Quy định mới về mức tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
Sau ly hôn, cha mẹ có trách nghiệm về việc nuôi dưỡng con. Vì thế, mức tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là vấn đề được nhiều cặp vợ chồng quan tâm khi ly hôn. Để được tư vấn về mức cấp dưỡng này, mời bạn cùng đến với thông tin sau từ Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Pháp Lý Thông Minh.
Cấp dưỡng nuôi con ở mức nào trong quy định mới?
Tư vấn về mức cấp dưỡng cho con khi ly hôn?
Quy định về mức cấp dưỡng nuôi con tại Việt Nam thay đổi theo từng thời kỳ. Nhưng cơ bản, nguyên tắc vẫn là tự nguyện thỏa thuận về nghĩa vụ cấp dưỡng. Khi không thỏa thuận thành công, Tòa án sẽ phán quyết.
Nếu thỏa thuận mức cấp dưỡng nuôi con không thành công, Tòa án sẽ đưa ra phán quyết
Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về cấp dưỡng nuôi con:“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Dân sự và các luật khác có liên quan.”Như vậy, trợ cấp cho con là quyền lợi và lợi ích hợp pháp của con. Nếu bên nuôi con đủ khả năng, điều kiện và không yêu cầu cấp dưỡng một cách tự nguyện thì Tòa án sẽ không yêu cầu bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
Tiền trợ cấp sẽ được tòa án căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng được quy định tại Khoản 1, Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“1. Mức cấp dưỡng nuôi con do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”Nếu mức cấp dưỡng vượt quá khả năng, người cấp dưỡng có quyền yêu cầu xem xét lại mức cấp dưỡng này với Tòa án.
Các câu hỏi thường gặp về việc cấp dưỡng nuôi con
Trong quá trình cấp dưỡng nuôi con sau khi đã ly hôn, chắc chắn cha hoặc mẹ sẽ gặp một số băn khoăn nhất định. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và thông tin giải đáp. Mời bạn cùng tham khảo.
Làm thế nào khi chồng không tự giác cấp dưỡng cho con sau ly hôn?
Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể căn cứ Khoản 1, Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con:
“1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”Nếu chồng bạn trốn tránh hoặc không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đã có bản án, quyết định của Tòa án thì bạn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi mà chồng cũ bạn cư trú và buộc chồng bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Bạn được quyền yêu cầu chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con
“Điều 52. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;”
Yêu cầu chồng cấp dưỡng một lần sau ly hôn có được không?
Pháp luật quy định, ai là người không trực tiếp nuôi dưỡng con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo phương thức định kỳ do các bên thỏa thuận. Quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu rõ như sau:“Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Như vậy, bạn có quyền thỏa thuận với chồng cấp dưỡng nuôi con một lần sau ly hôn. Nếu thỏa thuận không được, bạn được yêu cầu Tòa án giải quyết với các lý do chính đáng của mình.
Định kỳ cấp dưỡng sẽ được thỏa thuận giữa hai bên
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn như thế nào?
Nhiều trường hợp sống như vợ chồng và có con chung, khi quyết định chấm dứt mối quan hệ thì quyền nuôi con sẽ được căn cứ theo Điều 14 và 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”
“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hônNhư vậy, dù không đăng ký kết hôn nhưng bạn phải thực hiện “quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con” theo quy định của Điều 15.
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”
Cha mẹ có quyền, nghĩa vụ với con khi không đăng ký kết hôn
Quyền nuôi con khi vợ, chồng cũ qua đời
Theo quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha, mẹ có quyền cũng như nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Như vậy, với quy định trên, sau khi vợ hoặc chồng cũ mất, bạn sẽ là người có quyền và nghĩa vụ được trực tiếp nuôi con. Trường hợp bạn đã có vợ, chồng mới thì vẫn không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ này.
Luật sư Phạm Thị Nhàn chia sẻ những kiến thức nhất định cần phải biết về cấp dưỡng sau khi ly hôn.
Luật sư Phạm Thị Nhàn tốt nghiệp Đại Học Luật Tp.HCM - ngành Luật Quốc Tế (năm 2006); Khóa đào tạo Luật sư (năm 2007); Cao học Luật Kinh tế 2012. Luật sư đã có thời gian công tác tại Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương, Vingroup và nhiều công ty Luật. Luật sư có thế mạnh chuyên môn trong các lĩnh vực tố tụng tại Tòa án: Đất đai, Hôn nhân gia đình.
Năm 2020, Luật sư Phạm Thị Nhàn đã tư vấn và hỗ trợ hơn 100 vụ việc ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (chia tài sản và giành quyền nuôi con) cho các thân chủ.
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Thanh Thanh tư vấn về quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Luật sư Nguyễn Thanh Thanh có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Tranh tụng, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Lao động, Kinh doanh, Thương mại.
Luật sư Nguyễn Thanh Thanh hiện là Luật sư điều hành của TP Law Firm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và tham gia tranh tụng, Luật sư Thanh đã giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách xuất sắc.
Bên trên là những thông tin về quy định mới cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Nếu muốn được tư vấn giành quyền nuôi con và các vấn đề khác liên quan đến việc trợ cấp cho con sau ly hôn, bạn có thể gọi đến hotline (028) 7303 2868 để được Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Pháp Lý Thông Minh hỗ trợ nhanh chóng.
Lĩnh vực Giành quyền nuôi con
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư