Sinh viên tình nguyện đi phân luồng giao thông có phải là người đang thi hành công vụ?
Sinh viên tình nguyện đi phân luồng giao thông có phải là người đang thi hành công vụ không thưa Luật sư?
3 Luật sư trả lời
Thi hành công vụ là việc người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP định nghĩa về người thi hành công vụ như sau:
“Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.”
Ngoài ra, tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định:
“Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.”
Như vậy, trong trường hợp sinh viên tình nguyện đi phân luồng giao thông có phải là người đang thi hành công vụ hay không thì cần phải phân biệt nhiệm vụ phân luồng giao thông mà các sinh viên này đang thực hiện có được cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về phân luồng giao thông giao nhiệm vụ hay không? Trong trường hợp mà các sinh viên này được giao nhiệm vụ thì là đang thực hiện công vụ còn trong trường hợp không được cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không giao nhiệm vụ thì các sinh viên này không đang thực hiện công vụ.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí sau đó mới báo phí thuê luật sư để bạn dễ dàng quyết định!
- LUẬTSƯ.NET
- Địa chỉ: Số 11, Đường số 7, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: 1900252511
- Website: https://luậtsư.net/
- Email: tuvanmienphi@luậtsư.net
Luật sư Lê Đức Tuấn.
Chào bạn,
Vui lòng liên hệ trực tiếp với VPLS Triển Luật chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Trân trọng.
Luật sư Hồ Ngọc Hiền Thảo.
Câu trả lời không đơn giản là "có" hay "không" mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể:
Khi nào sinh viên tình nguyện được coi là người đang thi hành công vụ?
- Được giao nhiệm vụ cụ thể: Nếu sinh viên được một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (như chính quyền địa phương, trường học, đơn vị tổ chức sự kiện...) giao nhiệm vụ cụ thể về việc phân luồng giao thông, được cấp các vật dụng hỗ trợ như áo phản quang, cờ hiệu, và có sự chỉ đạo, giám sát từ cơ quan đó, thì lúc này họ được xem là đang thực hiện công vụ.
- Có sự phân công rõ ràng: Việc phân công nhiệm vụ phải được thực hiện một cách rõ ràng, có văn bản hoặc các hình thức ghi nhận khác để làm bằng chứng.
- Hoạt động trong khuôn khổ pháp luật: Các hoạt động phân luồng giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông, trật tự an toàn xã hội.
Khi nào sinh viên tình nguyện không được coi là người đang thi hành công vụ?
- Tự phát: Nếu các sinh viên tự ý tổ chức, không có sự phân công rõ ràng từ cơ quan có thẩm quyền, thì họ không được coi là người đang thi hành công vụ.
- Không có nhiệm vụ cụ thể: Nếu chỉ đơn thuần tham gia với vai trò hỗ trợ, không có nhiệm vụ cụ thể về phân luồng giao thông, thì cũng không được xem là đang thực hiện công vụ.
Vì sao cần phân biệt rõ?
- Quyền hạn và nghĩa vụ: Người đang thi hành công vụ sẽ có những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lý: Nếu xảy ra sự cố trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, người đang thi hành công vụ có thể được pháp luật bảo vệ hoặc bị truy cứu trách nhiệm pháp lý tùy theo mức độ vi phạm.
- Xử lý vi phạm: Việc phân biệt rõ sẽ giúp cơ quan chức năng có căn cứ để xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động phân luồng giao thông.
Luật sư DƯƠNG THỊ HỒNG THOA.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư