Nhập hộ khẩu theo về nhà chồng
Việc nhập khẩu của người vợ về nhà chồng thường được thực hiện sau khi vợ chồng đăng ký kết hôn. Vậy công dân cần phải thực hiện thủ tục gì để nhập hộ khẩu của người vợ về nhà chồng?
1. Hồ sơ
Theo Khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú số 03/VBHN-VPQH, Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA, hồ sơ thực hiện thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ được quy định như sau:
a) Bản khai nhân khẩu;
b) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu;
c) Giấy chuyển hộ khẩu (nếu cần): giấy chuyển hộ khẩu do cơ quan có thẩm quyền cấp sau khi hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chuyển hộ khẩu;
d) Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
e) Sổ hộ khẩu.
2. Nơi nộp hồ sơ
Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú được quy định như sau:
“a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.”
3. Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện để làm thủ tục đăng ký thường trú. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).
Bước 3: Trả kết quả:
+ Trường hợp được giải quyết đăng ký thường trú: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).
+ Trường hợp không giải quyết đăng ký thường trú: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký cư trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
4. Thời hạn giải quyết
Theo Khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú số 03/VBHN-VPQH, “trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
5. Lệ phí
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/BTC của Bộ Tài chính: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần đăng ký; Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 20.000 đồng/lần cấp. Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà: không quá 10.000 đồng/lần cấp.
Bạn vẫn còn thắc mắc, hay đang gặp rắc rối? Hơn 400 Luật sư chuyên về Dân sự trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí.
TIN LIÊN QUAN:
Lĩnh vực Hộ tịch
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư