LIÊN QUAN ĐẾN BỘ LUẬT TIÊU DÙNG
Kinh gửi luật sư, Tôi có tham gia ứng dụng cho thuê xe tự lái (tôi là chủ xe). Trường hợp đang có tranh chấp giữa tôi và công ty chủ quản ứng dụng thuê xe. Tôi có 02 ý muốn hỏi: 1. Ứng dụng tự trừ tiền trong ví tài khoản trong ứng dụng nhưng tôi không đồng ý trước đó vì đang tranh chấp. (số tiền thấp, chỉ 500.000đ) 2. Ứng dụng chủ động ẩn bài đăng kinh doanh của tôi không một thông báo trong vòng 02 tháng từ thời điểm tranh chấp với tôi. Căn cứ bộ luật bảo vệ người tiêu dùng, Tôi thắc mắc tôi có được liệt vào "người tiêu dùng" trong bộ luật này không? Hay tôi nằm ở vị thế "đối tác"? Tôi cần biết rõ thông tin này để tiến hành tố cáo doanh nghiệp. Xin cảm ơn Quý luật sư.
3 Luật sư trả lời
Bạn tham gia ứng dụng cho thuê xe tự lái và phân chia lợi nhuận
với đơn vị quản lý ứng dụng nên bạn là đối tác của họ (không phải
người tiêu dùng). Các nội dung như bạn chia sẽ thường sẽ có quy định
trong hợp đồng mà bạn đã ký với đơn vị quản lý ứng dụng. Bạn nên
xem kỹ các nội dung quy định trong hợp đổng để xác định xem việc trừ
tiền hay ẩn bài kinh doanh là được phép trong thời gian giải quyết
tranh chấp hay không (đây là thỏa thuận giữa các bên).
Nếu cần bất cứ sự hỗ trợ nào, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT SƯ 24H HCMC
Luật sư Nguyễn Thị Phương
Hotline tư vấn: 0973761188
Địa chỉ văn phòng: 29 Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, TP.HCM
website: https://luatsu24h-hcmc.com
Luật sư Nguyễn Thị Phương.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, chúng tôi
xin được tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, bạn không phải là “người tiêu dùng”
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2023, thuật ngữ “người tiêu dùng” được hiểu như sau:
“Người tiêu dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, cơ
quan, tổ chức và không vì mục đích thương mại.”
Theo đó, chỉ những người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ vào
mục đích tiêu dùng và không vì mục đích thương mại (tức là không kiếm lợi nhuận
từ việc mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó) thì mới được coi là “người tiêu
dùng”.
Thứ hai, khi bạn đăng ký tham gia ứng dụng
thuê xe tự lái và đồng ý với các điều khoản & chính sách của công ty, tức
là giữa bạn và phía công ty hình thành một hợp đồng dân sự theo Điều 385 Bộ luật
Dân sự 2015. Theo đó, khi có tranh chấp xảy ra (một trong các bên thực hiện
không đúng theo như hợp đồng) thì các bên có quyền yêu cầu thương lượng, hòa giải,
trọng tài hoặc tòa án để giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp của bạn, với số tiền tranh chấp không nhiều, vì vậy chúng tôi khuyến khích các bên nên thương lượng hoặc hòa giải, để tiết kiệm thời gian và chi phí thay vì tiến hành tố tụng tại trọng tài hoặc tòa án.
Trên đây là tư vấn
của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với
chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật
TNHH T2H
Địa chỉ: G4-4A, Tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì,
thành phố Hà Nội
VP Giao dịch: Số 2 ngõ 115 đường Chiến Thắng, phường
Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tel: 02422429900 – 0989656682
E-mail: huong.le@t2h.vn - contact.t2h@t2h.vn
Trân trọng!
Luật sư Lê Thị Thu Hương.
Chào bạn, về vấn đề bạn đặt ra như trên, chúng tôi có một
số ý kiến tư vấn như sau:
Thứ nhất, căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ người quyền lợi người tiêu dùng có định
nghĩa: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ
chức và không vì mục đích thương mại”.
Bạn tham gia ứng
dụng cho thuê xe tự lái không phục vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình hay công ty của bạn
mà vì mục đích thương mại có phát sinh doanh thu, lợi nhuận. Do đó, bạn không
được xem là người tiêu dùng.
Thứ
hai, bạn tham gia ứng dụng cho thuê xe tự lái và
có sự thỏa thuận, phân chia lợi nhuận với đơn vị quản lý ứng dụng trên
cơ sở thỏa thuận, hợp đồng giữa các bên nên bạn là đối tác kinh doanh của
họ. Khi phát sinh tranh chấp, các bên sẽ dựa vào các thỏa thuận, hợp đồng đã
ký kết để giải quyết, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ nội dung đã thỏa thuận giữa bạn
và đơn vị quản lý ứng dụng để có thể giải quyết tranh chấp.
Trường hợp các
bên không thể giải quyết được tranh chấp, một trong các bên có thể khởi kiện đến
Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án để yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, quá trình tố
tụng sẽ mất rất nhiều thời gian, chi phí và công sức để thực hiện. Với số tiền
tranh chấp không quá lớn, chúng tôi khuyến khích bạn và đơn vị quản lý ứng dụng
nên thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp thay vì khởi kiện để tránh
gây thêm tổn thất cho các bên.
Trên đây
là nội dung tư vấn của Văn phòng luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu
bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực
tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận
Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư
vấn và giải đáp cụ thể.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư