Thủ tục kết hôn với người nước ngoài chi tiết và đầy đủ nhất
1. Điều kiện kết hôn với người nước ngoài
Trước khi thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài, cần xem xét điều kiện kết hôn với người nước ngoài. Theo đó, khoản 1 Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.”
Theo đó, điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Như vậy, trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì phải đáp ứng các điều kiện kết hôn như nêu trên.
2. Thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Thẩm quyền đăng ký kết hôn thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài'.
Như vậy, Uỷ ban nhân dân cấp huyện (quận) mới có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.
3. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo Điều 30 Khoản 1 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP bao gồm:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của mỗi bên. Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 6 tháng xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người nước ngoài (giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú);
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm tú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
- Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn
- Nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.
Trên đây là một số quy định của pháp luật về việc kết hôn với người nước ngoài mới nhất.
Bạn vẫn còn thắc mắc, hay đang gặp rắc rối trong lĩnh vực hôn nhân gia đình? Hãy chọn ngay một Luật sư phù hợp và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí.
Luật sư Nhàn đưa ra tư vấn: Các điều kiện kết hôn với người ngoài.
Luật sư Phạm Thị Nhàn tốt nghiệp Đại Học Luật Tp.HCM - ngành Luật Quốc Tế (năm 2006); Khóa đào tạo Luật sư (năm 2007); Cao học Luật Kinh tế 2012. Luật sư đã có thời gian công tác tại Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương, Vingroup và nhiều công ty Luật. Luật sư có thế mạnh chuyên môn trong các lĩnh vực tố tụng tại Tòa án: Đất đai, Hôn nhân gia đình.
Năm 2020, Luật sư Phạm Thị Nhàn đã tư vấn và hỗ trợ hơn 100 vụ việc ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (chia tài sản và giành quyền nuôi con) cho các thân chủ.
TIN LIÊN QUAN:
Dịch vụ pháp lý trọn gói: TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN
Các bước chi tiết để thực hiện Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Lĩnh vực Ly hôn có yếu tố nước ngoài
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư