NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG SAU KHI LY HÔN
Bài viết pháp luật được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Dương Hoài Vân. Luật sư Dương Hoài Vân hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Luật sư Dương Hoài Vân có 16 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Hôn nhân & Gia đình, Di chúc - Thừa kế, Dân sự, Hình sự, Lao động - Bảo hiểm xã hội, Đầu tư,...
Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Việc ly hôn có thể dẫn đến một số tranh chấp giữa hai vợ, chồng. Trong đó tranh chấp về tài sản chung rất thường xuyên xảy ra trong các vụ ly hôn.
Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình về tài sản chung của vợ chồng như sau:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ với Luật sư.
Như vậy, để có thể phân chia tài sản sau khi ly hôn thì phải xác định được tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản gì và có căn cứ nào để xác định tài sản đó có phải là tải sản chung hay không.
Căn cứ theo Điều 38 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được chia làm hai phương án:
- Hai vợ chồng tự thỏa thuận và thỏa thuận này phải được lập thành văn bản và văn bản này phải được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng.
Đối với trường hợp yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về việc việc chia tài sản chung của vợ chồng thì cần lưu ý những điểm sau đây:
Thứ nhất, về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi theo quy định của khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 nhưng sẽ lưu ý các yếu tố sau: (i)hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; (ii) công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Tuy nhiên, vợ, chồng ở nhà nội trợ vẫn được tính là lao động có thu nhập tương đương với người đi làm; (iii) bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; (iv) lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Đặc biệt, khi phân chia tài sản chung vợ chồng, Tòa án phải xem xét đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, tài sản để tự nuôi mình. Tại Khoản 4 Điều 7 Thông tu liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình cũng nêu một số ví dụ rõ ràng về việc phân chia tài sản chung theo các nguyên tắc trên như:
Ví dụ 1: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.
Ví dụ 2: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
Thứ hai, trong rất nhiều trường hợp xãy ra tranh chấp về tài sản sau ly hôn thì một bên xác định rằng tài sản tranh chấp là tài sản riêng của mình còn bên còn lại xác định tài sản này là tải sản chung và yêu cầu Tòa án chia phần tài sản này. Do đó, ta cần phải xác định chính xác phần tài sản đang tranh chấp đó là tài sản riêng hay tài sản chung. Căn cứ theo Điều 43 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và Điều 11 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định về tài sản riêng của vợ chồng thì các tài sản sau đây sẽ được coi là tài sản riêng: Quyền tài sản với đối tượng sở hữu trí tuệ; tài sản có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng; tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. Dựa theo các căn cứ này ta có thể xác định được phần tài sản tranh chấp là tài sản riêng hay tài sản chung và yêu cầu Tòa án chia theo đúng quy định pháp luật.
Trên đây là bài viết về những điểm cần lưu ý về tranh chấp tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn do V&HM Law Firm tổng hợp. Hy vọng những thông tin trên giúp ích được cho bạn.
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với V&HM Law Firm qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng.
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư