Bịa đặt, xâm phạm quyền riêng tư
Cô và dượng tôi cứ khoảng thời gian lâu thì lại kiếm chuyện với tôi mặc dù tôi không làm gì sai. Họ đem chuyện riêng tư của tôi ra và mách cho cả gia đình biết. Họ theo dõi tôi. Ngay cả chị ruột của cô dượng tôi, họ cũng xúc phạm được, họ thật quá đáng. Rất nhiều lần họ muốn tôi xảy ra chuyện nhưng họ không làm được nên họ vẫn cứ tiếp tục hành động đó. Tôi phải làm sao?
5 Luật sư trả lời
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (gọi chung là bí mật đời tư) là một trong những quyền cơ bản quan trọng nhất của con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận.
Điều 38 BLDS 2015, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, được quy định như sau:
“1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý; việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Khái niệm bí mật theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là được giữ kín trong trong phạm vi một số ít người, không để lộ cho người ngoài biết. Theo bài Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự- Cần được hướng dẫn của thạc sỹ Lê Văn Sua về nguyên tắc thì không phải mọi thông tin về đời sống riêng tư mà cá nhân không muốn công khai sẽ trở thành “bí mật đời tư” mà muốn được pháp luật bảo vệ thì những thông tin này phải hợp pháp. Tuy nhiên, để xác định “tính hợp pháp” này phải căn cứ vào từng trường hợp, hoàn cảnh sự việc cụ thể, mà ưu tiên hàng đầu đặt ra là bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân người trong cuộc.
Luật hôn nhân gia đình 2014:
Điều 79. Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng
1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.
2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.
Cụ thể tại Điều 69 Luật Hôn nhân gia đình 2014
Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình
Căn cứ theo quy định trên, bạn nên đề nghị bố mẹ tôn trọng trong việc thực hiện các quyền nhân thân và tài sản theo quy định pháp luật.
Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo.
Thắc mắc của bạn tôi xin đưa ra ý kiến giải đáp như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì cô và dượng bạn đã đã công bố chuyện riêng tư của bạn cho gia đình biết, bên cạnh đó còn theo dõi bạn, mục đích của hành vi này là muốn cho bạn xảy ra chuyện.
Do bạn thông tin chưa rõ ràng về hành vi của cô và dượng của bạn cùng với tính chất, mức độ của hành vi nên không thể đưa ra tư vấn cụ thể cho bạn, tuy nhiên Điều 34 Bộ luật dân sự quy định:
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Như vậy, trong quan hệ dân sự bạn có quyền khởi kiện lên Tòa án nhân dân nơi cô và dượng của mình cư trú để yêu cầu bác bỏ thông tin sai sự thật, yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại, tuy nhiên bạn phải chứng minh được hành vi của cô và dượng của bạn, bên cạnh đó để yêu cầu bồi thường thiệt hại bạn phải chứng minh được thiệt hại xảy ra.
Bên cạnh đó, nếu người cô và dượng có hành vi vu khống, làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của bạn, thì bạn có thể tố cáo lên cơ quan công an để được điều tra làm rõ và xử lý cô, dượng bạn theo đúng quy định pháp luật.
Luật sư Phan Đức Tín
Luật sư Phan Đức Tín.
Bạn phải chứng minh được:
Cô và Dượng bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bạn. Bằng chứng ghi âm, ghi hình, đơn thư, người làm chứng.... thì Cơ quan Điều tra mới có cơ sở pháp lý xử lý theo quy định của Pháp luật.
Luật sư Phạm Văn Sửu
Luật sư Phạm Văn Sửu.
Chào bạn!
Điều 38 Bộ Luật Dân sự quy định
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 34 Bộ Luật Dân sự
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Bạn nên yêu cầu họ chấm dứt nếu không bạn hãy kiện họ ra Tòa án yêu cầu xin lỗi cải chính và hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có)
Tôi lưu ý Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định về tội làm nhục người khác và tội vu khống tại Điều 155 và 156. Bạn nên tham khảo
Trân trọng
Luật sư Dương Hoài Vân
Luật sư Dương Hoài Vân.
Việc này cần phải biết mức độ xâm phạm, bịa đặt các thông tin đó ảnh hưởng đến bạn như thế nào khi đó căn cứ quy định của pháp luật để yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp, rất tiếc bạn chưa cung cấp được những thông tin chi tiết nên luật sư chưa thể tư vấn chi tiết cho bạn được.
Bạn vui lòng cung cấp chi tiết các thông tin liên quan tới sự việc nhé.
Luật sư Dương Văn Mai.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư