Quy định về việc tham gia nghĩa vụ quân sự đối với người cận thị
Người bị cận thị ở mức độ nào thì được miễn nghĩa vụ quân sự ?
Theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tiêu chuẩn về sức khỏe để được đi nghĩa vụ quân sự như sau:
“c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.”
Đối với việc phân loại sức khỏe, Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP phân loại như sau:
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Theo đó 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm: thể lực; mắt; răng, hàm, mặt; tai, mũi, họng; nội khoa; tâm thần kinh; ngoại khoa; da liễu. Chi tiết cách xác định điểm cho từng chỉ tiêu được quy định tại Phụ lục I Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP
Như vậy, trong trường hợp người có sức khỏe xếp loại 3 và bị tật khúc xạ về mắt theo quy định thì thuộc trường hợp không gọi nhập ngũ. Tuy nhiên các đối tượng này vẫn phải thực hiện việc kiểm tra, khám sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự theo giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ, và chỉ thuộc trường hợp không gọi nhập ngũ sau khi có kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
Trường hợp không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. (Khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP).
TIN LIÊN QUAN:
Lĩnh vực Hành Chính
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư