HẬU QUẢ VIỆC CHIA SẺ TIN GIẢ - CÁCH NHẬN BIẾT
Mạng xã hội hiện là một công cụ làm việc, giải trí, nguồn thông tin trong cuộc sống, thu hút khá nhiều lượt truy cập. Bên cạnh những mặt tích cực mang lại thì việc đăng tải, chia sẻ những thông tin sai, không đúng sự thật đang là một vấn đề gây hoang mang và lo lắng cho cộng đồng.
Nhiều trường hợp việc đưa thông tin thất thiệt diễn ra một cách tràn lan với nhiều mục đích khác nhau, ẫn đến nhiều hệ luỵ không đáng có. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các trường hợp này?
Bất cứ thông tin nào nếu không phải từ những nguồn tin đáng tin cậy như báo chính thống hoặc từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có khả năng cao đó là những thông tin không chính xác, gỉa mạo hay còn gọi là fake news
Việc đăng tin của mỗi người có thể xuất phát từ những lý do khác nhau, có người vì mục đích câu view, câu like, có người vì vô tình không biết là thông tin sai, tin giả hoặc cho rằng thông tin hữu ích nên chia sẻ…
Tùy từng trường hợp, căn cứ vào mức độ vi phạm, mục đích của hành vi và hậu quả từ hành vi đó, người thực hiện việc đăng tải, chia sẻ thông tin sai có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 174/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Theo đó, người có hành vi vi phạm nêu trên có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (khoản 3, Điều 66) hoặc bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (khoản 3, Điều 64)
Nghiêm trọng hơn, người có hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 226 BLHS 2015), hoặc một số tội danh khác được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015
Vì thế I-law khuyên bạn nên sử dụng mạng xã hội một cách tích cực và an toàn, mỗi người cần trang bị kiến thức, biết chắt lọc thông tin và đặc biệt là việc đăng tải, chia sẻ. Song song đó I-Law hướng dẫn bạn 6 mẹo để nhận dạng các tin fake news
1/ Kiểm tra nguồn tin: Nếu tin của những nguồn có uy tín từ báo chính thống, thì độ tin cậy sẽ cao hơn. Bạn hãy xem địa chỉ của trang web…. Những trang có tên lạ phải hết sức lưu ý và cần kiểm tra trước khi trích dẫn tin.
2/ Không chỉ đọc tiêu đề: Độc giả thường bị các tít hấp dẫn, đôi khi lướt qua đã nghĩ thế này là đủ, bỏ qua nội dung bên trong. Fake News hay dùng thủ thuật này để dắt mũi người đọc.
3/ Kiểm tra tác giả hoặc người viết & share tin, thời gian đăng bài: Đây là việc khó nhưng với Internet và Google thì việc tìm ra tên người, chức danh, thời gian hay địa điểm được đề cập sẽ giúp kiểm chứng tin tức chính xác
4/ Kiểm tra ảnh / video: Ảnh và video có thể là thật tuy nhiên, hiện tại tình trạng cắt ghép có thể xảy ra vì thế bạn nên kiểm chứng bằng cách search để kiểm chứng
5/ Đọc và ngẫm để nhận ra sự vô lý: Khi đọc tin bạn hãy xem tính logic, sự thật có hay không, hay có thể là một tin đùa cợt….và có gì để chứng minh điều đó. Không nên vội vàng kết luận mà bị hớ hoặc nhầm lẫn
6/ Tham vấn thêm ý kiến chuyên gia : Nếu còn nghi ngờ bạn nên tham vấn thêm ý kiến từ những người thạo tin trong từng lĩnh vực, người ở tại những nơi sự việc diễn ra…
Và cuối cùng là chính bạn phải suy nghĩ thật kỹ lợi hại và sức ảnh hưởng trước khi dẫn tin. Những chia sẽ trên hi vọng sẽ giúp bạn hoạt động trong không gian mạng xã hội tích cực hơn. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp theo địa chỉ email: cskh@i-law.vn.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Lĩnh vực Hình Sự
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư