QUY ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Luật sư Phạm Thị Nhàn tốt nghiệp Đại Học Luật Tp.HCM - ngành Luật Quốc Tế (năm 2006); Khóa đào tạo Luật sư (năm 2007); Cao học Luật Kinh tế 2012. Luật sư đã có thời gian công tác tại Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương, Vingroup và nhiều công ty Luật. Luật sư có thế mạnh chuyên môn trong các lĩnh vực tố tụng tại Tòa án: Đất đai, Hôn nhân gia đình.
Năm 2020, Luật sư Phạm Thị Nhàn đã tư vấn và hỗ trợ hơn 100 vụ việc ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (chia tài sản và giành quyền nuôi con) cho các thân chủ
Hòa vào xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, quan hệ hôn nhân cũng được hình thành giữa các cá nhân có quốc tịch khác nhau hoặc cư trú tại các nước khác nhau (quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài). Đây là một quan hệ phức tạp và khá nhạy cảm bởi nó liên quan đến pháp luật của nhiều quốc gia và chính sách đối ngoại giữa các quốc gia nên việc quản lý rất được coi trọng. Tuy nhiên, hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng không tránh khỏi việc ly hôn, nếu như mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc của vợ chồng không đạt được. Dưới đây là bài viết của iLAW về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài.
1. Khái niệm
Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này. Người nước ngoài bao gồm: người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch. Người Việt Nam đang ở nước ngoài có thể là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang làm việc, xuất khẩu lao động có thời hạn tại nước ngoài.
Như vậy, ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp sau:
- Giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Giữa các bên là người nước ngoài nhưng sinh sống tại Việt Nam;
- Giữa người Việt Nam với nhau nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài..
Ngoài ra, khoản 2, 3 Điều 127 Luật này cho thấy các nhà lập pháp Việt Nam cũng tôn trọng việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật của các quốc gia khác. Theo đó, từng trường hợp cụ thể được quy định như sau:
- Hai bên là công dân Việt Nam nhưng không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn của họ được giải quyết theo pháp luật nước nơi họ thường trú.
- Nếu họ không có nơi thường trú chung thì mới giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
- Nếu vợ chồng có bất động sản thì việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
>> Xem thêm: Top 10 Luật sư Ly hôn nổi tiếng và uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Thẩm quyền
Về thẩm quyền theo cấp, Điều 35 và Điều 37 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện.
Về thẩm quyền theo lãnh thổ, căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Đối với từng trường hợp ly hôn thì thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án được quy định cụ thể như sau:
2.1. Thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài
Thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài là phải đáp ứng đủ 3 yêu cầu sau:
- Cả hai đều mong muốn ly hôn và cùng ký vào đơn ly hôn;
- Thỏa thuận được vấn đề con cái và đảm bảo quyền lợi cho con cái;
- Thỏa thuận được vấn đề tài sản khi ly hôn.
Điểm h khoản 2 điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình như sau:
Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
Như vậy, theo quy định hiện hành, thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi một trong hai bên vợ chồng có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đang cư trú hoặc làm việc.
>> Xem thêm: Danh bạ 500+ Luật sư Ly hôn toàn quốc.
2.2. Đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài
Nếu không đáp ứng đủ 3 yêu cầu trên thì trường hợp ly hôn này được Tòa án xác định là đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài. Đối với trường hợp này, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương thuộc về Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.
Như vậy, trong trường hợp giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc của bị đơn là công dân Việt Nam có thẩm quyền giải quyết.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đối với trường hợp ly hôn giữa người Việt Nam với bị đơn là người nước ngoài, nếu có yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi nguyên đơn là người Việt Nam đang cư trú, làm việc cũng có thẩm quyền giải quyết.
3. Trình tự
- Bước 1: Người xin ly hôn viết đơn xin ly hôn và gửi bộ hồ sơ xin ly hôn tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
- Bước 2: Tòa án thụ lý đơn, xem xét đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật thì ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí gửi người nộp đơn. Người nộp đơn nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án xin ly hôn và ra thông báo thụ lý vụ án gửi viện kiểm sát cùng cấp và bị đơn (người có liên quan).
- Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục pháp luật quy định.
Lưu ý: Thời gian giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài là từ 4 - 6 tháng từ ngày thụ lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì mức án phí sơ thẩm trong vụ việc ly hôn là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản; nếu có tranh chấp về tài sản, án phí được xác định theo giá trị tài sản.
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ về Ly hôn với 500+ Luật sư Ly hôn trên iLAW.
4. Hồ sơ
Để thực hiện việc ly hôn có yếu tố nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn bao gồm:
- Đơn xin ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án). Đơn xin ly hôn do bên không thường trú tại Việt Nam làm và thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự rồi chuyển về cho bên thường trú tại Việt Nam ký. Về tài sản chung và con chung hai bên có thể tự thỏa thuận giải quyết hay yêu cầu tòa giải quyết và ghi rõ trong đơn xin ly hôn;
- Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; Hộ khẩu (bản sao chứng thực).
- Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con).
- Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
- Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có)
Lưu ý: Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự Giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn tại Tòa.
Với bài viết trên, iLAW tin rằng bạn đã có những thông tin cơ bản về các quy định liên quan đến ly hôn có yếu tố nước ngoài. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với iLAW theo các chỉ dẫn trên website này.
Luật sư Phạm Thị Nhàn tư vấn: Quy định mới nhất về ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.
Luật sư Phạm Thị Nhàn tốt nghiệp Đại Học Luật Tp.HCM - ngành Luật Quốc Tế (năm 2006); Khóa đào tạo Luật sư (năm 2007); Cao học Luật Kinh tế 2012. Luật sư đã có thời gian công tác tại Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương, Vingroup và nhiều công ty Luật. Luật sư có thế mạnh chuyên môn trong các lĩnh vực tố tụng tại Tòa án: Đất đai, Hôn nhân gia đình.
Năm 2020, Luật sư Phạm Thị Nhàn đã tư vấn và hỗ trợ hơn 100 vụ việc ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (chia tài sản và giành quyền nuôi con) cho các thân chủ.
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Thanh Thanh tư vấn: Quy định mới nhất về ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.
Luật sư Nguyễn Thanh Thanh có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Tranh tụng, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Lao động, Kinh doanh, Thương mại.
Luật sư Nguyễn Thanh Thanh hiện là Luật sư điều hành của TP Law Firm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và tham gia tranh tụng, Luật sư Thanh đã giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách xuất sắc.
HỎI: MUỐN LY HÔN VỚI CHỒNG MANG QUỐC TỊCH LÀO THÌ PHẢI LÀM SAO?
Chào luật sư. Vợ chồng em kết hôn với nhau đã hơn 3 năm và hiện đang có 1 con trai 2 tuổi. Đã có giấy đăng ký kết hôn tại Việt Nam nhưng chưa có thủ tục ở bên Lào. Vì đã qua thời gian dài mà nhà chồng có vẻ như k có ý định rước dâu nữa. Chồng em cũng có cặp bồ bên ngoài nên em quyết định về Việt từ hồi tháng 5 năm 2019 đến nay để đi học tiếp đại học. Chồng và gia đình chồng cũng ít khi hỏi thăm con cháu hầu như chỉ em gọi thì họ nghe và chồng không chu cấp cho vợ con kể từ khi em về Việt. Lúc đầu cả hai đều đồng ý ly hôn nhưng giờ anh ấy đổi ý nên em muốn ly hôn đơn phương do không còn tình cảm và anh cũng không có điều kiện châm sóc và nuôi con. Vậy thủ tục và chi phí có đắt không và kéo dài khoảng bao lâu ạ? Em xin cảm ơn! |
1. Luật sư DƯƠNG HOÀI VÂN tư vấn về thủ tục ly hôn với chồng quốc tịch Lào:
Chào bạn, căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:
Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
Về thẩm quyền theo cấp, Điều 35, Điều 37 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Đối với từng trường hợp ly hôn thì thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án được quy định cụ thể như sau:
Đối với trường hợp đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương thuộc về Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.
Như vậy, trong trường hợp giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc của bị đơn là công dân Việt Nam có thẩm quyền giải quyết.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đối với trường hợp ly hôn giữa người Việt Nam với bị đơn là người nước ngoài, nếu có yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi nguyên đơn là người Việt Nam đang cư trú, làm việc cũng có thẩm quyền giải quyết.
Trong trường hợp của bạn, bạn có thể gửi đơn xin ly hôn lên Toàn án nhân dân cấp Tỉnh nơi bạn đang cư trú, làm việc.
Đối với trường hợp giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thì sau khi nhận đầy đủ hồ sơ khởi kiện của nguyên đơn, Tòa án phải gửi thông báo thụ lý vụ án, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (sau đây gọi chung là phiên họp hòa giải), mở lại phiên họp hòa giải, mở phiên tòa và mở lại phiên tòa trong văn bản thông báo thụ lý vụ án cho đương sự ở nước ngoài.
Điều 476 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn mở phiên tòa, phiên họp hòa giải như sau:
“a. Phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên họp hòa giải (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp hòa giải chậm nhất là 01 tháng;
b. Phiên tòa phải được mở sớm nhất là 09 tháng và chậm nhất là 12 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên tòa (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên tòa chậm nhất là 01 tháng.”
Thời gian trên còn chưa xác nhận đến thủ tục ủy thác tư pháp, thời hạn xem xét giấy tờ, văn bản cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, thời hạn xét xử giải quyết vụ án dân sự… Hiện nay, không có quy định cụ thể về thời gian thực hiện việc ủy thác tư pháp, việc thực hiện ủy thác tư pháp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa lý, các điều ước quốc tế liên quan. Do vậy, bạn nên trao đổi trực tiếp với phía TAND để biết thêm thông tin và phương thức ủy thác tống đạt giấy tờ cho người chồng.
TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với tôi qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P. Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng./
2. Luật sư NGUYỄN SƠN TRUNG tư vấn về thủ tục ly hôn với chồng quốc tịch Lào.
Chào bạn!
Thủ tục đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài là một thủ tục tương đối phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí vì phải đang báo, lấy lời khai qua cơ quan lãnh sự việt nam tại nước ngoài...vì vậy khó có thể khẳng định được thơi gian và chi phí là bao lâu. Bạn hãy liên hệ trực tiếp với tôi để được hướng dẫn chi tiết và cụ thể ban nhé.
HỎI: MUỐN LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG NHANH NHẤT VỚI CHỒNG CANADA THÌ PHẢI LÀM SAO?
Chào luật sư. Hiện tại chồng em là người Việt mang quốc tịch Canada, năm 2014 chúng em qua Thái Lan đăng kí kết hôn và có ghi chú kết hôn ở Việt Nam. Sau đó, chồng em trở về Canada và sống chung với người phụ nữ khác, em yêu cầu ly hôn, chồng em đồng ý và đã nói đã gửi giấy tờ về Việt Nam cho em kí. Nhưng hiện tại em vẫn chưa nhận được giấy tờ nào của Tòa án Canada gửi về, nên em muốn đơn phương ly hôn. Em và anh ấy không có con chung và tài sản, luật sư có thể tư vấn giúp em có thể đơn phương ly hôn ở Việt Nam nhanh nhất không? Em cảm ơn anh/ chị. |
1. Luật sư THÁI THỊ DIỄM TRÚC tư vấn ly hôn đơn phương nhanh nhất với chồng CANADA:
Chào bạn.
Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho iLAW chúng tôi.
Luật sư xin trả lời câu hỏi bạn như sau:
Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng có quy định
Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Căn cứ theo quy định pháp luật và trường hợp của bạn thì bạn vẫn có thể ly hôn vắng mặt chồng bạn tại Việt Nam với điều kiện là:
Tất cả các giấy tờ tố tụng từ phía bên chồng bạn đều phải có chử ký của chồng bạn và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền tại Canada.
Nếu cần được hỗ trợ về thủ tục ly hôn hãy gọi cho chúng tôi,
Trân trọng.
Luật sư: Thái Thị Diễm Trúc.
2. Luật sư NGUYỄN ĐỨC BIÊN tư vấn ly hôn đơn phương nhanh nhất với chồng CANADA:
Đối với trường hợp này luật sư tư vấn như sau:
Căn cứ vào Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu ly hôn năm 2014 thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn, và thủ tục cụ thể như sau:
Bước 1: bạn nộp đơn yêu cầu ly hôn ra tòa án nhân dân cấp tỉnh, kèm theo đơn khởi kiện bạn phải nộp cùng các chứng cứ chứng minh như giấy đăng ký kết hôn, CMND, hộ khẩu.
Bước 2: sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ trong thời gian 7 ngày, tòa án sẽ kiểm tra đơn nếu thấy đầy đủ thì tòa ra thông báo tạm ứng án phí
Bước 3: nộp tiền tạm ứng án phí, nộp biên lai lại cho tòa và tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo quy định chung.
Bước 4: sau khi tòa thụ lý, tòa án sẽ tiến hành triệu tập các đương sự và mở phiên hòa giải, nếu trong trường hợp hòa giải không thành tòa sẽ mở phiên tòa xét xử, tuy nhiên trong trường hợp này, do chồng bạn đang ở Canada nên tòa sẽ phải tiến hành việc ủy thác tư pháp, nên thời gian có thể kéo dài do việc giải quyết còn phải phụ thuộc thời gian ủy thác tư pháp nhanh hay chậm.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của luật sư! Trân trọng.
Luật sư Nguyễn Đức Biên
3. Luật sư THÁI BÌNH DƯƠNG tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất với chồng CANADA:
Chào bạn
Vụ việc của bạn là ly hôn có yếu tố nước ngoài, vì vậy thẩm quyền sẽ thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn đang cư trú. Trong trường hợp này muốn nhanh gọn thì bạn nên liên lạc với chồng để phối hợp với nhau, có như vậy mới giải quyết nhanh chóng được. Hồ sơ thủ tục thì nhiều nên tôi không có thời gian nói hết trên đây được. Nếu cần biết bạn hãy liên hệ qua tổng đài tôi sẽ hướng dẫn miễn phí cho.
Thân ái!
TIN LIÊN QUAN
Dịch vụ pháp lý trọn gói: Ly hôn thuận tình
Danh bạ Luật sư Hôn nhân gia đình
Lĩnh vực Ly hôn có yếu tố nước ngoài
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư