
Nguyễn Hòa Thuận
Tổng cộng: 145
-
Nhận con nuôi
Em muôn hỏi luật sư hai vơ chong o voi nhau 17nam không co con bây gio hai vơ chong muốn nhận con nuôi ma hai vơ chong không co giây hơn thư vậy phải làm sau
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận đã trả lời
Nhận con nuôi
Chào bạn!
Trước tiên xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Luật nuôi con nuôi năm 2010.
Thủ tục nhận nuôi con nuôi của vợ chồng khi chưa đăng ký kết hôn
Khoản 3 điều 8 Luật nuôi con nuôi quy định: \"Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Như thông tin mà bạn đã cung cấp ở trên thì với trường hợp của bạn để làm thủ tục nhận nuôi con nuôi của cả 2 người là vợ chồng thì 2 bạn phải có quan hệ vợ chồng hợp pháp, có nghĩa là phải được đăng ký kết hôn. Như vậy để giải quyết trường hợp của bạn thì 2 bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn trước, sau đó mới thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi.
– Về thủ tục kết hôn
Để thực hiện thủ tục kết hôn theo đúng quy định của pháp luật, hai bạn phải đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Trước tiên 2 bên phải đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình:
\"1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Thủ tục đăng ký kết hôn như thế nào, cần những giấy tờ gì mời bạn tham khảo thêm tại bài viết của chúng tôi: Thủ tục đăng ký kết hôn.
– Về thủ tục nhận nuôi con nuôi
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Để có thể thực hiện được thủ tục này, người nhận con nuôi phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi và Điều kiện của người được nhận làm con nuôi ở Điều 8 Luật nuôi con nuôi. Khi cả 2 bên người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đáp ứng các điều kiện theo luật định thì được phép tiến hành thủ tục nhận nuôi con nuôi.
Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ Luật sư Nguyễn Hòa Thuận để được trao đổi và tư vấn trực tiếp.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng ./.
-
Hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự
Cháu có ba ruột bị bệnh tâm thần , nhưng do bấy lâu nay chỉ lấy thuốc từ bác sĩ đã khám trước đó để uống cầm chừng , và cháu được ban chỉ huy quân sự gửi giấy mời về việc trúng tuyển sức...
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận đã trả lời
Hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự
Chào bạn!
Trước tiên xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Luật nghĩa vụ quân sự 2015
Theo quy định tại Điều 41 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì:
“Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.”
Trường hợp của bạn là bạn là người lao động chính trong gia đình vì vậy căn cứ theo quy định của luật thì bạn thuộc trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ Luật sư Nguyễn Hòa Thuận để được trao đổi và tư vấn trực tiếp.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng ./.
-
Thủ tục ly hôn
Xin chao, Toi muon tu van thu tuc ly di voi chong, muon duoc nuoi 2 con, gai sinh 2009, trai sinh 2014, duoc tro cap moi be 5 tr/th, tai san khong tranh chap chi mong giai quyet som Cam on
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận đã trả lời
Thủ tục ly hôn
Chào bạn!
Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Ø Về thủ tục ly hôn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn không nêu rõ là bạn muốn biết về thủ tục ly hôn thuận tình hay đơn phương ly hôn vì vậy, chúng tôi xin tư vấn theo hai hướng cho bạn là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn như sau:
Thủ tục ly hôn thuận tình:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Hồ sơ gồm có:
+ Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (theo mẫu/mẫu của Tòa án);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân của vợ/chồng (bản sao chứng thực);
+ Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực) ; chứng cứ chứng minh nợ chung (bản sao chứng thực hoặc bản chính).
Thẩm quyền giải quyết:
- Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi thường trú, tạm trú chung của vợ, chồng hoặc nơi thường trú, tạm trú của vợ hoặc chồng
- Trong trường hợp không cùng nơi thường trú, tạm trú thì hai bên thỏa thuận để chọn tòa án giải quyết
Thủ tục ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên):
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Hồ sơ gồm có:
+ Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu của tứng tòa án);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ CMND hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
+ Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);
+ Giấy khai sinh của các con;
+ Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
Thẩm quyền giải quyết:
Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc.
Lưu ý: Trường hợp nếu ly hôn có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân tỉnh.
Ø Về vấn đề giành quyền nuôi con:
Tại Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
\"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.\"
Dựa vào khoản 2 Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, hai bạn nên thỏa thuận để xem ai có quyền nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án ra quyết định giao cho một bên nuôi con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải hỏi ý kiến của con .
Trong trường hợp của bạn, do con bạn đã 9 tuổi và hai bạn không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ hỏi ý kiến của bé là muốn ở với ai. Không những thế, Tòa án còn xem xét về mức thu nhập của bạn và chồng bạn ai có điều kiện tốt hơn thì sẽ giao cho người đó có quyền trực tiếp nuôi con. Còn người con 4 tuổi của bạn thì trường hợp này nên theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, bé sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, Tòa án sẽ xem xét xem liệu người mẹ có đủ điều kiện nuôi con, đảm bảo được lợi ích của con hay không hoặc trao quyền nuôi con theo sự thỏa thuận chính đáng của bố mẹ sao cho phù hợp với lợi ích của con.
Trong trường hợp của bạn, nếu chồng bạn chứng minh có đủ điền kiện để nuôi con và con của bạn đồng ý chọn ở với cha thì khi ra Tòa giải quyết thì bạn khó có quyền nuôi con nhưng bạn vẫn có quyền nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con theo Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Về việc cấp dưỡng thì hai bạn có thể thỏa thuận với nhau nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét thu nhập của bên cấp dưỡng và căn cứ theo luật quy định mà Tòa án đưa ra mức cấp dưỡng hợp lý.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng ./.
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận.
-
Quyền nuôi con
Con tôi năm nay được 1 tuổi . Nếu như ly hôn thì quyền nuôi con sẽ thuộc về ai . Vì nhà chồng có quyền thế tôi sợ không thắng kiện . Và những điều kiện để giành được quyền nuôi con là gì . Mong...
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận đã trả lời
Quyền nuôi con
Chào bạn!
Trước tiên xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân gia đình 2014
Theo quy định tại khoản 3 điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
………………………………………..
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Tuy nhiên, do con chị dưới 36 tháng tuổi mà chị lại không thuộc trường hợp không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con,...thì chị sẽ là người đương nhiên được trực tiếp nuôi con. Nhưng chị cũng phải chứng minh mình đủ điều kiện về vật chất hay yếu tố tinh thần. Mà ở đây:
Yếu tố về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, lối sống, đạo đức, cách cư xử của cha, mẹ…
Điều kiện về vật chất bao gồm: điều kiện sinh hoạt, học tập, chỗ ở… dựa vào khả năng thu nhập hàng tháng, tài sản của cha, mẹ.
Nếu còn bất cứ vướng mắc gì thì bạn vui lòng liên hệ Luật sư Nguyễn Hòa Thuận để được trao đổi và tư vấn trực tiếp.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng ./.
-
Như thế nào thì cấu thành tội hiếp dâm?
Bạn em có yêu và quen bạn này là gái quán hát và giờ b ý kiện b e tội hiếp dâm xin cho e hỏi có được không ạ. B em sinh năm 1999 và bạn kia cũng 1999 ạ
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận đã trả lời
Như thế nào thì cấu thành tội hiếp dâm?
Chào bạn!
Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009)
Điều 111 bộ Luật Hình sự 1999 quy định về tội Hiếp dâm như sau::
\"1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.\"
Cấu thành tội phạm:
Tội hiếp dâm được cấu thành khi thỏa mãn đủ 04 yếu tố: mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, khách thể của tội phạm và chủ thể của tội phạm và chủ thể của tội phạm. Trong đó:
Mặt khách quan của tội phạm:
Hình thức cấu thành tội phạm
Tội hiếp dâm có cấu thành tội phạm – cấu thành hình thức. cũng vì lẽ đó, nên mặt khách quan chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan và thủ đoạn là yếu tố định tội bắt buộc.
Dấu hiệu khách quan
Dấu hiệu khách quan của tội hiếp dâm gồm:
Thứ nhất: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ. ví dụ: người phạm tội dùng sức mạnh vật chất đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân để thực hiện hành vi giao cấu hoặc dùng dao uy hiếp nạn nhân để thực hiện hành vi giao cấu.
Thứ hai: lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân. Ví dụ: người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân trong tình trạng nạn nhân đang hôn mê, say rượu,…
Thứ ba: sử dụng các thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ. ví dụ: người phạm tội cho nạn nhân uống thuốc ngủ,….
Hành vi khách quan
Hành vi khách quan của tội hiếp dâm là giao cấu trái ý muốn của nạn nhân. Giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân được hiểu là giao cấu trái với mong muốn của nạn nhân hoặc trong tình trạng nạn nhân không có ý thức.
Mặt chủ quan của tội phạm
Động cơ, mục đích phạm tội
Động cơ không là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội hiếp dâm.
Hình thức lỗi
Hình thức lỗi của tội hiếp dâm bao gồm: lỗi cố ý trực tiếp
Khách thể bị xâm phạm
Khác với khách thể của các tội xâm phạm danh dự nhân phẩm của người khác là cả đàn ông và phụ nữ, thì tội hiếp dâm xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ.
Đối tượng tác động của tội phạm
Đối tượng tác động của tội hiếp dâm là phụ nữ từ 16 tuổi trở lên. Trường hợp nạn nhân là người dưới 16 tuổi thì hành vi hiếp dâm không cấu thành tội hiếp dâm mà cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể có tội hiếp dâm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp của bạn bạn chứ nêu rõ chi tiết vụ việcnên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể được. Trên đây là một số dấu hiệu cấu thành tội hiếp dâm cũng như một số quy định của pháp luật về tội này, bạn có thể tham khảo.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng ./.
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận.
-
Sử dụng giấy tờ giả mà không biết.
Xin luật sư trả lời giúp bác, bác hiện nay 65 tuổi, bác có mở kinh doanh nhà nghỉ. Bác có mua một số phương tiện, thiết bị Pccc của người quen, do bác thiếu hiểu biết về quy trình thủ tục lại tin tưởng...
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận đã trả lời
Sử dụng giấy tờ giả mà không biết.
Chào bạn!
Trước tiên xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 thì:
“Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Theo quy định này thì đối với hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Nếu còn bất cứ vướng mắc gì thì bạn vui lòng liên hệ Luật sư Nguyễn Hòa Thuận để được trao đổi và tư vấn trực tiếp.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng ./.
-
Tư vấn về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tôi bị lừa đảo vớii số tiền 2triêu5, tên trộm đã bị bắt nhưng lại được thả ra. Số tiền bị mất tôi vẫn chưa được nhận lại, mà tên trộm lại nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Bây giờ tôi...
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận đã trả lời
Tư vấn về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Chào bạn!
Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Theo thông tin của bạn cung cấp thì chưa đầy đủ để chúng tôi xác định là hành vi của người này có cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không vì vậy chúng tôi không tư vấn cụ thể trường hợp của bạn được.
Dưới đây là những quy định về tội lừa đảo chiếm đạt tài sản bạn có thể tham khảo:
Căn cứ vào Điều 139 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2009 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
\"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm\"
Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an để được giải quyết.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng ./.
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận.
-
Ly hôn và giành quyền nuôi con
Luật su cho hoi toi muon ly hon chong do cuoc song gia dinh lam toi thật su chiu khong noi ,moi khi cai nhau anh đều mang gia dinh toi ra ma si nhuc ,con toi doi voi gia dinh chong chua bao gio lam gi qua đang ,co nhieu lan anh con hanh hung toi bang...
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận đã trả lời
Ly hôn và giành quyền nuôi con
Chào bạn!
Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Tại Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
\"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.\"
Dựa vào khoản 2 Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, hai bạn nên thỏa thuận để xem ai có quyền nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án ra quyết định giao cho một bên nuôi con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải hỏi ý kiến của con .
Trong trường hợp của bạn, do con bạn đã trên 7 tuổi và hai bạn không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ hỏi ý kiến của bé là muốn ở với ai. Không những thế, Tòa án còn xem xét về mức thu nhập của bạn và chồng bạn ai có điều kiện tốt hơn thì sẽ giao cho người đó có quyền trực tiếp nuôi con.
Trong trường hợp của bạn, nếu chồng bạn chứng minh có đủ điền kiện để nuôi con và con của bạn đồng ý chọn ở với cha thì khi ra Tòa giải quyết thì bạn khó có quyền nuôi con nhưng bạn vẫn có quyền nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con theo Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng ./.
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận.
-
Trả tiền nhận giữ hộ
Kinh chào Luật sư ! em cần tư vấn nội dung sau : năm 2014 em có gởi người bạn giử hộ một số tiền 200 triệu, bạn em có viết giấy cam kết nhận hoàn trả lại khi em cần, nhưng nay em có yêu cầu nhận...
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận đã trả lời
Trả tiền nhận giữ hộ
Chào bạn!
Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Dân sự năm 2015
Cam kết thường được xác lập trong một số giao dịch dân sự. Pháp luật Dân sự tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong giao dịch dân sự.
Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy, có thể xem cam kết là hành vi pháp lý đơn phương, nội dung cam kết thể hiện ý chí tự ràng buộc của người viết cam kết với điều khoản đã cam kết. Do đó, bạn là người có quyền có thể yêu cầu người cam kết thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh. Nếu phát sinh thiệt hại cho bạn vì bạn của bạn không thực hiện nghĩa vụ dân sự đã cam kết thì bạn của bạn phải bồi thường. Giao dịch dân sự ở đây gọi là cam kết giữa bạn và bạn của bạn sẽ có hiệu lực pháp lý nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Nếu vi phạm một trong các điều kiện trên thì giấy cam kết bạn giữ sẽ bị coi là vô hiệu. Trong trường hợp đáp ứng đủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như trên thì khi bạn của bạn không hoàn thành nghĩa vụ của mình bạn có thể sử dụng bản cam kết đó làm bằng chứng để khởi kiện bạn của bạn. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc này là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn của bạn cư trú để hướng dẫn cũng như giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng ./.
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận.
-
Đền bù xe máy bị mất
Tôi làm công ty dịch vụ bảo vệ , khách hàng của tôi bị mất 1 chiếc xe máy tại khu vực của công ty tôi bảo vệ. Tuy nhiên chiếc xe này là xe đang trả góp. Anh / Chị vui lòng tư vấn giúp tôi về thủ...
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận đã trả lời
Đền bù xe máy bị mất
Chào bạn!
Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Khi đề nghị bồi thường, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
Bạn cần chú ý thực tế, vé gửi xe được coi là giấy tờ chứng minh giữa các bên có hợp đồng gửi giữ. Do vậy, bạn cần có vé xe để chứng minh rằng mình đã gửi xe.
Chứng minh được hậu quả thực tế đã xảy ra đồng thời chứng minh được lỗi của người bảo vệ: Tức là chứng minh việc mất xe là có thực và do lỗi của bảo vệ.
Trong trường hợp của bạn bạn cần xác định giá trị của chiếc xe và bạn xác định xem là chiếc xe đã trả góp được bao nhiêu tháng. Trong lúc này bạn thanh toán hết khoản tiền còn lại trong hợp đồng trả góp của người bị mất xe. Nếu trường hợp người mất xe muốn bên công ty của bạn trả khoản tiền mà họ đã thanh toán trả góp trước đó thì bạn có thể thỏa thuận với người mất xe.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng ./.
Luật sư Nguyễn Hòa Thuận.