Là anh / chị có thể đưa em mình đi viện khi con của em không cho đi được không
Em có người dì đang bệnh đi không nỗi nhưng con của dì ấy không chở đi viện. Mâý cậu và dì nhỏ đòi đưa dì lớn đi viện nhưng con dì lớn nhất quyết không cho còn đòi đánh ai khi dám đưa dì lớn đi. Vậy phải làm sao khi dì lớn đang rất nguy kịch?
1 Luật sư trả lời
Chào bạn, trước tiên xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi
cho VPLS Triển Luật.
Đối với trường hợp của bạn các cậu và dì lớn muốn đưa dì nhỏ đi khám chữa
bệnh nhưng các con của dì nhỏ không cho. Trường hợp này cậu và các dì lớn có
thể nhờ sự can thiệp của công an cấp xã để được thực hiện nghĩa vụ thom nom,
chăm sóc giữa anh chị em với nhau. Trong trường hợp này các con của người nhỏ
có hành vi gây cản trở việc thăm nom, chăm sóc, không cho mẹ mình đi bệnh viện
thì không rõ lý do là gì, họ lo sợ mẹ họ có vấn đề gì ảnh hưởng đến tính mạng
hay tình trạng thêm nghiêm trọng nếu phải đi việc, hay do vấn đề tài chính eo hẹp,
hay còn nguyên nhân nào khác, trước hết gia đình mình có thể tìm hiểu thêm.
Trường hợp không có lý do gì chính đáng và không có giải pháp nào thay thế
mà không cho gia đình mang dì nhỏ đi khám chữa bệnh, thì người con này có thể
bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 56, Điều 57 Nghị định 144/2021:
Điều 56. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ
gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh,
chị, em với nhau
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản
quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường
hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và
chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Điều 57. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly
hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau,
giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa
vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các
hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Gia đình mình nên nói rõ cho các cháu hiểu và vận động cháu hợp tác. Trường
hợp không thể đến bệnh viện thì có thể nhờ đến dịch vụ khám chữa bệnh tận nhà,
hỗ trợ người nghèo … theo chính sách của địa phương.
Trên đây là nội dung tư vấn của
Văn phòng luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc
cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi
theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số
điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ
thể.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư