Đơn hòa giải ly hôn
Hoạt động hòa giải ly hôn mang mục đích chính là giải quyết các mâu thuẫn, hàn gắn quan hệ hôn nhân của các cặp vợ chồng. Trường hợp không thể hàn gắn quan hệ hôn nhân thì cũng giúp các bên thỏa thuận với nhau các vấn đề liên quan đến tài sản chung, quyền nuôi con,... khi giải quyết ly hôn. Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định chi tiết về trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải và kết quả hòa giải được thể hiện qua đơn hòa giải ly hôn.
Về các quy định liên quan đến hòa giải, hiện nay không có quy định cụ thể đối với trường hợp đơn phương ly hôn thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải bao nhiêu lần. Tuy nhiên, tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định một trong những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được là vụ án mà bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. Do vậy có thể hiểu trong trường hợp này, sau khi Tòa án triệu tập tham gia hòa giải lần thứ hai mà bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán có quyền tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 208.
Tuy nhiên trong thực tế, với mục đích mong muốn hàn gắn và tạo cơ hội để các bên đương sự có thời gian suy nghĩ thêm về quyết định ly hôn, Tòa án thông thường có thể tiến hành hòa giải từ 2 đến 3 lần tùy theo tính chất, mức độ của vụ án.
Nhìn chung khi hòa giải ly hôn thì biên bản về việc hòa giải phải bao gồm các nội dung chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 211 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 như sau: thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp; thành phần tham gia phiên họp; ý kiến của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự; những nội dung đã được các đương sự thống nhất, không thống nhất.
Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của họ. Trường hợp sau khi hòa giải mà các cặp đôi thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ các vấn đề có tranh chấp như phân chia tài sản, quyền và nghĩa vụ đối với con cái,...thì Tòa án lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành. Cần lưu ý trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành, nếu bên nào có thay đổi ý kiến về sự thoả thuận trên thì phải làm thành văn bản gửi cho Toà án. Hết thời hạn này, mà không có bên nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận trên thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên và quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Biên bản hòa giải, Biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 13/01/2017.
TIN LIÊN QUAN:
Dịch vụ pháp lý Ly hôn đơn phương trọn gói tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Dịch vụ pháp lý Ly hôn đơn phương trọn gói tại Hà Nội.
Mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất.
Top 10 Luật sư Ly hôn nổi tiếng và uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Danh bạ 500+ Luật sư Hôn nhân gia đình toàn quốc.
Dịch vụ pháp lý Ly hôn thuận tình nhanh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Lĩnh vực Hôn Nhân & Gia Đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư