Lập di chúc mới có bắt buộc phải hủy di chúc cũ không?
Di chúc được lập hoàn toàn dựa vào ý chí của người
để lại di sản thừa kế. Theo đó, căn cứ Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015, người
lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người
thừa kế cũng như phân định cụ thể các phần di sản cho từng người thừa kế...
Tuy nhiên, khi lập di chúc, người lập di chúc cũng
cần phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 630 Bộ luật Dân sự để đảm bảo di
chúc có hợp pháp, có hiệu lực gồm người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong
khi lập.
Đồng thời, người này cũng không bị lừa dối, đe doạ,
cưỡng ép. Nội dung và hình thức không trái luật, riêng nội dung di chúc còn
không được trái đạo đức xã hội...
Theo Điều 640 Bộ luật Dân sự, sau khi lập di chúc,
người để lại di sản hoàn toàn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ
di chúc đã lập trước đó.
Theo khoản 3 Điều 640 Bộ luật Dân sự quy định:
“Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
1. Người lập di chúc
có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
2. Trường hợp người
lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp
luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau
thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp người
lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.”
Có thể thấy, chỉ có quy định về việc lập di chúc
mới thì di chúc cũ bị huỷ bỏ mà không có quy định yêu cầu người lập di chúc
phải thực hiện thủ tục huỷ bỏ di chúc đã lập.
Bên cạnh đó, khi một người có nhiều di chúc thì
khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự nêu rõ:
“5. Khi một
người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng
có hiệu lực.”
Như vậy, căn cứ các quy định trên, có thể khẳng
định, khi lập di chúc mới thì chỉ có di chúc mới có hiệu lực, các di chúc cũ
được lập trước đó sẽ không còn hiệu lực. Và người lập di chúc cũng không buộc
phải thực hiện thủ tục huỷ bỏ di chúc.
Trường hợp: huỷ bỏ di chúc đã được công chứng
Theo các căn cứ trên, việc huỷ bỏ di chúc không
phải thủ tục bắt buộc. Điều này cũng được quy định tại khoản 3 Điều 56 Luật
Công chứng. Việc yêu cầu huỷ bỏ di chúc sẽ được thực hiện theo nhu cầu của
người lập di chúc mà không phải quy định bắt buộc người này phải thực hiện.
Tuy nhiên, nếu di chúc trước đó đang được lưu giữ
tại tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc bắt buộc phải thông báo
cho cơ quan này biết về việc thay thế di chúc.
Về thủ tục huỷ bỏ di chúc, Luật Công chứng quy định
như sau:
Cơ quan thực hiện huỷ bỏ di chúc
Người lập di chúc có thể thực hiện thủ tục công
chứng việc huỷ bỏ di chúc ở bất cứ Văn phòng hoặc Phòng công chứng nào mà không
bắt buộc phải là Công chứng viên của Văn phòng/Phòng công chứng đã công chứng
di chúc muốn huỷ bỏ.
+ Hồ sơ cần thiết để
huỷ bỏ di chúc
Cũng giống các giao dịch, hợp đồng khác, hồ sơ
người lập di chúc cần chuẩn bị để huỷ bỏ di chúc gồm:
- Tất cả các bản di chúc đã lập được Công chứng
viên trả cho người lập di chúc (bản chính).
- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người
lập di chúc như Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu (những
giấy tờ này đều phải còn hạn sử dụng), sổ hộ khẩu, giấy tờ xác nhận quan hệ hôn
nhân (đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân)...
- Giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, sổ tiết kiệm, đăng ký xe...
- Phiếu yêu cầu công chứng.
Đồng thời với việc chuẩn bị các giấy tờ này, người
lập di chúc cũng phải xuất trình bản chính của tất cả các giấy tờ nêu trên để
Công chứng viên đối chiếu trước khi người này ký xác nhận trong Văn bản huỷ bỏ
di chúc.
+ Thời gian thực hiện
Thời hạn thực hiện huỷ bỏ việc công chứng di chúc
là 02 ngày làm việc. Nếu cần xác minh thêm các điều kiện thì Công chứng viên sẽ
kéo dài thời gian giải quyết nhưng không quá 10 ngày làm việc.
(Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật Công chứng năm 2014).
Trên đây là quy định về việc hủy di chúc theo quy
định của pháp luật.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư