Có nên cho mượn sổ hộ khẩu không?
Sổ hộ khẩu là gì?
Sổ hộ khẩu được pháp luật định nghĩa tại Điều 24 Luật Cư Trú 2006 như sau:
“Điều 24. Sổ hộ khẩu
1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.”
Có thể nói rằng, sổ hộ khẩu là hình thức quản lý nhận khẩu của cơ quan nhà nước, có chức năng xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân. Đây là một trong những công cụ và thủ tục hành chính nhà nước quản lý về cư trú của công dân Việt Nam.
Giá trị pháp lý của sổ hộ khẩu?
Căn cứ Điều 18 Luật Cư Trú 2006 quy định:
“Điều 18. Đăng ký thường trú
Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.”
Sổ hộ khẩu chứa các thông tin về chủ hộ và các thành viên khác cùng hộ khẩu, như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, mối quan hệ với chủ hộ,… Theo đó, sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú mà cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một vài trường hợp, nếu không xác định được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.
Có nên cho mượn sổ hộ khẩu hay không?
Sổ hộ khẩu có giá trị pháp lý trong một số thủ tục hành chính, là căn cứ để xác định quyền cư trú và nhân thân của công dân. Một số đối tượng lợi dụng sự tin tưởng của người thân mượn sổ hộ khẩu để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, có thể kể đến như: Sửa chữa thông tin trên hộ khẩu để làm giả giấy tờ được cấu thành hành vi phạm tội quy định trong Bộ Luật Hình Sự 2019 Điều 340:
“Điều 340. Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, các loại giấy chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện tội phạm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Thêm vào đó, chủ hộ có trách nhiệm bảo quản và sử dụng sổ hộ khẩu theo đúng quy đinh pháp luật. Cụ thể Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn thi hành Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP, Điều 10:
“Điều 10. Cấp sổ hộ khẩu
…
7.Người trong hộ gia đình có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ hộ khẩu khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ hộ khẩu trái pháp luật.”
Như vậy, không nên cho mượn sổ hộ khẩu và phải bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu theo luật định.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Lĩnh vực Dân Sự
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư