tôi.. Tại sao lại áp dụng luật 644-2015 là quá vô lý và phức tạp.. ... Luật pháp không rõ ràng nữa là.. Nếu như Bố hay Mẹ mất trước.. Phải chia một phần nhỏ cho người còn lại.. Nhưng mà lúc người còn lại mất.. Thì tài sản đó lại phải chia đều cho anh em con cháu.. Quá phức tạp vô lý.. Tài sản đó chỉ có thể cho người không có khả năng tự sinh sống.. Và khi người ta mất rồi thì thôi.. Bây giờ dở trò chia cho mọi người.. Quá phức tạp.. Mà không ai chịu.. ..TRONG KHI ĐÓ.. Ý NGUYỆN RÕ RÀNG CỦA CHA MẸ TÔI LÀ DI CHÚC TOÀN BỘ TÀI SẢN CHO TÔI.. TOÀN BỘ.. ÔNG BÀ LÀ ĐỒNG SỞ HỮU.. CÓ LƯƠNG HƯU... VẬY MÀ LUẬT 644-2015 GÂY RA NHỮNG PHỨC TẠP KHỦNG KHIẾP KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT NỔI CHỈ VÌ LỜI LẼ KHÔNG RÕ RÀNG CHUNG CHUNG.. BAO NHIÊU GIA ĐÌNH RẮC RỐI VÌ CÁI LUẬT NÀY RỒI.. ... VÌ VẬY TÔI MONG MUỐN LUẬT SƯ GIẢI THÍCH RÕ RÀNG GIÚP TÔI... VÀ YÊU CẦU QUỐC HỘI PHẢI SỬA CHỮA LẠI LUẬT NÀY.. CHO RÕ RÀNG.. NGƯỜI NÀO THUỘC DIỆN HƯỞNG THỤ VÀ NGƯỜI NÀO KHÔNG.. BÂY GIỜ BỐ MẸ TÔI MẤT CÁCH NHAU 3 THÁNG.. KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC VẤN ĐỀ GÌ KHI MÀ LUẬT PHÁP QUÁ PHỨC TẠP CHUNG CHUNG GÂY RA NHỮNG THIỆT HẠI KHỔ SỞ CHO GIA ĐÌNH NGƯỜI TA CHỨ CHẲNG CÓ NHÂN ĐẠO GÌ HẾT.. VẬY MONG LUẬT SƯ GIÚP ĐỠ.. RẤT RẤT CẢM ƠN LUẬT SƯ.. BỞI VÌ BÂY GIỜ TÔI KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC THỦ TỤC NHẬN TÀI SẢN THỪA KẾ VÌ CÁI LUẬT 644-2015 CHUNG CHUNG NÀY..
Luật sư Nguyễn Đình Thi đã trả lời
Bố mẹ tôi lúc còn sống đã lập di chúc cho tôi thừa hưởng tài sản.. Và cũng đã làm Ủy quyền cho tôi xử lý toàn bộ tài sản từ lâu.. Hai ông bà đều là Đồng sở hữu và Có lương hưu.. Sinh sống cùng với tôi cho đến lúc mất.. Vậy nay tôi làm thủ tục nhận thừa kế có vấn đề gì..
Chào bạn! Câu hỏi của bạn Luật sư tư vấn như sau:
Bạn đang thắc mắc là lúc còn sống bố mẹ bạn có lập di chúc để lại tài sản cho bạn. Song giờ khi tiến hành mở di chúc lại không thể thực hiện được mà phải chia.
Song trong câu hỏi bạn không nêu rõ di sản mà bố mẹ bạn để lại có thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của bố mẹ bạn hay có cả phần người khác (ví dụ: di sản là đất đai nhưng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại ghi cấp cho "hộ ông, hộ bà" thì đương nhiên phải xem xét mảnh đất này có phải chỉ riêng mình bố mẹ bạn có quyền sử dụng hay không?)
Thứ hai, bạn nói bố mẹ bạn có lập di chúc để lại cho bạn, song bạn không nói rõ di chúc được lập như nào? Có nghĩa là đây có phải là di chúc chung của bố mẹ bạn lập hay không? hay chỉ là di chúc của một người (bố hoặc mẹ). Hơn nữa, về hình thức lập di chúc có đúng quy định của Luật hay không?
Ngoài ra, khi tiến hành mở di chúc thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không chỉ căn cứ vào nguyên bộ luật dân sự mà có căn cứ những Luật khác có liên quan để giải quyết vụ việc.
Thứ 3, trong câu hỏi bạn có nêu đến điều 644 Bộ Luật dân sự:
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Theo luật sư việc các nhà làm luật có quy định như điều 644 BLDS này là thể hiện tính nhân văn, tính công bằng và bảo vệ người yếu thế trong xã hội. Chính vì vậy bạn không nên thắc mắc về vấn đề này.
Còn hiện tại, bạn muốn mở di chúc và sang tên khối di sản của bố mẹ bạn đã để lại cho bạn thì bạn cần phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Thân mến!
-
Không cho người lao động nghỉ ngơi đủ giờ có bị phạt không?
Công ty tôi là công nhân tại một nhà máy sản xuất gạch, một ngày làm việc của chúng tôi là 8 giờ/ngày. Tôi muốn hỏi Luật sư có quy định nào về thời gian tối thiểu nghỉ ngơi trong giờ làm việc hay không. Nếu chủ nhà máy không đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho chúng tôi thì có bị phạt hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư Nguyễn Đình Thi đã trả lời
Không cho người lao động nghỉ ngơi đủ giờ có bị phạt không?
chào bạn! với thắc mắc của bạn luật sư tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định của Luật Lao động 2019 thì thời gian nghỉ trong giờ làm trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ hằng tuần được quy định lần lượt trong các điều 109; 110; 111. Trong điều luật này đã thể hiện rất rõ thời gian tối thiểu mà người lao động được nghỉ ngơi khi làm việc tại các doanh nghiệp. Bạn hãy đọc để tham khảo.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không đảm bảo thời gian nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển cả, nghỉ hằng tuần thì sẽ bị xử phạt theo quy định của điều 17 nghị định 28/2020.
Nếu bạn muốn tư vấn chuyên sâu thì có thể gọi điện trực tiếp cho luật sư.
Thân mến!
-
LUẬT CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG MÀ KHÔNG BỒI THƯƠNG
em xin nhờ được tư vấn về LUẬT LAO ĐỘNG ạ em đang làm một công ty tập đoàn Châu Âu (GR) vì lý do cơ cấu lại công ty : là cho bên công ty khác (GMD) thuê lại kho để quản lý tài sản cho công ty (GR), công ty (GR) cắt hợp động lao động với tụi em mà không đền bù cho tụi em, lấy lý do là đã tạo lại công ăn việc làm cho mọi người nên không bồi thường( công ty GMD thuê lại tụi em để làm việc nhưng hiện tại tụi em phải phỏng vấn và dựa vào năng lực để xin lại việc) em xin hỏi pháp luật VN về trường hợp này có bồi thường hợp đồng lao động không ạ Nếu không bồi thường thì tui em có thể kiện công ty không ạ về sau này em cảm ơn luật sư
Luật sư Nguyễn Đình Thi đã trả lời
LUẬT CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG MÀ KHÔNG BỒI THƯƠNG
Chào bạn! luật sư tư vấn cho bạn như sau:
Bộ luật lao động 2019 có quy định như sau về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.
Theo quy định của điều luật trên thì người sử dụng lao động chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi có một trong các căn cứ tại khoản 1 điều luật này. Nếu không có lý theo quy định của điều luật trên thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp đối với bạn là không đúng quy định.
Ngoài ra, theo khoản 2 của điều luật này thì trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động là công ty phải thông báo trước cho người lao động. Nếu không làm việc này thì cũng là sai.
Vậy căn cứ vào tính huống bạn nêu thì rõ ràng lý do công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn trong trường hợp này là do thay đổi cơ cấu sản xuất là chưa đúng. Vì nếu trường hợp thay đổi cơ cấu sản xuất thì doanh nghiệp phải lập đề án về việc thay đổi cơ cấu sản xuất dến cơ quan có thẩm quyền đề được phê duyệt trước khi tiến hành đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Trên đây là tư vấn của luật sư, bạn có thể tham khảo. Bạn có thể trao đổi trực tiếp với luật sư đề được tư vấn chuyên sâu hơn. Thân mến!
-
Công ty không trả lương
Dạ chào luật sư. Cho em hỏi em đã kí với công ty thỏa thuận thử việc trong 2 tháng từ ngày 1 tháng 4 đến 1 tháng 6 .Trong đó có quy định giam lương 15 ngày. Trong quá trình thử việc em thấy công việc không phù hợp nên đã viết đơn xin nghỉ. Viết đơn ngày 6 tháng 5 và ngày 9 tháng 5 em nghĩ. Công ty có yêu cầu bàn giao và em đã bàn giao hết công việc vào ngày 7 tháng 5, trong thời gian đó người sử dụng lao động không nói gì, đến ngày 15 tháng 5 đến thời gian trả lương tháng 4 thì công ty không trả mà diện lí do này kia về việc phải bàn giao trong khi em đã bàn giao hết. Đến nay 18 tháng 5 em vẫn chưa nhận được lương. Em có liên hệ công ty nhưng họ cứ viện đủ lý do. Vậy cho em hỏi làm sao để lấy được lương? Nếu như họ trả lương thì họ phải thanh toán cho em đến ngày em nghỉ hay là lương trong tháng 4 thôi ạ?Vì em làm đến ngày 8 tháng 5 ạ. Em cảm one
Luật sư Nguyễn Đình Thi đã trả lời
Công ty không trả lương
Chào bạn! trường hợp của bạn Luật sư tư vấn như sau:
Theo như thông tin bạn trình bày thì bạn kí hợp đồng thử việc với công ty có thời hạn là 2 tháng. Khi thấy công việc không phù hợp thì bạn đã viết đơn xin nghỉ việc. Căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 35 Luật lao động 2019 thì thời giạn báo trước khi nghỉ việc đối với trường hợp của bạn là 03 ngày làm việc
Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
như vậy, trước khi nghỉ bạn phải báo trước cho công ty tối thiều là 03 ngày làm việc.
Trong câu hỏi của bạn có nêu công ty không trả lượng thử việc cho bạn và họ viện ra rất nhiều lý do. Luật sư tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ vào Điều 26. Tiền lương thử việc của Luật lao động thì người lao động thử việc được trả lương trong thời gian thử việc và mức lương tối thiểu bằng 85% mức lượng lao động chính thức.
Bạn có nêu giữa bạn và công ty có thỏa thuận chậm lương trong thời hạn 15 ngày. Với thỏa thuận này pháp luât tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên.
Tuy nhiên, khi hết thời hạn trên mà công ty vẫn không thanh toán lương cho bạn thì công ty đang vi phạm quy định về pháp luật.
Căn cứ vào điều 97 Luật lao động về kì hạn trả lương có quy định như sau:
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Với quy định trên, thì rõ ràng công ty đang vi phạm pháp luật, bạn hoàn toàn có quyền đòi lại tiền lương của mình và có quyền yêu cầu tính lãi đối với những ngày công ty chậm trả lương.
Bạn có thể làm văn bản yêu cầu công ty trả lượng hoặc liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để buộc công ty trả lương cho mình.
Chúc bạn may mắn!
-
thời gian phải báo trước khi xin nghỉ việc
Chào luật sư, tôi có một câu hỏi như sau, tôi có kí hợp đồng lao động thời hạn 1 năm với công ty, trong đó bao gồm cả thời gian 1 tháng thử việc. Nay kính xin hỏi luật sư về trường hợp này tôi phải áp dụng trường hợp nào để báo cho công ty trước khi nghỉ việc?
Luật sư Nguyễn Đình Thi đã trả lời
thời gian phải báo trước khi xin nghỉ việc
Chào bạn! Luật sư tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định của khoản 3 điều 8 nghị định 145/2020 hướng dẫn Bộ luật lao động có quy định như sau:
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:
a) Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.
Theo quy định của điều luật trên thì thời gian thử việc cũng là thời gian được tính vào tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế tại công ty. Như vậy, bạn kí hợp đồng lao động 12 tháng nhưng thử việc 1 tháng và thực tế lao động chính thức là 11 tháng thì khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điều 35 Bộ luật lao động thì bạn phải áp dụng điểm b, khoản 1 Điều 35 để tính thời gian báo trước cho người sử dụng lao động. Nói đơn giản bạn phải báo trước cho công ty ít nhất là 30 ngày trước khi bạn chính thức nghỉ việc.
Mong bạn sớm giải quyết được vấn đề của mình. Thân mến!
-
Mở 1 phòng mẫu
Tôi đang làm việc cho một văn phòng đại diện nước ngoài về lĩnh vực may mặc, sếp tôi muốn mở 1 phòng làm mẫu, tôi muốn hỏi một văn phòng đại diện có được phép mở phòng mẫu hay không?
Luật sư Nguyễn Đình Thi đã trả lời
Mở 1 phòng mẫu
Luật sư giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
theo quy định của điều 17 và điều 18 luật thương mại thì văn phòng đại diện có quyền và nghĩa vụ sau:
Điều 17. Quyền của Văn phòng đại diện
1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
1. Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
2. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
3. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.
4. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Do câu hỏi bạn không nêu mục đích của bên bạn mở phòng mẫu để làm gì nên luật sư không thể trả lời bạn là được hay không? Tuy nhiên, theo quy định của điều 18 thì văn phòng đại diện không thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp, không giao kết hợp đồng và chỉ được xúc tiến thương mại trong phạm vi của giáy phép thành lập văn phòng đại diện.
thân mến!
-
Lương tăng ca trong thời gian thử việc
Trong thời gian thử việc em có làm thêm tăng ca theo yêu cầu của nhà hàng, nhưng khi nhận lương thì bên nhà hàng nói là vì trong thời gian thử việc nên lương tăng ca của em cũng được tính theo mức thử việc là 85%. Luật sư cho em hỏi bên nhà hàng trả lương như vậy có đúng ko ạ?
Luật sư Nguyễn Đình Thi đã trả lời
Lương tăng ca trong thời gian thử việc
Chào bạn! Luật sư giải đáp những vướng mắc cho bạn như sau:
theo quy định của Điều 98 Bộ luật lao động 2019 có quy định sau:
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Và theo quy định của điều 55, điều 56 và điều 57 của nghị định 145/2020 hướng dẫn Bộ luật lao động.
Với cách quy định như trên thì bạn chỉ được trả tiền lương làm thêm giờ theo tiền lương thực trả của công việc bạn đang làm thử.
Tuy nhiên, do bạn không nêu rõ công việc hiện tại bạn làm ở nhà hàng là công việc gì nên luật sư cũng không rõ là thời gian thử việc của công việc hiện tại bạn đang làm có đúng quy định của luật không? Vì vậy bạn cần tham khảo thêm điều 25 Bộ luật lao động.
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
nếu công việc của bạn hiện tại thuộc quy định tại khoản 4 điều 25 thì thời gian thử việc 1 tháng là không đúng quy định của điều luật trên.
Bạn có thể liên hệ với luật sư để được tư vấn thêm.
-
Muốn ly hôn mà hộ khẩu 2 vợ chồng ở kiên giang, nhưng giấy chứng minh còn ở vũng tàu thì có được không ạ?
Tôi muốn ly hôn mà hộ khẩu 2 vợ chồng ở kiên giang, nhưng giấy chứng minh của tôi vẫn còn ở vũng tàu thì có được không ạ. Và nếu tôi ly hôn đơn phương mà vợ tôi không ra tòa ký thì tòa án có chấp nhận không ạ. Thanks
Luật sư Nguyễn Đình Thi đã trả lời
Hôn nhân gia đình
Chào bạn! Luật sư tư vấn cho bạn như sau:
Trường hợp của bạn đang muốn đơn phương ly hôn, nhưng bạn đang phân vân không biết Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn của bạn?
Theo điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định: . Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
Như vậy, tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ án trên của bạn là tòa án nơi mà vợ bạn đang sinh sống, chứ không liên quan gì đến nơi ghi hộ khẩu trong chứng minh nhân dân.
Đối với câu hỏi là ly hôn đơn phương có cần chữ ký của vợ không? Luật sư tư vấn cho bạn như sau: Khi bạn làm thủ tcj đơn phương ly hôn thì bạn sẽ phải khởi kiện vụ án này ra tòa án nơi vợ bạn đang sinh sống. Tức là trong đơn chỉ cần chữ kí của bạn mà không cần chữ kí của ai nữa.
Thân mến!
-
Không muốn đóng bảo hiểm có được không?
Luật sư cho em hỏi, người lao động không muốn đóng bảo hiểm và doanh nghiệp cũng không đóng bảo hiểm cho người lao động thì có được không ạ?
Luật sư Nguyễn Đình Thi đã trả lời
Về việc đóng bảo hiểm
Chào bạn! Luật sư tư vấn cho bạn như sau:
Theo điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội thì những người sau đây bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
..........
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động bặt buộc phải đóng bao hiểm xã hội. Đây là quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc chứ không phải tự nguyện. Do đó, nếu người lao động và người sử dụng lao động không muốn đóng bảo là không thể.
Để được tư vấn chuyên sâu, bạn có thể liên hệ trực tiếp với luật sư.